Giáo án môn Vật lý 7 - Bài 12: Độ to của âm

A.MỤC TIÊU.

1)Kiến thức.

- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ về độ to của âm.

2)Kĩ năng.

- Qua thí nghiệm rút ra được khái niệm biên độ dao động. Độ to nhỏ của âm

phụ thuộc vào biên độ.

3)Thái độ.

- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức bảo quản dụng cụ .

B. CHUẨN BỊ.

1)Giáo viên: giáo án, dụng cụ TN cho bài học

2)Học sinh:

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2745Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 - Bài 12: Độ to của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM Tiết PPCT: 13
Ngày: 
A.MỤC TIÊU.
1)Kiến thức.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ về độ to của âm.
2)Kĩ năng.
- Qua thí nghiệm rút ra được khái niệm biên độ dao động. Độ to nhỏ của âm 
phụ thuộc vào biên độ.
3)Thái độ.
- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức bảo quản dụng cụ .
B. CHUẨN BỊ.
1)Giáo viên: giáo án, dụng cụ TN cho bài học
2)Học sinh:
Đối với mỗi nhóm HS:
Một thước đàn hồi hoặc một lá thép mỏng dài khoảng 20 – 30 cm được vít chặt vào hộp gỗ như hình 12.1 của SGK.
Một cái trống và dùi gõ.
Một con lắc bấc.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1)Ổn định lớp, kiểm tra kiến thức cũ( 5’ )
Câu hỏi 1:( 7a2)
Tần số là gì? Đơn vị tần số? Âm cao thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số ?
Sữa bài tập 11.1.
Đáp án: 
 + Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc ( Hz).
 + Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ. 
 + Bài 11.1 D
Câu 2:(7a1)
Tần số là gì? Đơn vị tần số? Âm cao thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số ?
Tần số dao động của 1 dây đàn là 20Hz hãy cho biết ý nghĩa con số đó ?
Đáp án:
 + Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc ( Hz).
 + Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ. 
 + Dây đàn dao động 20 lần trong 1 giây 
 2) Giảng kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1:(5’)Tổ chức tình huống học tập
-Một vật dao động thường phát ra âm có độ cao nhất định. Nhưng khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ2:(15’) Nghiên cứu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra.
-Yêu cầu HS đọc TN1
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, yêu cầu HS thực hiện th/ng?, yêu cầu HS quan sát, nhận xét?
-Cho học sinh làm thí nghiệm 1, trả lời câu hỏi C1.
C1: Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1.
-Giới thiệu về biên độ dao động.
Độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng được gọi là biên độ dao động.
Yêu cầu HS thực hiện câu C2?
C2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
-GV: Làm thí nghiệm 2, HS quan sát, nhận xét?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Trả lời câu C3 (SGK).
C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
-Qua các phần trên yêu cầu HS rút ra kết luận
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4 , C5, C6 của phần vận dụng.
C4: Khi gãy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ ? Tại sao ?
C5: Hãy đo biên độ dao động của điểm giữa sợi dây ( điểm M) trong hai trường hợp ở hình 12.3
C6: Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau thế nào ?
-Với mỗi câu trả lời của HS, GV nhận xét
HĐ3: Tìm hiểu độ to của một số âm.( 10’ )
-Cho học sinh đọc nội dung của mục II.
-Giới thiệu với học sinh đơn vị đo độ to của âm.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).
Yêu cầu học sinh trả lời câu C7.
C7: Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào ?
Giới thiệu giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 70dB.
HĐ4: Hướng dẫn học sinh nhắc lại phần nội dung cần ghi nhớ, làm bài tập trong sách bài tập. ( 7’ )
-Hướng dẫn HS làm các bài trong SBT
-Gọi HS đọc nội dung phần có thể em chưa biết.
-HS suy nghĩ vấn đề GV vừa đặt ra.
-Đọc TN
-Hoạt động nhóm. Thực hiện theo yêu cầu của GV
C1: Nâng đầu thước lệch nhiều, đầu thước dao động mạnh, âm phát ra to.
Nâng đầu thước lệch ít, đầu thước dao động yếu, âm phát ra nhỏ.
-HS lắng nghe và ghi vào vở
-HS hoàn thành câu C2
C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.
Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ít, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
-HS quan sát TN, thực hiện câu C3.
NX: - Gõ nhẹ: Âm phát ra nhỏ. - Gõ mạnh: Âm phát ra to.
C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn, tiếng trống càng to.
Quả cầu bấc lệch càng ít, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng nhỏ, tiếng trống càng nhỏ.
-HS rút ra kết luận
KL: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
-HS lần lượt hoàn thành các câu hỏi C4,C5,C6.
C4: Khi gãy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gãy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
C5: Học sinh trả lời theo số liệu đo được.
C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
-HS đọc nội dung II.
-Lắng nghe
-HS nghiên cứu trả lời câu C7
C7: Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi từ nằm trong khoảng từ 50 đến 70 dB.
Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
I.Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động.
Thí nghiệm 1
-Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
Thí nghiệm 2
Kết luận:
Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
II.Độ to của một số âm.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).
III.Vận dụng.
3) Cũng cố bài giảng ( 2’ )
- Nêu mối quan hệ giữa âm to, âm nhỏ, biên độ dao động?
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị nào?
4) Hướng dẫn học tập ở nhà( 1’ )
- Về nhà các em học bài, xem lại nội dung bài học
- Đọc phần có thể em chưa biết, làm bài tập ở SBT. Chuẩn bị bài học mới
D. RÚT KINH NGHIỆM
 Kí duyệt của TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_12_Do_to_cua_am.docx