Giáo án môn Vật lý 6 - Tiết 4: Khối lượng - Đo khối lượng

1/.MỤC TIÊU:

1.1.Về kiến thức:

 Hoạt động 2,3,4: Biết nêu được khối lượng của 1 vật cho biết lượng chất tạo nên vật

 1.2. Về kĩ năng:

Hoạt động 2,3,4: -Trình bày được cách điều chỉnh số cho cân Rôbécvan và cách cân một vột bằng cân Rôbécvan. Chỉ ra được ĐCNN và GHĐ của một cái cân .

 1.3. Về thái độ:

 Hoạt động 2,3,4: -Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm

2/NỘI DUNG HỌC TẬP:

Nêu được khối lượng của 1 vật cho biết lượng chất tạo nên vật .

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Tiết 4: Khối lượng - Đo khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy:4 - Tiết 4 KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
 Ngày dạy:23/9/2015	 
1/.MỤC TIÊU:
1.1.Về kiến thức:
 Hoạt động 2,3,4: Biết nêu được khối lượng của 1 vật cho biết lượng chất tạo nên vật 
 1.2. Về kĩ năng: 
Hoạt động 2,3,4: -Trình bày được cách điều chỉnh số cho cân Rôbécvan và cách cân một vột bằng cân Rôbécvan. Chỉ ra được ĐCNN và GHĐ của một cái cân .
 1.3. Về thái độ:
 Hoạt động 2,3,4: -Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
2/NỘI DUNG HỌC TẬP:
Nêu được khối lượng của 1 vật cho biết lượng chất tạo nên vật .
3/.CHUẨN BỊ :
 3.1.Gv:
Một cái cân Rôbécvan và 1 hộp quả cân
Vật để cân
Tranh vẽ to các loại cân trong SGK
 3.2.Hs:chuẩn bị bài mới.
Chẩn bi vài quả ớt,chanh,cá chua
4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
4.1/Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1’
6A1:
6A2:
6A3:
6A4:
6A5:
4.2/.Kiểm tra miệng: 5’ 
Muốn đo thể tích vật rắn khơng tấm nước ta làm như thế nào?và dùng dụng cụ gi để đo?(8đ)
Kể tên một số loại cân mà em biết?(2đ)
Khi vật rắn bỏ lọt vào bình chia độ ta thả chìm vật rắn vào bình chia độ mực chất lỏng dâng lên là thể tích củ vật.
Khi vật rắn khơng bỏ lọt vào bình chia độ ta thả vật rắn vao bình tràn thể nước tran ra là thể tích của vật rắn.
Cân đồng hồ, cân y tế, cân tạ.
4.3/.Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: tổ chức tình huống học tập:2’
Gv:Trong thực tế chúng ta thấy để so sánh khối lượng của vật này với vật kia ,xem vật nào có khối lượng lớn hơn .hay đo khối lượng bằng dụng cụ gì ? Để trả lời câu hỏi đó hôm nay chúng ta sẽ học bài :”KHỐI LƯỢNG _ ĐO KHỐI LƯỢNG”
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câuC1,C2,C3,C4,C5,C6.(GVgọi1HStrongnhómtrảlời).Trước khi cho HS trả lời câu C1 ,C2,C3,C4,C5,C6 GV cần nhắc lại .
* Hoạt động 2: khối lượng , đơn vị khối lượng: 10’
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câuC1,C2,C3,C4,C5,C6.(GVgọi1HStrongnhómtrảlời).Trước khi cho HS trả lời câu C1 ,C2,C3,C4,C5,C6 GV cần nhắc lại .
Gv: Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng.
- Khối lượng của 1 vật làm bằng chất nào chỉ lượng chất đó chứa trong vật
Hs:C1: 397 g : chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
C2: 500 g : chỉ lượng bột giặt trong túi 
C3: (1): 500 g
C4: (2) : 397 g
C5 : (3) : khối lượng
C6 : (4) : lượng
Gv:Đơn vị đo khối lượng là gì ?
GV cho HS xem hình 5.1 SGK để giới thiệu Kg mẫu :
Kilôgam mẫu là khối lượng của 1 khối hình trụ tròn xoay có đường kính và chiều cao đều bằng 39 mm , làm bằng bạch kim pha iriđi, đặt ở viện đo lường quốc tế ở Pháp.
1g = ? Kg
1 lạng = ? g	
1 t =? Kg 
1mg= ?g
1 tạ = ? Kg
* Hoạt động 3 : Đo khối lượng:15’
Gv:Người ta đo khối lượng bằng cân .Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng cân Rôbécvan để đo khối lượng
 Tổ chức cho HS làm những việc sau để trả lời câu C7,C8:
-Tìm hiểu các bộ phận , ĐCNN , GHĐ của cân Rôbécvan .
- Cách điều chỉnh kim ngay vạch số 0
Hs: C7 : Các bộ phận của cân Rôbécvan: gồm có : đòn cân , đĩa cân,kim cân và hộp quả cân .
C8 : 	GHĐ: 2 Kg
	ĐCNN:1mg
GV gọi HS chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu C9
GV phát mỗi nhóm 1 cân Rôbécvan , hộp quả cân và vật cần cân sau đó hướng dẫn HS trả lời câu C10,C11,C12
Hoạt động 4 –Vận dụng 
Gv:C13 : Trước 1 chiếc cầu có 1 biển báo giao thông , trên có ghi 5T (Hình 5.7 SGK).Số 5t có ý nghĩa gì ?
GV gọi 1 vài HS phát biểu lại kết luận cuối bài 
GV Giới thiệu phần có thể em chưa biết 
I/.KHỐI LƯỢNG_ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG:
1/.Khối lượng:
C1: 397 g : chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
C2: 500 g : chỉ lượng bột giặt trong túi 
C3: (1): 500 g
C4: (2) : 397 g
C5 : (3) : khối lượng
C6 : (4) : lượng
2/.Đơn vị khối lượng:
a/.Đơn vị đo khối lượng : Kilôgam (ký hiệu : Kg)
- Kilôgam là khối lượng của 1 quả cân mẫu , đặt ở viện đo lường quốc tế ở Pháp.
b/.Các đơn vị khối lượng thường gặp:
1g = Kg
1 lạng = 100 g	
 tấn (ký hiệu : t)
1 t =1000 Kg 
1mg=g
1 tạ = 100 Kg
II/.ĐO KHỐI LƯỢNG:
1/.Tìm hiểu cân Rôbécvan: 
C7 : Các bộ phận của cân Rôbécvan: gồm có : đòn cân , đĩa cân,kim cân và hộp quả cân .
C8 : 	GHĐ: 2 Kg
	ĐCNN:1mg
2/.Cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật :
C9:	(1):Điều chỉnh số 0
	(2): Vật đem cân
	(3): Quả cân
	(4) : thăng bằng
	(5) : Đúng giữa 
	(6): Quả cân 
	(7): Vật đem cân 
3/. Các loại cân 
C11: 	Hình 5.3 : cân tạ
	Hình 5.4 : cân y tế
	Hình 5.5 : cân đòn	Hình 5.6 : cân đồng hồ
III.VẬN DỤNG :
 C12: HS tự làm 
C13 : Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5tấn không được đi qua cầu 
* Kết luận : SGK trang 20
4.4/Tổng kết: 5’
? Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng?
? Đơn vị đo khối lượng là gì ?
? GHĐ và ĐCNN của 1 cân là gì ?
Cân
Kg là đơn vị đo khối lương thượng thường dùng
GHĐ của cân là tổng khối lương các quả cân trong hộp quả cân(cân đồng hồ là khối lượng lớn nhất được ghi trên cân)
ĐCNNlà khối lượng quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân
4.5/Hướng dẫn hs học tập :3’
Đối với tiết học này:Học kỹ bài.
-Trả lời lại các câu từ C1 đến C13
- Về nhà làm BT : Từ 5.1 đến 5.5( Sách BT)
Đối với tiết học tiếp theo:Chuẩn bị : Xem trước bài “LỰC _ HAI LỰC CÂN BẰNG”
5.PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Do_the_tich_vat_ran_khong_tham_nuoc.doc