Giáo án môn Vật lý 8 năm 2013

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

 Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.

Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

2. Kĩ năng: Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, những ví dụ về các dạng chuyển động.

3. Thái độ: Rèn tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.

B. Chuẩn bị

 - Tranh vẽ phóng to hình 1.1 ;1.2 ; 1.3

 

doc 88 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 8 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu C3, Thảo luận nhóm rồi đại diện nhóm trình bày.
GV: Khi vật nổi lên FA > P. Khi lên trên mặt thoáng thể tích phần vật chìm trong nước giảm -> FA giảm và FA = P thì vật nổi lên trên mặt thoáng làm C4.
+ Đọc và trả lời C5.
II. Lực đẩy của lực đẩy ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
C3: Miếng gỗ thả vào nước nỏi lên do:
 dgỗ < dnước 
- Trao đổi nhóm trả lời C4 
C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng riêng của nó và lực FA cân bằng nhau vì vật đứng yên nên P = FA (2 lực cân bằng).
C5: Độ lớn lực đẩy ác-si-mét: FA = d.V
d: Trọng lượng riêng của chất lỏng
V: Thể tích của vật nhúng trong nước
- Câu không đúng: B- V là thể tích của cả miếng gỗ.
Hoạt động 3: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà(15’).
GV: Y/c HS đọc và trả lời C6.
- Yêu cầu tóm tắt thông tin.
- Gợi ý:
+ Khi vật nhúng trong chất lỏng -> hãy so sánh Vvật và Vclỏng mà vật chiếm chỗ?
+ Dựa vào kết quả C2 -> trả lời.
+ Y/c HS đọc và trả lời C7.
Làm C8.
 (?) Thả 1 hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi nổi hay chìm? Tại sao?
GV: Gọi HS đọc đề bài C9
- Yêu cầu HS nhắc lại điều kiện để vật nổi, vật chìm.
- Lưu ý: FA phụ thuộc vào d và V.
Củng cố:
- Nhúng vật vào trong chất lỏng thì có thể xảy ra những trường hợp nào với vật? So sánh P và FA?
 - Vật nổi lên mặt chất lỏng thì phải có điều kiện nào ?
 - Yêu cầu HS đọc mục: Có thể em chưa biết và giải thích khi nào tàu nổi lên, khi nào tàu chìm xuống ?
Hướng dẫn về nhà
 - Học bài và làm bài tập 12.1- 12.7 
 - Đọc trước bài 13: Công cơ học.
III. Vận dụng.
HS: Đọc – nghiên cứu C6
C6: Biết P = dV.V
 FA = dl.V
 Chứng minh:
- Vật sẽ chìm khi dV > dl
- Vật sẽ lơ lửng khi dV = dl 
- Vật sẽ nổi khi dV < dl
 Giải
Vật nhúng trong nước thì:
Vv = Vcl mà vật chiếm chỗ = V
a. Vật chìm xuống khi P > FA => dV > dl 
b. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi P = FA 
=> dV = dl
c. Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi P < FA 
=> dV < dl 
C7: Có dthép > dnước -> hòn bi thép bị chìm.
+ Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế có nhiều khoang trống để dtàu < dnước nên con tàu có thể nổi trên mặt nước.
HS: So sánh dthép và dHg -> trả lời.
C8: Ta có: dthép = 78 000N/m3
 dHg = 136 000N/m3 
do dthép < dHg nên khi thả hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi sẽ nổi.
C9: FAM = FAN 
 FAM < PM
 FAN = PN
 PM > PN 
Rút kinh nghiệm:
 Ký duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày tháng năm
 Học kì II
 Tuần 22 từ 07/01 2013 đến 12/01 /2013 
 Tiết 19 – Bài 13: Công cơ học.
Ngày soạn 
Ngày dạy
I.Mục Tiêu.
Kiến thức:
HS biết được để có công cơ học.
Nêu được các thí dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.
 Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Hiểu ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
 Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật.
Kĩ năng: Phân tích lực thực hiện công, Tính công cơ học.
Thái độ: Yêu thích môn học.
II.Chuẩn Bị. Cả lớp: Tranh vẽ H13.1, H13.2 (SGK).
III.Tổ chức hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức(1’). Sĩ số:. Vắng:..
Kiểm tra bài cũ(5’): 
(?) Nêu các điều kiện để vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng khi nhúng chìm 1 vật vào trong lòng chất lỏng.
(?) Viết công thức tính lực đẩy ác-si-mét lên vật nhúng chìm trong lòng chất lỏng.
Trả lời bài tập 12.1 (Câu đúng: B).
Tạo tình huống học tập(2’).
GV: Trong thực tế mọi công sức bỏ ra để làm 1 việc thì đều thực hiện công, VD: người thợ xây nhà, HS ngồi học, con bò đang kéo xe . . . Trong các công đó thì công nào là công cơ học? -> vào bài.
Bài Mới.
Hoạt động 
Nội dung
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm công cơ học (15’).
GV: Treo tranh vẽ con bò kéo xe - Người lực sĩ cử tạ HS: Quan sát 2 tranh vẽ – kết hợp nghiên cứu phần nhận xét. 
.
(?) Cho biết trong trường hợp nào đã thực hiện công cơ học?
- Yêu cầu Hs phân tích lực tác dụng ở mỗi trường hợp, độ lớn, phương, chiều . . . 
(?) Qua phân tích các ví dụ trên, em cho biết khi nào ta có công cơ học?
GDBVMT: Theo em biện pháp nào để bảo vệ MT. 
- Yêu cầu HS hoàn thành C2. 
+ Chỉ có công cơ học khi nào?
+ Công cơ học của lực là gì?
+ Công cơ học gọi tắt là gì?
GV lần lượt nêu câu C3, C4. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. HS: Hoạt động cá nhân - đọc và trả lời C3, C4 
- Yêu cầu phân tích từng yếu tố sinh công của mỗi trường hợp.
I. Khi nào có công cơ học.
 1- Nhận xét.
VD1: Con bò kéo xe
- Bò tác dụng 1 lực vào xe: F > 0
- Xe chuyển động: S > 0
- Phương của lực trùng với phương của chuyển động → con bò đã thực hiện công cơ học.
VD2: Vận động viên cử tạ
- Lực nâng lớn Fn lớn
- S dịch chuyển = 0 → Lực sĩ không thực hiện công cơ học.
C1: Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
 HS: Cải thiện chất lượng đường GT và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc GT, bảo vệ mT và tiết kiệm năng lượng.
2- Kết luận.
HS: Đọc trả lời C2
C2:
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
- Công cơ học là công của lực. 
- Công cơ học gọi tắt là công.
 3- Vận dụng.
C3: 
a. Có lực tác dụng: F > 0 
 Có chuyển động: S > 0
=> Có công cơ học.
b. HS đang ngồi học: S = 0 → Không có công cơ học.
c. Máy xúc đang làm việc: F > 0; S > 0 
=> có công cơ học.
d. Lực sĩ cử tạ: F > 0; S > 0 → Có công cơ học.
C4:
a. Đầu tàu kéo các toa chuyển động: F > 0; S > 0 → có công cơ học.
b. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống: P tác dụng -> h > 0 → có công cơ học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức tính công (6’).
Hs: Đọc - nghiên cứu -> cho biết công thức tính công và các đại lượng trong công thức đó.
Gv: Thông báo: trường hợp phương của lực không trùng với phương của chuyển động thì không sử dụng công thức: A = F.S
- Trường hợp công của lực > 0 nhưng không tính theo công thức: A = F.S. Công thức tính công của lực đó được học tiếp ở các lớp sau.
II. Công thức tính công.
Công thức tính công cơ học.
 A = F.S
Có F > 0; S > 0 
- F là lực tác dụng lên vật - đơn vị N
- S là quãng đường vật dịch chuyển - đơn vị m
- A là công cơ học.
- Đơn vị công là Jun: 1J = 1N.m
- Còn dùng đơn vị KJ
 1J = 1N.m
 1KJ = 1000J
- Chú ý: A = F.S chỉ áp dụng cho trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển động.
+ Phương của lực vuông góc với phương chuyển động → công A của lực đó = 0.
VD: Công của lực P = 0
Hoạt động 3: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập(11’).
GV lần lượt nêu các bài tập C5, C6.
ở mỗi bài tập yêu cầu HS phải tóm tắt đề bài và nêu phương pháp làm. Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu Hs đọc – tóm tắt đầu bài.
(?) Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên sàn nằm ngang?
Vận dụng
HS: Hoạt động cá nhận làm bài tập C5; C6; C7. 
C5: Tóm tắt 
F = 5000N
S = 1000m
A = ?
 Giải
Công của lực kéo đầu tàu là:
A = F.S = 5000N.1000m = 5.106 J
C6: Tóm tắt
m = 2kg => P = 10.m = 10.2 = 20N
h = 6m
A = ?
 Giải
Công của trọng lực là:
 A = F.S = P.S = 20N.6m = 120 J
C7: Không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang vì trong trường hợp này trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động của hòn bi.
Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà(5’).
1. Củng cố:
	- Khi nào có công cơ học:
- Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính công cơ học, đơn vị?
- Trả lời bài tập 13.2
(Không có công nào thực hiện vì các lực tác dụng vào hòn bi P = Q của mặt bàn và đều vuông góc với phương chuyển động).
2. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ. Nắm vững công thức: A = F.S 
- Vận dụng làm bài tập13.3 -> 13.5 (18). Kẻ sẵn bảng 14.1
- Đọc trước bài “Định luật về công”
Rút kinh nghiệm:
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày tháng năm 2013
 Tuần từ 2013 đến /2013 
 Tiết 20 – Bài 14: Định luật về công.
Ngày soạn 
Ngày dạy
 A - Mục Tiêu.
Kiến thức:
HS phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động.
Kỹ năng: Quan sát TN để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật về công.
Thái độ: HS học tập nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
Chuẩn Bị.
GV: Đòn bẩy, 2 thước thẳng, quả nặng 200N, quả nặng 100N,bảng 14.1
Mỗi nhóm HS: + 1 thước GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm.
 + 1 giá TN, 1 ròng rọc, 1 thanh nằm ngang 
 + 1 quả nặng 200g, lực kế GHĐ 5N, dây kéo.
Tổ chức hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức(1’). Sĩ số:. Vắng:..
Kiểm tra bài cũ(5’): 
(?) Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc yếu tố nào? Viết công thức tính công và giải thích ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
Tạo tình huống học tập(2’).
GV: Để đưa 1 vật lên cao người ta có thể kéo trực tiếp hoặc sử dụng máy cơ đơn giản. Sử dụng máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi về Lực, nhưng liệu có thể cho ta lợi về công không? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
Bài Mới.
Hoạt động 
Nội dung
Hoạt động 1: Tiến hành Thí Nghiệm để so sánh công của máy cơ đơn giản với công kéo vật khi không dùng máy cơ đơn giản (12’)
GV: Y/c HS. HS: Đọc – nghiên cứu TN
- Quan sát hình vẽ 14.1 – nêu dụng cụ cần có.
- Các bước tiến hành TN
GV: Hướng dẫn TN –Treo bảng 14.1
- Yêu cầu HS quan sát
+ Y/c HS làm thí nghiệm sau đó lần lượt trả lời C1, C2, C3.
(?) So sánh 2 lực F1; F2? 
(?) So sánh 2 quãng đường đi được S1 và S2?
(?) Hãy so sánh công của lực kéo F1 (A1= F1.S1) và công của lực kéo F2 ( A2= F2.S2)?
GV: Do ma sát nên A2 > A1. Bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc, dây thì A1 = A2.
- Từ kết quả TN Y/c HS rút ra nhận xét C4
I.Thí nghiệm.
- Dụng cụ
- Tiến hành TN:
B1: Móc quả nặng vào lực kế kéo lên cao với quãng đường S1 = 
Đọc độ lớn F1 =
B2: Móc quả nặng vào ròng rọc động
- Móc lực kế vào dây
- Kéo vật chuyển động 1 quãng đường S1 = 
- Lực kế chuyển động 1 quãng đường S2 = 
- Đọc độ lớn F2 =
C1: F1 = F2
C2: S2 = 2S1
C3: A1= F1.S1
 A2= F2.S2 = F1.2.S1 = F1.S1
 Vậy A1= A2
C4: Nhận xét: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi. Nghĩa là không có lợi gì về công.
Hoạt Động 2: Phát biểu định luật về công (3’).
GV: Thông báo: Tiến hành TN tương tự đối với các máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự. 
(?) Qua TN trên em có thể rút ra định luật về công? HS: Đọc định luật
GV: Chốt lại nhấn mạnh cụm từ “và ngược lại”.
GV: Có trường hợp cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực, không được lợi về công như đòn bẩy.
II- Định luật về công
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Hoạt động 3: Làm các bài tập vận dụng định luật về công (18’).
GV nêu yêu cầu của câu C5, yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C5
(?) Trong trường hợp nào người ta kéo lực nhỏ hơn?
(?) Trong trường hợp nào thì công lớn hơn?
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của câu C6 và làm việc cá nhân với C6
(?) Dùng ròng rọc động đưa vật lên cao thì lực kéo được tính như thế nào?
(?) Quãng đường dịch chuyển của vật so với quãng đường kéo vật lên thẳng tính như thế nào?
- Lưu ý HS: Khi tính công của lực nào thì nhân lực đó với quãng đường dịch chuyển tương ứng.
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
- GV đánh giá và chốt lại vấn đề
III- Vận dụng
C5: Tóm tắt.
 P = 500N . h = 1m
 l1 =4m l2 = 2m
 Giải
a. Dùng mặt phẳng nghiêng kéo vật lên cho ta lợi về lực, chiều dài l càng lớn thì lực kéo càng nhỏ.
Vậy trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn
 F1 < F2 ; F1 = F2/2 (nhỏ hơn 2 lần)
b. Công kéo vật ở 2 trường hợp là bằng nhau (theo định luật về công).
c, Công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ôtô là:
 A = P.h = 500N.1m = 500J
C6:
 P = 420N
 S = 8m
a. F = ? ; h = ?
b. A = ?
 Giải
a. Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực:
 F = P/2 = 420N/2 = 210(N)
Quãng đường dịch chuyển dịch thiệt 2 lần 
 h = S/2 = 8/2 = 4 (m)
b. Công để nâng vật lên:
 A = P.h = 420.4 = 1680 (J)
Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà(5’).
1. Củng cố:
(?) Phát biểu định luật về công?
GV: Trong thực tế dùng máy cơ đơn giản nâng vật bao giờ cũng có sức cản của ma sát, của trọng lực ròng rọc, của dây . . . Do đó công kéo vật lên A2 bao giờ cũng lớn hơn công kéo vật không có lực ma sát A1. Ta có A2 > A1 
 gv thông báo hiệu suất của máy cơ đơn giản: H = 100%
A1: Công có ích; A2 : Công toàn phần; H: Hiệu suất.
Làm BT 14.1 (19 – SBT) : E- Đúng.
Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc định luật về công.
	- Làm bài tập: 14.2 -> 14.7 (19; 20 –SBT) - Đọc trước bài “Công suất”.
	- Hướng dẫn bài tập: 14.2 ; 14.7 (SBT).
Rút kinh nghiệm:
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày tháng năm 2013 
 Tuần từ 2013 đến /2013 
 Tiết 21– Bài 15: Công suất.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Mục Tiêu.
Kiến thức.
HS hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. HS biết lấy VD minh hoạ.
Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
Kĩ năng: Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất.Biết ý nghĩa con số ghi trên thiết bị
Thái độ: HS học tập nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
Chuẩn Bị.
Cả lớp: Hình vẽ H15.1(SGK)
Tổ chức hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức(2’): 	Sĩ số:/18 Vắng:
Kiểm tra bài cũ(5’):
(?) Phát biểu định luật về công? Viết công thức tính công? 
Chữa BT 14.1(SBT). E - Đúng.
Tổ chức tình huống học tập(3’).
ĐVĐ: Cho HS quan sát hình 15.1 Tóm tắt miệng. Để biết ai làm việc khoẻ hơn -> vào bài.
Bài Mới:
Hoạt động 
Nội dung
Hoạt động 1: Phát hiện kiến thức mới(10’)
GV nêu bài toán trong SGK (dùng tranh minh hoạ). Chia HS thành các nhóm và yêu cầu giải bài toán.
Điều khiển các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận để thống nhất lời giải.
- Từng nhóm HS giải bài toán theo các câu hỏi định hướng C1, C2, C3,
(?) Tính công thực hiện được của anh An và anh Dũng?
- Y/c HS Đọc - trả lời C2: Chọn đáp án đúng.
- Yêu cầu HS phân tích được tại sao đáp án đúng? Tại sao đáp án sai?
- Hãy tìm phương pháp chứng minh phương án c và phương án d là đúng. 
-> Rút ra phương án nào dễ thực hiện hơn?
- Yêu cầu HS hoàn thiện câu C3.
- So sánh khoảng thời gian An và Dũng để thực hiện cùng một công là 1J? Ai làm việc khoẻ hơn?
- So sánh công mà An và Dũng thực hiện được trong cùng 1s ?
I- Ai làm việc khoẻ hơn?
Tóm tắt: h = 4m
 P1 = 16N
 FA = 10 viên.P1 ; t1 = 50s
 FK.D = 15 viên.P1 ; t2 = 60s
C1: Công của anh An đã thực hiện:
A1 = FK.A.h = 10.P1.h = 10.16.4 = 640(J)
- Công của anh Dũng đã thực hiện:
A2 = FK.D.h = 15.P1.h = 15.16.4 = 960(J)
C2:
- Phương án a: không được vì thời gian thực hiện cuả 2 người khác nhau.
- Phương án b: Không được vì công thực hiện của 2 người khác nhau.
- Phương án c: Đúng nhưng phương pháp giải phức tạp.
- Phương án d: Đúng vì so sánh được công thực hiện trong 1 giây.
C3: + Để thực hiện cùng một công là 1J thì An và Dũng mất khoảng thời gian là: 
t1= = 0,078s t2== 0,0625s
t2 < t1 nên Dũng làm việc khẻ hơn
+ Trong cùng thời gian 1s An, Dũng thực hiện được một công lần lượt là:
A1= = 12,8(J) A2== 16(J)
A1 < A2 nên Dũng làm việc khoẻ hơn
NX: Anh Dũng làm việc khoẻ hơn, vì để thực hiện một công là 1J thì Dũng mất ít thời gian hơn (trong cùng 1s Dũng thực hiện được công lớn hơn).
Hoạt Động 2: Tìm hiểu về công suất, đơn vị công suất (5’).
GV: Để biết máy nào, người nào thực hiện được công nhanh hơn thì cần phải so sánh các đại lượng nào và so sánh như thế nào?
(?) Công suất là gì?
(?) Công thức tính công suất?
GV: Cho biết đơn vị tính công, đơn vị thời gian.
Cho biết đơn vị của công suất.
Cho biết ý nghĩa công suất Ô tô, công suất ghi trên thiết bị điện?(công động cơ thực hiện trong 1đv thơi gian; ở tbị:điện năng tiêu thụ trong 1 đv t gian)
II. Công suất.
HS: Đọc SGK - trả lời.
- Để so sánh mức độ sinh công ta phải so sánh công thực hiện được trong 1 giây -> công suất.
- Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
- Công thức: P = 
trong đó: P là công suất
 A là công thực hiện
 t là thời gian thực hiện công
III. Đơn vị công suất.
- Đọc SGK cho biết đơn vị công suất.
- Đơn vị: Nếu A= 1J ; t = 1s thì P = 1J/s
Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W
1W = 1 J/s; 1 kW (kilôoat) = 1000 W
 1 MW ( mêgaoat) = 1000 kW
Hoạt Động 3: Vận dụng giải bài tập – củng cố – về nhà.(15’)
- GV cho HS lần lượt giải các bài tập C4, C5, C6.
- Gọi HS lên bảng làm, cho HS cả lớp thảo luận lời giải đó.
- Lưu ý HS: Có thể tính công suất bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian là 1 giờ.
- Yêu cầu HS: Viết biểu thức tính công suất của Trâu; biểu thức thức tính công suất của máy.
- Lập tỉ số công suất của Trâu và công suất của máy.
Củng cố :
- Công suất là gì? Biểu thức tính công suất, đơn vị.
- Nói công suất của máy bằng 80W có nghĩa là gì:
Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm lại các câu từ C1 – C6.
- Làm các BT trong SBT: 
- Ôn lại toàn bộ kiến thức chuẩn bị cho tiết ôn tập HKI.
- Làm đề cương từ câu hỏi 1 đến 12 trong SGK bài 18. 
IV- Vận dụng
C4:
 PAn = 12,8 J/s = 12,8W
 PDũng = 16 J/s = 16W
C5: Tóm tắt
tTrâu = 2h; tmáy = 20 phút = h
 ATrâu = Amáy = A
 So sánh PTrâu và Pmáy 
 Giải
- Công suất của Trâu: PTrâu = = 
- Công suất của máy:
 Pmáy = = =
- Ta có: = = 
=> Pmáy = 6 PTrâu 
- Vậy công suất của máy lớn gấp 6 lần công suất của Trâu.
C6: Tóm tắt
 v = 9Km/h = 2,5m/s
 F = 200N
a, P = ? b, Chứng minh P = F.v
 Giải
a, 1 giờ (= 3 600s) Ngựa đi được 9 Km (= 9000m)
- Công của Ngựa là:
 A = F.S = 200. 9 000 = 1 800 000 (J)
- Công suất của Ngựa là:
 P = = 1 800 000/3 600 = 500 (W)
b, Chứng minh: 
P = = F.S/t = F.v (Vì S/t = v)
Rút kinh nghiệm:
 Ký duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày tháng năm 2013
 Tuần từ đến
 Tiết 17: Ôn tập Học kì I.
Ngày soạn 
Ngày dạy
Mục Tiêu.
Kiến thức: 
Ôn tập, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của phần Cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải các bài tập trong phần Cơ học.
 2 . Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính toán bài tập.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học, trung thực trong hoạt động nhóm.
Chuẩn Bị.
GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập lên Bảng Phụ(Bản đồ tư duy).
HS: Ôn tập các kiến thức đã học.
Tổ chức hoạt động dạy và học.
ổn định tổ chức(2’): 	Sĩ số Vắng
Kiểm tra bài cũ:
GV kết hợp trong kiểm tra bài mới. 
Chữa BT 14.1(SBT). E - Đúng.
Bài Mới:
Hoạt động 
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức thảo luận hệ thống câu hỏi GV đưa ra
GV nêu các câu hỏi:
Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Vật như thế nào được gọi là đứng yên? Giữa chuyển động và đứng yên có tính chất gì? Người ta thường chọn những vật nào làm vật mốc?
Câu 2: Vận tốc là gì? Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
Câu 3: Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính theo công thức nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của từng đại lượng?
 Câu 4: Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực? Biểu diễn véc tơ lực sau: Trọng lực của một vật là 1500N và lực kéo tác dụng lên xà lan với cường độ 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.
 Câu 5: Hai lực cân bằng là gì? Quả cầu có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây cố định. Hãy biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên quả cầu với tỉ lệ xích 1cm ứng với 1N.
 Câu 6: Quán tính là gì? Quán tính phụ thuộc như thế nào vào vật? Giải thích hiện tượng: Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống chân ta bị gập lại? Tại sao xe ôtô đột ngột rẽ phải, người ngồi trên xe lại bị nghiêng về bên trái?
 Câu 7: Có mấy loại lực ma sát? Lực ma sát xuất hiện khi nào? Lực ma sát có lợi hay có hại? Lấy ví dụ minh hoạ?
 Câu 8: áp lực là gì? áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
 Câu 9: Đặc điểm của áp suất chất lỏng? Viết công thức tính? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
 Câu 10: Bình thông nhau có đặc điểm gì? Viết công thức của máy dùng chất lỏng?
 Câu 11: Độ lớn áp suất khí quyển được tính như thế nào?
 Câu 12: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? Có mấy cách xác định lực đẩy Acsimet?
 Câu 13: Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
GV: Chia HS thành nhóm mỗi nhóm nghiên cứu 4 câu.
GV tổ chức cho HS thảo luận đưa ra đáp án đúng.
GV khen thưởng và cho điểm nhóm thự hiện tốt.
I. Lý thuyết.
HS: phát biểu.
Câu 1: + Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học (chuyển động).
+ Tương đối, Trái Đất.
Câu 2: + Quãng dường chạy được trong một giây gọi là vận tốc.
+ v = Trong đó: v là vận tốc
 s là quãng đường đi được
 t là thời gian đi hết q.đ đó
Câu 3: + Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian.
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian.
Vtb = 
Câu 4: HS lên bảng vẽ.
Câu 5: + Hai lực cân bằng: Cùng đặt vào 1 vật có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
+ HS biểu diễn trên bảng.
Câu 6: + Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
+ HS giải thích:
Câu 7: + Có 3 loại lực ma sát: Ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.
+ 
Câu 8: Nêu về áp suất, áp lực.
Nhóm 3: Câu 9 – Câu12:
Câu 9: + áp lực phụ thuộc vào: Độ lớn của lực và diện tích mặt tiếp xúc.
+ áp suất: p = 
F: áp lực
S: diện tích bị ép
p: áp suất.
Câu 10:
Câu 11:
Câu 12: Lực đẩy ác-si-mét
 FA = d.V
Trong đó: 
 V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ
 d: Trọng lượng riêng của chất lỏng
 FA: Độ lớn lực đẩy
Nhóm 4:
Câu 13: Điều kiện để 1 vật nhúng chìm trong chất lỏng:
+ Nổi lên: P < FA hay dvật < dchất lỏng 
+ Chìm xuống: P > FA hay dvật > dchất lỏng
+ Cân bằng “lơ lửng” khi:
 P = FA hay dvật = dchất lỏng 
Hoạt động 2: Giải bài tập.
GV: + Y/c HS đọc và giải bài tập 1: tr.65.
+ Y/c 1 HS lên bảng làm bài.
GV cho HS nhận xét, sửa chữa sai sót nếu có.
+ Y/

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoanvatly8dasuanam2013.doc