Giáo án môn Vật lý 9 - Thực hành: Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

1./ MỤC TIÊU:

1.1./ Kiến thức :

Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở: từ Vôn kế để đo hiệu điện thế và Ampe kế để đo cường độ dòng điện.

Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.

1.2./ Kĩ năng :

Sử dụng đúng các dụng cụ đo: vôn kế, ampe kế.

Biết cách dùng Ampe kế và Vôn kế để xác định điện trở của một vật.

1.3./ Thái độ :

Cẩn thận, kiên trì, trung thực, chú ý an toàn trong sử dụng điện.

Biết bảo vệ vệ sinh trong thực hành.

2./ NỘI DUNG HỌC TẬP:

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Thực hành: Xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3 Tiết 3
Tuần 2
Ngày dạy: 01/9/2015
§3 THỰC HÀNH : XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ
1./ MỤC TIÊU:
1.1./ Kiến thức : 
Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở: từ Vôn kế để đo hiệu điện thế và Ampe kế để đo cường độ dòng điện.
Mô tả được cách bố trí và tiến hành được TN xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
1.2./ Kĩ năng :
Sử dụng đúng các dụng cụ đo: vôn kế, ampe kế.
Biết cách dùng Ampe kế và Vôn kế để xác định điện trở của một vật.
1.3./ Thái độ :
Cẩn thận, kiên trì, trung thực, chú ý an toàn trong sử dụng điện.
Biết bảo vệ vệ sinh trong thực hành.
2./ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Biết cách dùng Ampe kế và Vôn kế để xác định điện trở của một vật.
3./ CHUẨN BỊ :
3.1/. GV :
Cả lớp : 1 đồng hồ đo điện đa năng
3.2/. HS: 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS : 1 dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị + 1 công tắc điện + 1 nguồn điện có thể điều chỉnh được các giá trị U từ 0à6V một cách liên tục + 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V + 1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A + 7 đoạn dây nối.
4./ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
	4.1./ Ổn định, tổ chức và kiểm diện : 
Kiểm diện HS
Các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị báo cáo thực hành của các bạn nhóm mình.
4.2./ KIỂM TRA MIỆNG : ( 10 diểm )
GV:+ Viết công thức tính R ? Muốn đo I giữa hai đầu dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo? Muốn đo U giữa hai đầu dây dẫn cần dùng dụng cụ gì ? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?
+Vôn kế - Mắc song song, chốt (+) của vônkế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện. Ampe kế - Mắc nối tiếp chốt (+) của ampekế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện.
4.3./ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC : (Thực hành) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1 : ( 10 phút )
Mục tiêu: Tìm hiểu phần chuẩn bị 
-GV : Gọi đại diện 1 nhóm nêu các dụng cụ cần chuẩn bị
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu thiếu
-GV :YC các nhóm nhận dụng cụ thực hành.
-GV: Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện.
* HĐ2 : ( 20 phút )
Mục tiêu: Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo. 
-GV : YCHS vẽ lên bảng sơ đồ mạch điện TN
- HS: Từng HS vẽ sơ đồ mạch điện TN (có thể trao đổi nhóm)
-GV : Gọi 1 HS lên bảng vẽ
HS khác nhận xét, sửa, bổ sung
GV hoàn chỉnh sơ đồ
-HS : Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ
-HS : Tiến hành đo, ghi kết quả vào bảng.
-GV : + Theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra các nhóm mắc mạch điện (chú ý cách mắc ampe kế và vôn kế)
 + Nhắc nhở HS đều tham gia hoạt động tích cực
-HS : Cá nhân HS hoàn thành báo cáo để nộp.
GDHN: nhà bác học Ôm khi tìm ra định luật trong một hoàn cảnh khó khăn, từ đó cho ta thấy được tinh thần học tập, nghiên cứu vượt khó của các nhà bác học ( các em có thể đọc trong phần có thể em chưa biết) 
I./ Chuẩn bị : SGK/9
II./ Nội dung thực hành :
1./ Vẽ sơ đo 
2./ Mắc mạch điện theo sơ đồ và tiến hành đo
Kết quả đo:
Kết quả đo
Lần đo
Hiệu điện thế (V)
CĐDĐ (A)
Điện trở ()
1
2
3
4
5
1. Tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo.
2. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở: . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
3. Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau ( nếu có ) cuả các trị số vừa tính được trong mỗi lần đo.
THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN BẰNG VON KẾ VÀ AMPE KẾ
1. Trả lời câu hỏi:
a) Viết công thức tính điện trở: 
b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?
c) Muốn đo cường độ dịng điện chạy qua một dây dẫn cán dùng dụng cụ gì ? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo ?
2. Kết quả đo:
Kết quả 
Lần đo
Hiệu điện thế
Cường độ dịng điện
Điện trở
a) Tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo.
b) Tính gi trị trung bình cộng của điện trở.
c) Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo.
4.4./ Tổng kết:
-GV: YC vài nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
-GV : Thu báo cáo TH của HS. Nêu kết quả của một nhóm điển hình.
-HS : Nhóm khác nhận xét.
-GV: Nhận xét chung theo các bước:
 + Kết quả thực hành theo báo cáo.
 + Thao tác thí nghiệm.
 + Tinh thần học tập của nhóm.
 + Ý thức kỉ luật khi làm việc.
4.5./ Hướng dẫn học tập: 
Đối với bài học ở tiết này: 
- Đọc phần “có thể em chưa biết”/9SGK.
Nghiệm lại cách đo điện trở một vật bằng Vôn kế và Ampe kế.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo: 
§4 “Đoạn mạch nối tiếp”.
+ Ôn lại kiến thức lớp 7 : cường độ dòng điện, và hiệu điện thế trong mạch nối tiếp.	
+ CĐDĐ trong đoạn mạch nối tiếp như thế nào?
+ Hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp như thế nào?	
5./ PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docthuc_hanh_xac_dinh_dien_tro.doc