Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 50: Kính lúp

I- MỤC TIÊU:

 1/Kiến thức:

- Trả lời được câu hỏi kính lúp dùng để làm gì?. Nêu được hai đặc điểm của kính lúp. ( Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.)

- Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.

 2/Kĩ năng:

- Biết sử dụng kính lúp để quan sát một số vật nhỏ.

 3/Thái độ:

- Nghiêm túc, tinh thần hợp tác trong giờ học.

- Cận thận, tỉ mỉ.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3302Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 50: Kính lúp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/03/2012. Ngày dạy: 22/03/2012
Tuần: 29 .Tiết PPCT: 56
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Ngọc Phượng.
Giáo sinh thực tập: Lại Thị Phương Linh.
BÀI 50: KÍNH LÚP
I- MỤC TIÊU:
 	1/Kiến thức:
- Trả lời được câu hỏi kính lúp dùng để làm gì?. Nêu được hai đặc điểm của kính lúp. ( Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.)
- Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
 	2/Kĩ năng:
- Biết sử dụng kính lúp để quan sát một số vật nhỏ.
 3/Thái độ:
- Nghiêm túc, tinh thần hợp tác trong giờ học.
- Cận thận, tỉ mỉ.
II-CHUẨN BỊ:
	¬ Giáo viên:
- 7 kính lúp có số bội giác là 1,5x, bảng phụ kẻ ô chữ tổ chức trò chơi.
- Giáo án, SGK, thước.
 	¬ Học sinh:
- Học bài cũ, xem trước bài mới.
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
- Nêu biểu hiện của tật mắt cận và mắt lão. Loại kính phải đeo để khắc phục mỗi tật mắt này?
Trả lời:
— Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.
— Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
	3. Bài mới:
	* Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày nếu chúng ta muốn quan sát những chi tiết nhỏ của một số đồ vật như chi tiết trong đồng hồ, tronh mạch điện tử của máy thu thanh hay quan sát động vật côn trùng nhỏ bé Người ta hay sử dụng dụng cụ gì?. Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này thì hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài mới. BÀI 50: KÍNH LÚP.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KÍNH LÚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS đọc mục I (SGK).
- GV phát kính lúp cho mỗi nhóm và yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để nhận biết và tìm hiểu đặc điểm của kính lúp trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Kính lúp là thấu kính gì?. Có đặc diểm gì?
- Tại sao em biết kính lúp là thấu kính hội tụ?
- Kính lúp dùng đề làm gì? Cho ví dụ.
- GV cầm kính lúp và giới thiệu mỗi kính lúp có một số bội giác, số bội giác ghi trên kính. ( Kính lúp phát cho HS có số bội giác là 1,5 x)
- Hãy cho biết số bội giác được kí hiệu là gì và được ghi như thế nào?
- Số bội giác của một kính lúp là 3x điều đó cho biết điều gì?
- Số bội giác của kính lúp cho biết điều gì?.
- Cho biết mối liên hệ giữa số bội giác (G) của kính lúp và ảnh của vật khi quan sát qua kính lúp?
- GV giới thiệu: 
G = 
f đo bằng đơn vị (cm).
 G đơn vị điốp (dp).
- Hãy cho biết mối liên hệ giữa tiêu cự f và số bội giác (G) của một kính lúp?.
- GV thông báo kính lúp luôn có số bội giác lớn hơn 1 và số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5.
- GV yêu cầu HS đọc C1 và trả lời C1.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc C2 và trả lời C2.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS kết luận nội dung chính.
I. Kính lúp là gì?
- HS đọc mục I (SGK).
- HS nhận kính lúp, tìm hiểu đặc điểm của kính lúp để trả lời câu hỏi của giáo viên.
- HS trả lời:
Kính lúp là TKHT, có tiêu cự ngắn. 
- HS trả lời:
+ Ảnh to hơn vật. cùng chiều với vật.
+ Dùng tay nhận biết.
- HS trả lời:
Người ta dùng kính lúp để quan sát những vật nhỏ.
Ở môn sinh học biết kính lúp dùng quan sát các bộ phận của con kiến như là chân kiến, gân lá, phần cắt của rễ cây.
- HS chú ý nghe giảng và ghi nhận.
- HS trả lời:
Số bội giác của kính lúp kí hiệu là G. Được ghi bằng các con số như: 2x, 3x, 5x,
- HS trả lời:
 Số bội giác của một kính lúp là 3x cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp 3 lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
- HS trả lời:
 Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
- HS trả lời:
Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn.
- HS chú ý nghe giảng và ghi nhận.
- HS trả lời: G và f tỉ lệ nghịch với nhau.
 Khi fmin à Gmax.
- HS ghi nhận.
- HS đọc C1 và trả lời C1.
C1: Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng ngắn.
- HS ghi nhận.
- HS đọc C2 và trả lời C2.
C2: Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp là 16,7 cm.
- HS ghi nhận.
- HS kết luận.
Kết luận:
- Kính lúp là TKHT, có tiêu cự ngắn.
- Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁCH QUAN SÁT MỘT VẬT QUA KÍNH LÚP VÀ SỰ TẠO ẢNH QUA KÍNH LÚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV giới thiệu kính lúp có số bội giác là 1,5 và tiêu cự là f = 16,7 như vừa tìm hiểu ở C2 để quan sát dòng chữ trên trang sách.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm sử dụng kính lúp quan sát dòng chữ trên trang sách. Đặt kính sát dòng chữ trên trang sách rồi đưa ra xa đến khi nhìn thấy ảnh của vật rõ. Hãy tính khoảng cách từ dòng chữ đến kính.
- Vì sao khoảng cách từ dòng chữ tới kính đo được là khác nhau?
- So sánh khoảng cách từ vật đến kính và tiêu cự ? 
- Vậy vật ở đâu trước thấu kính?
- Mời HS lên vẽ hình
- Vậy qua thấu kính hội tụ sẽ có đặc điểm như thế nào ?. Qua kính sẽ có ảnh ảo hay ảnh thật?. To hay nhỏ hơn vật ?
- Muốn có ảnh như C3 ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính ?.
- GV yêu cầu HS đọc kết luận và yêu cầu HS rút ra kết luận về vị trí của vật cần quan sát bằng kính lúp và đặc điểm của ảnh tạo bởi kính lúp khi đó.
II) CÁCH QUAN SÁT MỘT VẬT QUA KÍNH LÚP VÀ SỰ TẠO ẢNH QUA KÍNH LÚP:
- HS chú ý.
- HS hoạt động nhóm quan sát dòng chữ trên trang sách rồi trả lời khoảng cách từ dòng chữ đến kính.
- HS vì mắt mỗi người là khác nhau nên khi quan sát qua kính lúp sẽ có khoảng cách nhìn khác nhau.
- HS trả lời 
 d < f
- HS: Vật ở trong khoảng tiêu cự
- HS lên vẽ hình.
- HS trả lời
C3: Ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
- HS trả lời
C4: Đặt vật trong khoảng tiêu cự.
- HS đọc kết luận:
 Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS vận dụng trả lời C5.
- GV nhận xét và bổ xung.
III) VẬN DỤNG:
- HS vận dụng trả lời C5.
+ Quan sát những chi tiết nhỏ của một số đồ vật như: trong đồng hồ, trong mạch điện tử của máy thu thanh, trong một bức tranh, bản đồ, bình cổ, trong sinh học, đọc báo
+ Quan sát những chi tiết nhỏ của một số con vật hay thực vật như các bộ phận của con kiến, con muỗi, con ong, các vân trên lá cây, các chi tiết của mặt cắt của rễ cây.
+ Quan sát các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
- HS ghi nhận.
4) Củng cố:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV tổ chức trò chơi để củng cố bài học.
Câu 1: Đây là một dụng cụ làm bằng vật liệu trong suốt được giới hạn bởi 2 mặt cầu hoặc một mặt cầu và một mặt phẳng?
Câu 2: Đây là một đại lượng vật lí cho biết độ lớn của ảnh khi quan sát qua vật kính lúp?
Câu 3: Mắt nhìn thấy gì của vật khi quan sát qua kính lúp?
Câu 4: Kính lúp dung để quan sát đối tượng nào?
Câu 5: Kích thước ảnh của vật khi quan sát qua kính lúp như thế nào so với kích thước thật của vật?
Câu 6: Đại lượng kí hiệu là f của thấu kính?
Câu 7: Từ còn thiếu trong câu sau:
Sừ dụng tia tới đến quang tâm để vẽ ảnh của vật qua kính lúp thì tia này cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo  của tia tới.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và có 
- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời.
H
N
Í
K
U
Ấ
H
T
1
B
Ộ
I
G
I
C
Á
Ố
S
2
Ả
H
N
Ả
O
3
V
Ậ
T
Ỏ
H
N
4
N
Ơ
H
N
Ớ
L
5
T
I
Ê
Ự
C
U
6
G
N
Ơ
Ư
H
P
7
- HS đọc phần ghi nhớ.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài 50.1à 50.6 SBT
- Đọc trước bài mới Bài 52: ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
	Bình Long, ngày 19 tháng 03 năm 2012
	 Kí duyệt của GVHD	 Người thực hiện	
 Phạm Thị Ngọc Phượng Lại Thị Phương Linh 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_50_Kinh_lup.doc