Giáo án môn Vật lí lớp 7 - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Bài 22:Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.

Tuần:

Tiết:

Ngày dạy : Lớp:

I.Mục tiêu

1.Kiến thức:

_ Nêu được dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

_ Kể được một số ( từ 5 trở lên) dụng cụ, thiết bị sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

_ Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn: pin, điôt, của bút thử điện

2. Kỹ năng:

_ Học sinh kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với ba loại đèn.

3. Thái độ:

_ Hợp tác với các bạn trong nhóm.

_ Cẩn thận khi làm thí nghiệm.

_ Tích cực phát biểu.

 

docx 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 7 - Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22:Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
Tuần:
Tiết:
Ngày dạy : Lớp:
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
_ Nêu được dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng..
_ Kể được một số ( từ 5 trở lên) dụng cụ, thiết bị sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
_ Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn: pin, điôt, của bút thử điện
2. Kỹ năng:
_ Học sinh kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với ba loại đèn.
3. Thái độ:
_ Hợp tác với các bạn trong nhóm.
_ Cẩn thận khi làm thí nghiệm.
_ Tích cực phát biểu. 
II. Chuẩn bị.
1.Giáo viên:
_ Một acqui 12V ( hoặc một bộ chỉnh lưu hạ thế).
_ 5 dây nối có vỏ bọc cách điện, dài khoảng 40cm
_ Một công tắc. Một đoạn dây sắt mảnh dài khoảng 30cm đến 35cm
_ 3 đến 5 mảnh giấy nhỏ( cắt từ giấy lau tay).
_ Một số cầu chì thật.
2.Học sinh:
_ Hai pin 1.5V, với đế lấp hai pin nối tiếp.
_ Một bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn. Một công tắc..
_ 5 đoạn dây nối mỗi đoạn dài khoảng 30cm.
_ Một bút thủ điện với bóng đèn có hai đầu dây bên trong tách rời nhau.
_ Một đèn điốt phát quang ( đèn LED) có lắp thêm điện trở bảo vệ.
_ Học thuộc ghi nhớ bài 21
_ Xem trước bài 22.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Giáo viên
Học sinh
-Sơ đồ mạch điện là gì?
-Nêu qui ước về chiều dòng điện?
-Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
-Chiều của dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
2.Giảng kiến thức mới.(34 phút)
Giáo viên
Học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập.
-Khi có dòng điện trong mạch, ta không thể nhìn thấy các điện tích hay electron dịch chuyển.
Nhưng ta có thể quan sát các tác dụng do dòng điện gây ra để nhận biết sự tồn tại của nó.
Trong bài hôm nay chúng ta lần lượt tìm hiểu về các tác dụng đó.
Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
Hoạt động 2:Tìm hiểu phần I: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN(15 phút)
Câu C1:Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
Câu C2: Mời 1 học sinh đọc câu C2
-Giới thiệu sơ đồ mạch điện
-Điều khiển học sinh xếp thành 4 nhóm.
-Phát dụng cụ thí nghiệm cho từng nhóm.
-Đi quan sát từng nhóm
-Nhận xét và đưa ra kết luận
Câu C3:
-Giới thiệu dụng cụ và bố trí thí nghiệm như hình 22.2.
-Tiến hành làm thí nghiệm.
-Sau đó mời một học sinh đứng lên trả lời các ý trong câu C3.
-Nhận xét và kết luận.
Câu C4:
-Mời một học sinh đứng lên đọc và trả lời.
-Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Câu C1:Một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua là: bàn ủi, nồi 
Học sinh đọc câu C2
-Xếp thành từng nhóm
-Nhận dụng sơ đồ mạch điện
-Thực hành thí nghiệm
-Sau đó đại diện mỗi nhóm đứng lên trả lời các ý trong câu C2 theo yêu cầu của giáo viên.
Câu C2:
a)Bóng đèn nóng lên. Nhận biết bằng cách chạm tay vào bóng đèn hoặc để tay xác bóng đèn.
b) Dây tóc bóng đèn là bộ phận nóng nhất và phát sáng khi có dòng điện chạy qua.
c) Dây tóc bóng đèn thường được làm bằng Vonfam để không bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của nó rất cao là 3370oC.
Kết luận: Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua._Học sinh ghi kết luận vào tập
-Tập trung quan sát thí nghiệm.
-Học sinh đứng lên trả lời các ý trong câu C3 và điền vào phần kết luận theo yêu cầu của giáo viên.
Câu C3:
a) Các mảnh giấy có vệt đen hoặc bị cháy.
b) Dòng điện đã gây ra tác dụng nhiệt với dây sắt.
Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.
Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
_Học sinh ghi kết luận vào tập.
Câu C4:
_Một học sinh đứng lên đọc và trả lời câu C4 theo yêu cầu của giáo viên. 
Câu C4:Cầu chì bị đứt và mạch điện bị ngắt.
I.Tác dụng nhiệt
Kết luận: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường,đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
Hoạt động 3:Tìm hiểu phần II:TÁC DỤNG PHÁT SÁNG(13 phút)
_-GV giới thiệu 1 số bóng đèn điện hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện: đèn dây tóc, đèn neon, đèn huỳnh quangTrước hết chúng ta tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện thông qua bóng đèn của bút thử điện.
-Câu C5:Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C5.
-Nhận xét câu trả lời.
-Câu C6: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C6, sau đó điền vào phần kết luận.
-Nhận xét câu trả lời và kết luận.
-Mời một học sinh đọc phần 2 của II.
-Cầm đèn điôt phát quang cho cả lớp quan sát và thực hiện các yêu cầu trong bài.
Câu C7:Mời một học sinh đứng lên đọc và trả lời câu C7.
-Nhận xét câu trả lời của học sinh,
-Ghi kết luận lên bảng.
-Học sinh đứng lên đọc và trả lời câu C5 theo yêu cầu của giáo viên.
-Câu C5: Hai đầu dây bên trong của bóng đèn bị tách nhau ra.
-Học sinh đứng lên đọc và trả lời câu C6, sau đó điền vào phần kết luận theo yêu cầu của giáo viên.
Câu C6: Đèn của bút thử điện phát sáng do chất khí ở giữa hai đầu dây bên trong đèn phát sáng.
Kết luận:Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này nóng lên.
-Học sinh đọc phần 2 của II.
-Quan sát đèn điôt phát quang và trả lời các ý trong bài .
-Một học sinh đứng lên đọc và trả lời câu C7 theo yêu cầu của giáo viên.
Câu C7: Khi đèn phát sáng thì cực dương của pin được nối với bản kim loại nhỏ hơn và cực âm của pin được nối với bản kim loại to hơn. 
Kết luận:Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều nhất định và khi đó đèn phát sáng
II.Tác dụng phát sáng
1.Bóng đèn thử điện.
2.Đèn điôt phát quang(đèn LED).
Kết luận: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao.
Hoạt động 4:VẬN DỤNG( 5 phút)
Câu C8:
-Mời một học sinh đọc và lời câu C8.
-Nhận xét câu trả lời.
Câu C9:
-Mời một học sinh đọc và lời câu C9.
-Nhận xét câu trả lời.
-Một học sinh đọc và lời câu C8.
 Câu C8:E.Không có trường hợp nào.
-Một học sinh đọc và lời câu C9.
Câu C9:Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với bản cực A của pin, đóng công tắc, nếu đèn sáng thì A là cực dương, B là cực âm. Và ngược lại.
III-Vận dụng
3-Củng cố – tổng kết (4phút) 
Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4-Hướng dẫn học sinh về nhà (2phút) 
Học sinh học thuộc lòng nội dung ghi nhớ.
Bài tập về nhà: Bài tập 22.1 và 22.2.
 Bình Dương, ngày tháng năm 2017
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 22 Tac dung nhiet va tac dung phat sang cua dong dien_12259547.docx