Giáo án môn Vật lý 6 - Bài 1, 2: Đo độ dài

1/.MỤC TIÊU :

1.1.Về kiến thức:

§ Hđ 1:Biết xác định giới hạn đo (GHĐ) , độ chia nhỏ nhất (ĐCNN)của dụng cụ đo.

§ Hđ 2:Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo .

§ HĐ 4,5:Biết vận dụng cách đo độ dài vào làm bài tập

1.2. Về kĩ năng:

Hđ1, 2 :Rèn luyện được các kỹ năng sau đây :

§ Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo .

§ Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

§ Hđ 4,5: Tính giá trị trung bình các kết quả đo .

1.3. Về thái độ

§ Hđ 1,2,3,4,5:Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Bài 1, 2: Đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy:1 - Tiết 1
 Bài 1-2 : ĐO ĐỘ DÀI
Ngày dạy:26/8/2015
1/.MỤC TIÊU :
1.1.Về kiến thức:
Hđ 1:Biết xác định giới hạn đo (GHĐ) , độ chia nhỏ nhất (ĐCNN)của dụng cụ đo.
Hđ 2:Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo .
HĐ 4,5:Biết vận dụng cách đo độ dài vào làm bài tập
1.2. Về kĩ năng: 
Hđ1, 2 :Rèn luyện được các kỹ năng sau đây :
Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo .
Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
Hđ 4,5: Tính giá trị trung bình các kết quả đo .
1.3. Về thái độ
Hđ 1,2,3,4,5:Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
2/.NỘI DUNG HỌC TẬP:
HS Biết sử dụng các loại thước để đo độ dài .
3/.CHUẨN BỊ :
3.1.Gv:
Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20 cm và ĐCNN là 2mm , tranh vẽ to bảng 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”.
3.2. HS :
Một thước kẻcó ĐCNN đến mm.
Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm.
Chép sẵn ra giấy (hoặc vở ) ảnh 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài” ( Có ghi rõ họ tên HS )
4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/.Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’)
6A1:
6A2:
6A3:
6A4:
6A5:
 4.2/.Kiểm tra miệng : (1’)
 Kiểm tra trong các hoạt động
4.3/.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1:Tìm hiểu 1 số dụng cụ đo độ dài: (5’)
Gv: Cho HS xem SGK và yêu cầu HS trả lời lại câu C4
Hs: trả lời C4
Gv: Hã cho biết sự khac nhau giữa các loại thước trên?
Hs: Khác nhau về hình dạng và cơng dụng.
Gv:GHĐ của 1 thước là gì ?, ĐCNN của 1 thước là gì ?
GV gọi HS khác nêu nhận xét và ghi điểm đạt được của HS qua các câu trả lời.
Gv: Cho HS xem SGK và yêu cầu HS trả lời lại câu C6,C7.
GV gọi HS khác nêu nhận xét và ghi điểm đạt được của HS qua các câu trả lời.
Hoạt động 2 : Thảo luận về cách đo độ dài : (15’)
Gv:Cho HS thảo luận trong nhóm để đi đến trả lời câu C1 đến C5 
+ Đối với câu C1:Sau khi gọi 1 vài nhóm trả lời , GV nên đánh giá kết quả ước lượng độ dài đối với từng vật của các nhóm 
+ Đối với câu C2:HS thường chọn đúng dụng cụ đo .
Gv:Dùng thước dây hoặc thước kẻ đều có thể đo được chiều dài bàn học , cũng như đo được bề dày cuốn SGK vật lý , tại sao em không chọn ngược lại : tức là dùng thước kẻ để đo chiều dài bàn học và dùng thước dây để đo bề dày cuốn SGK ? .(Nếu chọn ngược lại , kết quả đo không chính xác )
+ Đối với câu C3: có thể xảy ra trường hợp đo khác như sau : đặt đầu thứ nhất của chiều dài cần đo trùng với một vạch khác vạch số 0 của thước và độ dài đo được lấy bằng hiệu của 2 giá trị tương ứng với 2 đầu của chiều dài cần đo .Cách đo chỉ nên sử dụng khi đầu thước bị gãy hoặc khi vạch số 0 bị mờ .Như vậy cần thống nhất câu trả lời là cần đặt thước sao cho một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
+ Đối với câu C4 : Em cần đặt mắt như thế nào để đọc kết quả đo ?
+ Đối với câu C5 : Nên sử dụng hình minh hoạ 3 trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia (gần sau 1 vạch chia , giữa 2 vạch chia và gần trước vạch chia tiếp theo của thước ) để thống nhất cách đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật .
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS rút ra kết luận(5’)
Gv:Qua phần thảo luận , gọi HS trong nhóm nêu phần kết luận .
C6 : GV gọi HS chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây .(HS làm việc cá nhân )
* Hoạt động 5 :Vận dụng (10’’)
Gv; cho hs trả lời các câu C
C7: Cho HS xem hình 2.1 (SGK) , hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì 
C8: Cho HS xem hình 2.2 (SGK) , hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đọc kết quả đo 
a/.Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải. 
b/.Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
a/.Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật .
C9 : Quan sát kỹ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng :
C10 : Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó , độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó (xem hình 2.4)
GV:Hãy kiểm tra lại xem có đúng không
GV mời 2 HS lên bảng và dùng thước dây để kiểm tra lại .
GV giới thiệu phần :
* Có thể em chưa biết :
- Inh(inch)và dặm (mile )là đơn vị đo độdài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh
1 inh=2,54 cm.Một đốt ngón tay người lớn có chiều dài khoảng 1 inh . dặm (mile )= 1.6Km.Hải lí = 1850m
Tivi 21 inh có nghĩa là đường chéo của màn hình dài 21 inh =53,3 cm
Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ , người ta không dùng đơn vị mét hoặc Km , mà dùng đơn vị : năm ánh sáng(1n.a.s) @ 9461 tỉ Km
I.Đo độ dài:
1.Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
Câu C4: -Thợ mộc :dùng thước dây (thước cuộn)
 - Học sinh : dùng thước kẻ .
 - Người bán vải : dùng thước mét (thước thẳng ).
-GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
-ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước .
Câu C6: 
a/.Đo chiều rộng của cuốn sách vật lý 6 : 
dùng thước 2 có GHĐ 20cm ,ĐCNN:1mm.
b/.Chiều dài của cuốn sách vật lý 6: dùng 
thước 3 có GHĐ: 30cm , ĐCNN: 1mm
c/.Chiều dài của bàn học : dùng thước 1 có GHĐ 1m và ĐCNN : 1cm.
C7: Thơ may thường dùng thước có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng 
II/.CÁCH ĐO ĐỘ DÀI:
C1:Tuỳcâu trả lời của HS 
C2: Trong 2 thước đã cho (thước dây và thước kẻ ),chọn thước dây để đo chiều dài bàn học , vì chỉ phải đo 1 hoặc 2 lần; chọn thước kẻ để đo bề SGK vật lý 6 , vì thước kẻ có ĐCNN (1mm)nhỏ hơn so ĐCNN của thước dây (0,5cm ),nên kết quả đo chính xác hơn.
C3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo , vạch số 0 ngang với 1 đầu của vật .
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật .
C5 : Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng(trùng ) với vạch chia , thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật .
* Kết luận :
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
- Đọc , ghi kết quả đo đúng quy định 
C6: 	(1): Độ dài
	(2): Giới hạn đo
	(3): Độ chia nhỏ nhất
	(4):Dọc theo
	(5): ngang bằng với
	(6):Vuông góc
	(7) : Gần nhất 
II.VẬN DỤNG :
C7: Chọn câu c)
C8: Chọn câu c)
C9 : (1),(2),(3)=7cm
4/.Tổng kết: (5’)
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước VN là gì ?
Nhắc lại cách đo độ dài?
Hs làm bài tập-BT1-2.2:
Hs: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét .
- Ký hiệu : m
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
Đọc , ghi kết quả đo đúng quy định
-*BT1-2.2:chọncâuB(GHĐ:5 m,ĐCNN:5mm)
5/.HDHS học tập : (5’)
Tiết học này:
Học thuộc phần ghi nhờ sgk trang 8,11.Xem và làm lại các câu hỏi C1 – C10 SGK.
Học thuộc GHĐ và ĐCNN, cach đo độ dài.
Tiết học tiếp theo:
- Về nhà làm BT từ 1_2.9 đến 1_2.13
- Chuẩn bị : bài ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG .
Mỗi nhĩm chuẩn bị 2 lọ khong ghi dung tích, khăn lau, 1 ca đựng nước.
Xem lại các đơn vị đo thể tích và cách đổi đơn vị thể tích
5./ PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Do_do_dai.doc