Giáo án môn Vật lí 12 - Bài 27: Các loại quang phổ

Bài 27: CÁC LOẠI QUANG PHỔ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo và công dụng của một máy quang phổ lăng kính.

- Mô tả được quang phổ liên tục, quảng phổ vạch hấp thụ và hấp xạ và hấp thụ là gì và đặc điểm chính của mối loại quang phổ này.

2. Kĩ năng: Liên hệ thực tế

3. Thái độ: Tích cực, chủ động, làm việc khoa học

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:

- Cho HS xem máy và quan sát một vài quang phổ và quan sát một vài cỗ máy

2. Học sinh:

- Ôn lại bài Tán sắc ánh sáng

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1930Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 12 - Bài 27: Các loại quang phổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ( PPCT):44
Ngày soạn: / / 2016
Lớp dạy: 12A1. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016.Sỹ số:  .Vắng:
Lớp dạy: 12A2. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016. Sỹ số: . Vắng:
Lớp dạy: 12A3. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016. Sỹ số:  Vắng:
Lớp dạy: 12A4. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016. Sỹ số:  Vắng:
Bài 27: CÁC LOẠI QUANG PHỔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Mô tả được cấu tạo và công dụng của một máy quang phổ lăng kính.
- Mô tả được quang phổ liên tục, quảng phổ vạch hấp thụ và hấp xạ và hấp thụ là gì và đặc điểm chính của mối loại quang phổ này.
2. Kĩ năng: Liên hệ thực tế
3. Thái độ: Tích cực, chủ động, làm việc khoa học
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 
- Cho HS xem máy và quan sát một vài quang phổ và quan sát một vài cỗ máy 
2. Học sinh: 
- Ôn lại bài Tán sắc ánh sáng
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
Hoạt động 1:Tìm hiểu máy quang phổ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
GV: Một chùm sáng có thể có nhiều thành phần đơn sắc (ánh sáng trắng ) ® để phân tích chùm sáng thành những thành phần đơn sắc ® máy quang phổ.
- Vẽ cấu tạo của máy quang phổ theo từng phần 
F
L1
L2
K
P
GV: Khi chiếu chùm sáng vào khe F ® sau khi qua ống chuẩn trục sẽ cho
chùm sáng như thế nào?
GV: Tác dụng của hệ tán sắc là gì?
HS: Phân tán chùm sáng song song thành những thành phần đơn sắc song song.
GV: Tác dụng của buồng tối là gì?
(1 chùm tia song song đến TKHT sẽ hội tụ tại tiêu diện của TKHT – K. Các thành phần đơn sắc đến buồng tối là song song với nhau ® các thành phần đơn sắc sẽ hội tụ trên K ® 1 vạch quang phổ
I. Máy quang phổ
- Là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
- Gồm 3 bộ phận chính:
1. Ống chuẩn trực
- Gồm TKHT L1, khe hẹp F đặt tại tiêu điểm chính của L1.
- Tạo ra chùm song song.
2. Hệ tán sắc
- Gồm 1 (hoặc 2, 3) lăng kính.
- Phân tán chùm sáng thành những thành phần đơn sắc, song song.
3. Buồng tối
- Là một hộp kín, gồm TKHT L2, tấm phim ảnh K (hoặc kính ảnh) đặt ở mặt phẳng tiêu của L2.
- Hứng ảnh của các thành phần đơn sắc khi qua lăng kính P: vạch quang phổ.
- Tập hợp các vạch quang phổ chụp được làm thành quang phổ của nguồn F.
Hoạt động 2:Nghiên cứu quang phổ phát xạ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
GV: Mọi chất rắn, lóng, khí được nung nóng đến nhiệt độ cao đều phát ra ánh sáng ® quang phổ do các chất đó phát ra gọi là quang phổ phát xạ ® quang phổ phát xạ là gì?Để khảo sát quang phổ của một chất ta làm như thế nào?
HS: HS đọc Sgk và thảo luận để trả lời câu hỏi.
GV: Quang phổ phát xạ có thể chia làm hai loại: quang phổ liên tục và quang phổ vạch.
- Cho HS quan sát quang phổ liên tục ® Quang phổ liên tục là quang phổ như thế nào và do những vật nào phát ra?
HS: - HS đọc Sgk và thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Cho HS xem quang phổ vạch phát xạ hoặc hấp thụ ® quang phổ vạch là quang phổ như thế nào?
II. Quang phổ phát xạ
- Quang phổ phát xạ của một chất là quang phổ của ánh sáng do chất đó phát ra, khi được nung nóng đến nhiệt độ cao.
- Có thể chia thành 2 loại:
a. Quang phổ liên tục
- Là quang phổ mà trên đó không có vạch quang phổ, và chỉ gồm một dải có màu thay đổi một cách liên tục.
- Do mọi chất rắn, lỏng, khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
b. Quang phổ vạch
- Là quang phổ chỉ chứa những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
- Do các chất khí ở áp suất thấp khi bị kích thích phát ra.
- Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau (số lượng các vạch, vị trí và độ sáng các vạch), đặc trưng cho nguyên tố đó.
Hoạt động 3:Nghiên cứu quang phổ hấp thụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
GV: Trình bày định nghĩa về quang phổ hấp thụ.
HS: Lắng nghe và ghi nhận.
GV: Treo hình vẽ và trình bày cách tạo ra quang phổ hấp thụ.
HS: Lắng nghe và lịnh hội kiến thức.
GV: Qua thí nghiệm hãy cho biết điều kiện để có quang phổ hấp thụ.
HS: Tại chỗ trả lời.
GV: Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của hs.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
III- QUANG PHỔ HẤP THỤ
* Định nghĩa: QP có dạng những vạch tối nằm trên một nền sáng liên tục. Gọi là quang phổ hấp thụ.
* Các tạo ra quang phổ vạch hấp thụ.
- Chiếu chùm ánh sáng trắng từ ngọn đèn dây tóc vào khe hẹp của máy quang phổ, trên kính ảnh thu được một quang phổ liên tục.
- Nếu trên đường đi của nó đặt một đèn hơi natri nóng sáng trước khi chùm sáng chiếu đến khe hẹp của máy quang phổ, thì trên quang phổ liên tục xuất hiện một vạch tối ở đúng vị trí của vạch màu vàng của quang phổ phát xạ natri. Đó là quang phổ hấp thụ của natri. 
- Nếu ta thay đèn hơi natri bằng đèn hơi kali, thì trên quang phổ liên tục xuất hiện các vạch tối ở đúng chỗ các vạch màu của qung phổ phát xạ kali.
* Điều kiện : 
Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụh phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát sáng ra quang phổ liên tục.
4. Củng cố 
- GV: Hệ thống nội dung bài giảng (theo câu hỏi 1,2,3 (sgk- 125) 
- HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
5.Hướng dẫn về nhà:
GV: Yêu cầu hs về nhà:
- Học phần ghi nhớ sgk – 136. 
- Làm bài tập số 4, 5,6 (sgk – 137) và bài tập số 26.1 đến bài 26.7(sbt – 42,43). Đọc trước bài tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
HS: Lắng nghe và nhận nhiệm vụ học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 44.doc