Giáo án môn Vật lý 8 - Bài 4: Biểu diễn lực

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

- Nêu được lực là một đại lượng vectơ.

2. Kĩ năng: - Biểu diễn được lực bằng véc tơ.

3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận ,thích học bộ môn.

II. Chuẩn bị:

1. GV: - Hình 4.1 và 4.2 SGK , hình 4.3 phóng to.

2. HS: - Nội dung bài học.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2781Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 8 - Bài 4: Biểu diễn lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04 Ngày soạn: 15-09-2015
Tiết : 04 Ngày dạy : 17-09-2015
B ài 4: 
BIỂU DIỄN LỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
2. Kĩ năng: - Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận ,thích học bộ môn.
II. Chuẩn bị: 
1. GV: - Hình 4.1 và 4.2 SGK , hình 4.3 phóng to.
2. HS: - Nội dung bài học. 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1’)- Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (8’) - Thế nào là chuyển đông đều, chuyển động không đều?
 - Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: (1’)
- Cho nhắc lại 3 yếu tố của lực - Các em đã biết lực là 1 đại lượng có hướng vậy làm như thế nào để biểu diễn được lực tác dụng lên một vật.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe và dự đoán.
Hoạt động 2: Ôn lại khái niệm về lực: (7’)
- Lực là gì?
- Cho hs làm việc cá nhân quan sát hình 4.1; 4.2 SGK và trả lời câu C1?
- Trả lời câu hỏi của GV và C1:
Hình 4.1: Nam châm tác dụng lực hút lên xe lăn làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên.
Hình 4.1 vợt t/d lực lên quả bóng làm cho nó bị biến dạng và đổi hướng CĐ đột ngột.
I. Ôn lại kiến thức: Lực có thể làm biến dạng hay thay đổi CĐ (thay đổi v) của vật.
- C1: + Lực hút của nam châm làm xe chuyển động nhanh dần (lực làm thay đổi CĐ)
+ Quả bóng làm cho lưới vợt tennis bị biến dạng. (lực làm biến dạng vật)
Hoạt động 3: Biểu diễn lực: (10’)
- GV thông báo 2 nội dung:
- Lực là một đại lượng véctơ 
- Biểu diễn véctơ lực:
+ Gốc là 1 điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực) 
+ Phương và chiều là phương và chiều của lực 
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo 1 tỉ lệ xích cho trước 
- Véctơ lực được k/h bằng chữ F có mũi tên ở trên (), cường độ của lực được k/h chữ F không có mũi tên ở trên 
- GV treo hình 4.3 lên bảng y/c hs chỉ phương, chiều, điểm đặt ,độ lớn của lực
 - Nghe thu thập thông tin của GV và ghi vở.
* lực là đại lượng véctơ.
* Cách biểu diễn và kí hiệu lực 
+Lực có 3 yếu tố (phương chiều, điểm đặt, độ lớn)
+Véctơ lực kí hiệu bằng chữ F ở trên có mũi tên( ) . cường độ của lực kí hiệu bằng chữ F ở trên không có mũi tên (F)
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình .
II.Biểu diễn lực:
1. Lực là đại lượng vectơ :
- Lực là đại lượng vừa có độ lớn, phương, chiều, điểm đặc.
(đại lượng vectơ)
2.Cách biểu biễn lực: 
 Dùng dấu 
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (Tại trọng tâm của vật).
- Phương là phương của lực tác dụng.
- Chiều là chiều lực tác dụng. theo một tỉ lệ xích cho trước. 
- Vectơ lực kí hiệu F. Cường độ lực: F
Hoạt động 4: Vận dụng: (15’)
- Cho và hướng dẫn hs thực hiện lệnh C2,C3? 
C2: Một vật có khối lượng 5kg => P=?; Trọng lượng của vật có phương, chiều như thế nào? véctơ biểu diễn trọng lượng có phương, chiều như thế nào? ứng với 0,5cm =10N => độ dài của mũi tên bằng bao nhiêu cm?
Phần còn lại: Hướng dẫn tương tự như trên. 
- Cho hs hoàn thành C3?
C2: Ứng với (0,5cm = 10N)
C3: Ứng với (1cm =5000N) 
 C4: a.: Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên cường độ F1=20N. 
b.: Điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2=30N. 
c.: Điểm đặt tại C, phương nằm nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều từ dưới lên, cường độ F3= 30N
III. Vận dụng:
C2: Ứng với (0,5cm = 10N)
C3: Ứng với (1cm =5000N) 
 C4: a.: Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên cường độ F1=20N. 
b.: Điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2=30N. 
c.: Điểm đặt tại C.
 Phương nằm nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều từ dưới lên, cường độ F3= 30N
IV. Củng cố: (2’) - Cho hs đọc ghi nhớ SGK? Hãy nêu 3 đặc điểm của lực?
 - Cách biểu diễn và kí hiệu véctơ lực như thế nào?
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học thuộc ghi nhớ SGK, làm BT 4.1, 4.2, 4.3 SBT.
- Chuẩn bị bài số 5 sgk.
VI. Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................................
..................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Bieu_dien_luc.doc