Giáo án môn Vật lý - Bài 4: Làm quen với thí nghiệm thực hành khoa học

I. Mục tiêu:

 - Quan sát và ghi chép được các hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm

 - Lập được bảng số liệu khi tiến hành thí nghiệm.

 - Vẽ được hình khi quan sát mẫu vật bằng kính lúp, kính hiển vi quang học

- Thực hiện các quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm

II.Chuẩn bị:

- Đồng hồ bấm giây; thước đo độ dài.

- Một đoạn video liên quan đến bài học

(Cho mỗi nhóm)

- Thí nghiệm : 3 tờ giấy A4 giống nhau(1 tờ để nguyên; 1 tờ vo tròn; một tờ cắt tua;)

- Bảng khảo sát thí nghiệm

III.Nội dung các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý - Bài 4: Làm quen với thí nghiệm thực hành khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: LÀM QUEN VỚI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH KHOA HỌC
(Thời lượng: 3 tiết)
I. Mục tiêu:
	- Quan sát và ghi chép được các hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm
	- Lập được bảng số liệu khi tiến hành thí nghiệm.
	- Vẽ được hình khi quan sát mẫu vật bằng kính lúp, kính hiển vi quang học
- Thực hiện các quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm
II.Chuẩn bị: 
Đồng hồ bấm giây; thước đo độ dài.
Một đoạn video liên quan đến bài học
(Cho mỗi nhóm)
Thí nghiệm : 3 tờ giấy A4 giống nhau(1 tờ để nguyên; 1 tờ vo tròn; một tờ cắt tua;)
Bảng khảo sát thí nghiệm
III.Nội dung các hoạt động:
Tiết 1
A. Khởi động:
HĐ của học sinh
Kết quả học sinh đạt được
HĐ của giáo viên
Dự kiến khó khăn
Đề xuất giúp học sinh
Phương tiện
- Cả lớp cùng quan sát
- Nhóm: Trao đổi và ghi lại ý kiến vào vở sau khi xem hình .
-Cá nhân: Trả lời các câu hỏi trước nhóm.
- Cả nhóm thống nhất ý kiến trả lời, báo cáo giáo viên.
- Các nhóm đọc nội dung phần khảo sát quá trình rơi của vật.
- Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm của hai học sinh trên bảng và bấm đồng hồ, ghi lại kết quả vào bảng khảo sát.
- Các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời ghi vào vở. 
- Báo cáo với giáo viên.
+ Thiết bị dùng để quan sát những hình ảnh trên dễ dàng là kính lúp.
+ Dùng kính hiển vi để đo
+ Sử dụng đồng hồ bấm giây: Trước khi bấm, xem đồng hồ phải ở số không 
+ Khi bạn thả giấy bấm đồng hồ, khi giấy rơi xuống đất bấm đồng hồ lần nữa và ghi kết quả. 
+ Khi tờ giấy để nguyên thì sự cản của không khí lên nó nhiều nên rơi chậm, còn tờ giất vo tròn hoặc cắt tua thì sự cản của không khí ít nên rơi nhanh.
+ Khác nhau. Vì chúng em bấm đồng hồ không đều tay.
- Hiển thị đoan video cho học sinh xem
-YC: Xem hình 4.1 đến 4.3 
 - Ước lượng đường kính sợi tóc.
- Hoạt động cặp đôi thảo luận trả lời 2 câu hỏi trong tài liệu.
- GV: Thống nhất các câu trả lời của HS.
- YC học sinh đọc nội dung khảo sát quá trình rơi của vật.
- YC 2 HS lên bảng cùng tham gia làm thí nghiệm, các học sinh còn lại của các nhóm quan sát và bấm đồng hồ và ghi lại kết quả vào bảng.
- YC cả nhóm cùng thảo luận trả lời các câu hỏi ở phần thảo luận trang 33.
- Thống nhất ý kiến hợp lý của các nhóm yêu cầu ghi vở.
- Học sinh khó vẽ hình, mất nhiều thời gian.
- Ước lượng không đúng, sai lệch nhiều
- Bấm đồng hồ không chình xác
- HS sẽ trả lời tờ giấy vo tròn nặng hơn tờ giấy để nguyên
- Không yêu cầu vẽ lại hình.
- Khoảng 1/10 mm
- Làm lại thí nghiệm nhiều lần
- GV làm thí nghiệm với cùng 1tờ giấy trong hai trạng thái: để nguyên rồi vo tròn
- Máy chiếu
- Tài liệu
- Lời nói
- Dụng cụ thí nghiệm
B. Vận dụng:
HĐ của học sinh
Kết quả học sinh đạt được
HĐ của giáo viên 
Dự kiến khó khăn
Đề xuất giúp học sinh
Phương tiện
- Thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
- Báo cáo với GV.
- Sử dụng dù để làm cho sự rơi của người chậm lại. tránh nguy hiểm đến tính mạng của người lính.
- Sau khi Học sinh ghi vở xong GV hỏi cả lớp: qua kiến thức các em đã tìm ra có mối liên hệ nào tới video chúng ta xem đầu bài học.
C. Tìm tòi mở rộng:
HĐ của học sinh
Kết quả học sinh đạt được
HĐ của giáo viên 
Dự kiến khó khăn
Đề xuất giúp học sinh
Phương tiện
-HS: (Chia sẻ), trao đổi với người thân hoặc tìm hiểu trên internet.
+ Nội dung 1: Cẩn thận, gọn gang, sạch sẽ, dọn vệ sinh sau khi thực hành,
+ Nội dung 2: Khi đường chưa tan thì trọng lượng riêng của hạt chanh lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên hạt chanh chìm. Khi đường tan thì nước đường có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của hạt chanh nên đẩy hạt chanh nổi lên mặt nước. (giống như bơm khí nhẹ vào bong bóng)
- GV: (Chia sẻ)
+ Yêu cầu học sinh thưc hiện nội dung 1.
+ Yêu cầu học sinh về nhà làm thí nghiệm sau: Khi uống nước chanh, vắt chanh vào nước trước khi cho đường vào (có cả hạt chanh), ta thấy hạt chanh chìm xuống đáy. Khi bỏ đường vào và khuấy cho đường tan hết thì hạt chanh lại nổi lên mặt nước. Tìm câu trả lời. (Nhớ làm cho vệ sinh, sau khi thí nghiệm ta có thể uống)
- HS không thề trả lời được
-Hỏi người that hoặc tìm hiểu trên internet
IV. Dặn dò:
	-Tìm hiểu nội dung phần B “Hoạt động hình thành kiến thức” để chuẩn bị cho tiết sau.
	-Thực hiện các yêu cầu mục vận dụng và tìm tòi mở rộng cuối bài 4 theo hướng dẫn.
V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....
....
.
....
....
.
....
.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE_HOACH_DAY_HOC_BAI_4_KHTN_6.doc