Giáo án môn Vật lý 6 - Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng

1.MỤC TIÊU :

1.1. Kiến thức :

- HS biết được các thí dụ về lực, lực đẩy, lực kéo. và chỉ ra được thế nào là khái niệm lực . Biết thế nào là 2 lực cân bằng , lấy được ví dụ về 2 lực cân bằng .

- HS hiểu các thí dụ trong thực tế về lực .

- HS hiểu được phương chiều của lực trong các thí dụ thực tế.

- HS hiểu : đặc điểm của 2 lực cân bằng thông qua thí nghiệm hay quan sát.

1.2. Kĩ năng :

- HS sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng.

- HS thành thạo tìm ra các ví dụ liên quan với kiến thức trong thực tế.

1.3. Thái độ :

- Thói quen: HS nghiêm túc, hợp tác trong học tập.

- Tính cách : HS nhận biết các lực ngoài thực tế.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1240Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5- tiết 5
Ngày dạy : 22/9/15
BÀI 6 : LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG
1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức :
HS biết được các thí dụ về lực, lực đẩy, lực kéo... và chỉ ra được thế nào là khái niệm lực . Biết thế nào là 2 lực cân bằng , lấy được ví dụ về 2 lực cân bằng .
HS hiểu các thí dụ trong thực tế về lực .
- HS hiểu được phương chiều của lực trong các thí dụ thực tế.
HS hiểu : đặc điểm của 2 lực cân bằng thông qua thí nghiệm hay quan sát.
1.2. Kĩ năng :
HS sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng.
HS thành thạo tìm ra các ví dụ liên quan với kiến thức trong thực tế.
1.3. Thái độ : 
Thói quen: HS nghiêm túc, hợp tác trong học tập.
Tính cách : HS nhận biết các lực ngoài thực tế.
NỘI DUNG HỌC TẬP:
Lực - Hai lực cân bằng 
Kết quả khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
3. CHUẨN BỊ:
Gv:
- Một chiếc xe lăn.
- Một lo xo mềm.
- Một thang nam châm thẳng.
- Một quả gia trọng bằng sắt, có móc treo.
- Một cái giá có kẹp để giữ các lo xo và để treo quả gia trọng.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định lớp, tổ chức, kiểm diện: kiểm tra sĩ số lớp.
4.2. Kiểm tra miệng:
? a)Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị khối lượng là gì?(4đ)
? b)Nêu các bước sử dụng cân đồng hồ để cân một vật? (6đ)
Đáp án :
a)Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị khối lượng là kilogam (kí hiệu: kg).
b)Thoạt tiên, phải điều chính sao cho khi chưa cân, kim cân phải nằm thăng bằng, kim phải chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0. Đặt vật đem cân lên cân, khối lượng của vật đem cân bằng với số chỉ của kim chỉ thị.
4.3. Tiến trình bài học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(2p)
Mục tiêu: HS có cái nhìn sơ lược về lực.
GV nêu vấn đề trong hình vẽ 17: Ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ?
HS cả lớp suy nghĩ và nêu ý kiến
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm (10p)
Mục tiêu: HS biết được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo... và chỉ ra được thế nào là khái niệm lực . HS hiểu các thí dụ trong thực tế về lực
GV:
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Chú ý làm sao cho học sinh thấy được sự kéo, đẩy, hút... của lực.
HS: 
Thực hiện theo yêu cầu của GV, làm 3 thí nghiệm, quan sát và nhận xét:
GV nêu các câu hỏi:
C1: Có nhận xét gì về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy cho xe ép lò xo lại?
C2: Có nhận xét gì về tác dụng của lò xo xoắn lên xe và của xe lên lò xo xoắn khi ta kéo cho lò xo giãn ra?
C3: Nhận xét gì về tác dụng của nam châm lên quả nặng?
HS :
Cá nhân trong mỗi nhóm trả lời các câu hỏi trên.
GV:
Tổ chức cho học sinh điền từ vào chỗ trống và hợp thức hóa các kết luận rút ra trước toàn lớp (câu hỏi C4).
Lò xo tác dụng vào xe lực gì?
Lực gì đã tác dụng vào lò xo?
Lực gì tác dụng lên quả nặng?
Chú ý cho học sinh tập sử dụng đúng thuật ngữ trong khi phát biểu xây dựng HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
bài học.
GV thông báo kết luận (SGK).
Hoạt động 3: Nhận xét về phương chiều của lực.(7p)
Mục tiêu: HS biết tìm được thí dụ về lực. HS hiểu được phương chiều của lực trong các thí dụ thực tế.
GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại các thí nghiệm vừa làm ở phần I (hình 18 và 19) để tìm hiểu về phương và chiều của lực tác dụng.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV:
Đọc SGK.
Nhớ lại TN.
Nêu nhận xét về phương chiều của lực.
Hoàn thành C5.
GV theo dõi HS cả lớp và bổ sung hoàn chỉnh nội dung kiến thức.
Hoạt động 4: Nghiên cứu hai lực cân bằng (15p)
Mục tiêu: HS biết thế nào là 2 lực cân bằng , lấy được ví dụ về 2 lực cân bằng. HS hiểu : đặc điểm của 2 lực cân bằng thông qua thí nghiệm hay quan sát.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 21, đoán xem sợi dây sẽ chuyển động như thế nào khi đội kéo co bên trái mạnh hơn, yếu hơn và nếu hai đội mạnh ngang nhau?
C7: Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây?
C8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì sao?
b. Các lực tác dụng của các đội có phương và chiều như thế nào?
c. Thế nào là hai lực cân bằng?
HS: Quan sát H6.1 và nêu nhận xét? Cá nhân điền từ vào chổ trống: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 5: Vận dụng.(5p)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức trả lời được câu hỏi
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C9, C10 SGK, tổ chức hợp thức hoá kiến thức.
HS: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C9, C10 SGK. Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV.
I. LỰC
1. Thí nghiệm:	
Hình 18
a. Bố trí thí nghiệm như hình 18:
Học sinh bố trí thì nghiệm theo hình vẽ.
Bằng thực nghiệm, học sinh sẽ trả lời câu hỏi trên: 
C1:
Lò xo lá tròn đẩy chiếc xe và chiếc xe ép lò xo khi đẩy xe cho xe ép lò xo.
b. Bố trí thí nghiệm như hình 19:
C2:
Lò xo sẽ kéo xe và xe cũng kéo lò xo.
c. Đưa từ từ một cực nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt.
C3:
Ta thấy nam châm sẽ hút quả nặng (hình 20).
C4. a) Lò xo lá tròn bị ép tác dụng vào xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo lá tròn bị méo đi.
b) Lò xo bị dãn ra đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực kéo làm cho lò xo bị dãn dài ra.
c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
2. Rút ra kết luận:
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC
C5:
- Lực do lò xo lá tròn ở hình 18 tác dụng lên xe có phương song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra.
- Lực do lò xo ở hình 19 tác dụng lên xe có phương dọc theo xe và hướng từ trái sang phải (từ xe lăn đến cọc).
Vậy, mỗi lực có phương và chiều xác định.
III. HAI LỰC CÂN BẰNG
C7:
- Khi đội bên trái mạnh hơn thì sợi dây sẽ chuyển động sang bên trái.
- Khi đội bên trái yếu hơn thì sợi dây sẽ chuyển động sang bên phải.
- Nó sẽ đứng yên khi hai đội mạnh ngang nhau.
Hai lực đều có phương song song với mặt đất nhưng chiều của chúng ngược nhau.
C8. a. Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng vào sợi dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.
b. Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có chiều hướng về bên trái.
c. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
IV. VẬN DỤNG
C9. a. Gió tác dụng vào buồm một lực đẩy.
b. Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.
C10. Có thể ví dụ như lực căng dây, trò chơi kéo tay...
4.4. Tổng kết 
- Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ.
è Là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
- Lực hút của trái đất có phương chiều như thế nào?
è Lực hút trái đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài học.
4.5. Hướng dẫn học tập
ĐỐI VỚI TIẾT NÀY
- Học bài theo nội dung ghi nhớ của bài học và SGK.
- Tìm hiểu thêm một số lực cân bằng trong đời sống?.
- Đọc thêm “có thể em chưa biết”.
- Làm các bài tập từ 6.1 - 6.4 ở SBTVL6. 
ĐỐI VỚI TIẾT SAU
Chuẩn bị bài học mới: “Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực” 
5. Phụ lục

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Luc_Hai_luc_can_bang.doc