Giáo án môn Vật lý 6 - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực

I. Mục tiêu:

 1. kiến thức:

 _ Nêu được đơn vị của lực

_Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng

 2. Kĩ năng:

 _Rèn luyện kĩ năng quan sát TN và tổng hợp KQTN

 3. Thái độ:

 _ Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, thận trọng và kiên trì trong việc học tập môn vật lí. Có thái độ khách quan, trung thực và có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận chính xác trong việc học tập và áp dụng môn vật lí.

_ Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ đúng đắn

_ Từng bước hình thành hứng thú tìm hiểu về vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1923Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Bài 8: Trọng lực – đơn vị lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07, tiết 07
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 08: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
I. Mục tiêu:
	1. kiến thức:
	_ Nêu được đơn vị của lực
_Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng
	2. Kĩ năng:
	_Rèn luyện kĩ năng quan sát TN và tổng hợp KQTN
	3. Thái độ:
	_ Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, thận trọng và kiên trì trong việc học tập môn vật lí. Có thái độ khách quan, trung thực và có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận chính xác trong việc học tập và áp dụng môn vật lí.
_ Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ đúng đắn
_ Từng bước hình thành hứng thú tìm hiểu về vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học
II. chuẩn bị: 
	1. Nội dung:
	GV: Nghiên cứu kĩ nôi dung bài 08 SGK, SBT, SGV để soạn giáo án
	HS: Soạn bài 08	
2. Đồ dùng dạy học:
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 giá TN, 1 lò xo xoắn, 1 quả gia trọng bằng sắt có móc treo, dây dọi	 Chuẩn bị cho cả lớp: bảng phụ, 1 khai dùng chứa nước
	HS chuẩn bị: nước, ê ke
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NÔI DUNG
HĐ 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, tạo tình huống (7’)
MT: Theo dõi quá trình học tập của HS
 Xác định nội dung cần nghiên cứu
_ CN trả lời
_ CN nhận xét, bổ sung
_ CN trả lời
_ CN nhận xét, bổ sung
_ CN đọc
_ CN nghe và ghi tựa
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
_ YCHS1 trả lời câu hỏi: Khi có lực tác dụng lên vật thì vật biểu hiện ở những hiện tượng nào? Kể ra? Nêu 1 TD chứng tỏ khi có lực tác dụng lên vật làm vật bị biến đổi chuyển động và 1 TD chứng tỏ khi có lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng. (K1)
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung
_ GV nhận xét, ghi điểm
_ YCHS2 trả lời câu hỏi: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể gây ra những kết quả gì? Nêu khái niệm sự biến dạng? Nêu 1 TD chứng tỏ khi có lực tác dụng lên vật làm vật bị biến đổi chuyển động đồng thời bị biến dạng(K1)
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung
_ GV nhận xét, ghi điểm
3. Tạo tình huống
_ YCCN đọc phần mở bài
_ Qua lời giải thích của người bố các em thấy rằng Trái Đất hút tất cả mọi vật kể cả các vật ở Nam Cực. Vậy lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật gọi là gì? Để tìm hiểu vấn đề này ta vào bài 08: “Trọng lực – Đơn vị lực”
HS1
_ Khi có lực tác dung lên vật thì vật biểu hiện ở 2 hiện tượng là:
+ Làm vật bị biến đổi chuyển động
+ Làm vật bị biến dạng (5đ)
_ TD: tùy HS (5đ)
HS2
_ Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm biến dạng vật B hoặc làm biến đổi chuyển động vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra (5đ)
_ Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của vật (3đ)
 TD: Tùy HS (2đ)
Bài 08: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
HĐ 2: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực (11’)
MT: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng
DC: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 giá TN, 1 lò xo xoắn, 1 quả gia trọng bằng sắt có móc treo
 Chuẩn bị cho cả lớp: bảng phụ
_ CN quan sát TN
_ CN có thể nêu: 
+ Lò xo bị biến dạng do có lực tác dụng lên lò xo
+ Lực đó là lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả nặng
_CN đọc và trả lời câu C1. Lớp thảo luận => thống nhất
_ NHS làm TN, nhận xét: viên phấn sẽ rơi xuống đất
_ CN đọc và trả lời câu C2. Lớp thảo luận => thống nhất
_ CN điền từ vào câu C3 trên bảng phụ. Lớp thảo luận => thống nhất
_CN đọc phần KL và ghi vào tập
_ CN nghe và ghi
_ GV làm TN như hình 8.1a YCCN quan sát TN
_Hỏi: 
 +Lò xo bị biến dạng chứng tỏ có gì tác dụng lên nó? (P3)
 +Lực đó là lực nào ?
_ YCCN đọc và trả lời câu C1. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất (P3)
_YCN làm TN như hình 8.1b và nhận xét (2’) (P8)
_ YCCN đọc và trả lời câu C2. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất (P2)
_ YCCN điền từ vào câu C3 trên bảng phụ (1’). Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất (P3)
_ YCCN đọc phần KL và ghi
* Chuyển ý: Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Ta sang phần II: “phương và chiều của trọng lực”
I. Trọng lực
C1. Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng, lực đó có phương thẳng đứng và có chiều hướng lên
 Quả nặng vẫn đứng yên vì lực kéo của lò xo cân bằng với lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả nặng.
C2. Điều đó chứng tỏ có lực tác dụng lên viên phấn, Lực đó có phương thẳng đứng có chiều hướng xuống
C3. (1) Cân bằng, (2) Trái Đất, (3) biến đổi, (4) lực hút, (5) Trái Đất
 Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật, lực này gọi là Trọng lực
 Độ lớn của trọng lực được gọi là trọng lượng của vật
II. Phương và chiều của trọng lực
HĐ 3: Tìm hiểu về phương và chiều của trọng lực (11’)
MT: HS biết xác định phương và chiều của trọng lực
DC: Dây dọi, bảng phụ
_ NHS làm TN và nêu nhận xét: phương của trọng lực trùng với phương của dây dọi
_ NHS làm TN và nêu nhận xét: Chiều của trọng lực hướng về Trái Đất
_ CN điền từ vào câu C4, C5. Lớp thảo luận => thống nhất và ghi vào tập câu C5
_ YCN làm TN như hình 8.2 và nêu nhận xét về phương của trọng lực (3’) (P8)
_ YCN dùng kéo cắt dây dọi và nêu nhận xét về chiều của trọng lực (3’)
(P8)
_ YCCN điền từ vào câu C4, C5 (1’). Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất và YCCN ghi vào tập câu C5 (P3)
 Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất
HĐ 4: Đơn vị lực: (4’)
MT: Nêu được đơn vị của lực
_ CN đọc và có thể nêu:
+ Đơn vị lực là: niu tơn
+ Kí hiệu: N
_ CN nhận xét, bổ sung và ghi vào tập
_ CN nghe và ghi
_ CN nêu là 0,2 N
_ YCCN đọc sách và trả lời câu hỏi: Đơn vị của lực là gì? Kí hiệu như thế nào? (1’) (K1)
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung và YCCN ghi vào tập
_ GV thông báo và YCCN ghi: 
 + Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn là 1N
 + Trọng lượng của quả cân 1kg được tính tròn là 10N
 + YCCN tính nếu trọng lượng cùa quả cân 20g được tính tròn là bao nhiêu N? (K4)
III. Đơn vị lực:
 Đơn vị lực là Niu Tơn
 Kí hiệu: N
Cho biết: 
+ Trọng lượng của quả cân 100g được tính tròn là 1N
 + Trọng lượng của quả cân 1kg được tính tròn là 10N
HĐ 5: Củng cố - vận dụng (10’)
MT: Giúp HS nắm vững kiến thức
DC: Chậu nước, dây dọi, giá TN, eke
_ CN trả lời
_ NHS làm TN và rút ra KL. Lớp thảo luận => thống nhất
_ Hỏi: Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Đơn vị trọng lực ra sao? Kí hiệu như thế nào? (K1)
_ YCN làm TN theo YC của câu C6 và rút ra KL. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất (P8)
C6. Phương của dây dọi vuông góc với phương nằm ngang
HĐ 6: Hướng dẫn về nhà (2’)
MT: Giúp cho HS nắm được công việc cần hoàn thành ở nhà nhằm chuẩn bị tốt cho tiết học sau
_ CN nghe và ghi nhận
_ YCCN về nhà học bài, xem phần có thể em chưa biết, làm BT 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6. Học và xem lại các BT của các bài từ bài 01 đến bài 08 chuẩn bị tốt cho tiết sau ôn tập-bài tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
_ GV nhận xét, đánh giá tiết học
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Tim_hieu_ket_qua_tac_dung_cua_luc.doc