Giáo án môn Vật lý - Điện trở của dây dẫn – Định luật ôm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

 - Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì

 - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.

 2.Kĩ năng:

 - Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản.

 3.Thái độ:

 - Có thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ::

 1. Giáo viên: Kẻ sẳn bảng giá trị thương số U/I dối với dây dẫn 1 ,2 của bảng 1 và bảng 2 của bài trước

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý - Điện trở của dây dẫn – Định luật ôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Ngày soạn: 20/08/2015
Tiết: 02
Ngày dạy: 25/08/2015
Tiết 2 – Bài 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
 - Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì
 - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.
 2.Kĩ năng:
 - Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản.
 3.Thái độ:
 - Có thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ::
 1. Giáo viên: Kẻ sẳn bảng giá trị thương số U/I dối với dây dẫn 1 ,2 của bảng 1 và bảng 2 của bài trước
 2. Học sinh: Đọc trước nội dung SGK
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học
9A4 
Có phép:......
Không phép:.
9A5
Có phép:......
Không phép:.
9A6
Có phép:..
Không phép:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Em hãy nêu mối quan hệ (sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế) giữa hai đầu dây dẫn.
 3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
Như SGK
Hs lắng nghe
Hoạt động 3 : Tìm hiểu khái niệm điện trở của dây dẫn :
* Lần lượt gọi HS trình bày câu C1; C2 và cho HS nhận xét việc trình bày của bạn. 
(Sử dụng bảng phụ 1 và bảng phụ 2)
* Cho HS đọc thông tin SGK.
- Điện trở là gì? 
- Điện trở được ký hiệu trên sơ đồ như thế nào?
- Đơn vị điện trở là gì?
* Thông báo cho HS 1 ôm là gì.
-1 Kilôôm bằng bao nhiêu Ôm?
* Thông báo cho HS về giá trị của Mêgaôm.
- Điện trở có ý nghĩa gì?
* Hoạt động cá nhân:
+ HS1 trình bày kết quả trả lời câu C1 đã chuẩn bị ở nhà.
+ HS2 nêu nhận xét, bổ sung, sửa sai.
+ HS3 trình bày kết quả trả lời câu C2 đã chuẩn bị ở nhà.
 + HS4 nêu nhận xét khi được gọi.
* Từng HS thu thập thông tin từ sách giáo khoa.
- Trị số không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó. 
- Vẽ hai dạng ký hiệu điện trở.
- Đơn vị điện trở là ôm (). 
* Nghe thông báo của GV thế nào là 1 ôm.
= 1 Kilôôm bằng 1 000 ôm.
* Ghi nhậm giá trị của mêgaôm được GV thông báo.
- Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
I. ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN:
1. Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn:
2. Điện trở:
- Trị số không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
- Ký hiệu sơ đồ: 
- Đơn vị điện trở là Ôm ().
 .
* 1k = 1.000
 1M = 1.000.000
- Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Hoạt động 4: Phát biểu và viết hệ thức định luật ôm :
* Lần lượt gọi HS lên bảng. 
- Viết hệ thức định luật Ôm?
- Giải thích ký hiệu và đơn vị của từng đại lượng.
* Gọi hai HS lần lượt phát biểu nội dung định luật Ôm.
* Hoạt động cá nhân, HS lên bảng khi được gọi.
- Hệ thức định luật Ôm 
 + HS1 ý nghĩa, đơn vị U.
 + HS2 ý nghĩa, đơn vị I.
 + HS3 ý nghĩa, đơn vị R.
* Từng HS chuẩn bị phát biểu nội dung định luật Ôm khi được gọi. 
II. ĐỊNH LUẬT ÔM:
1. Hệ thức của định luật:
Trong đó:
U: HĐT, đơn vị (V)
I: CĐDĐ, đơn vị (A)
R: điện trở, đơn vị ()
2. Phát biểu định luật:
	Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Hoạt động 6: Vận dụng :
- Gọi một hs đọc bài C3 ?
-Hướng dẫn hs tìm hiểu bài và tóm tắt 
+ Trong bài đại lượng nào đã cho biết ? các đại lượng đó được ký hiệu như thế nào ?
+ Đại lượng nào cần tìm ?
- Hướng dẫn học giải : Muốn tìm các đại lượng đó ta áp dụng công thức nào ? 
- Cùng một hiệu điện thế , biết điện trở của từng dây (có điện trở R1, R2) biết có điện trở R2 =3R1
vậy muốn tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở ta áp dụng công thức nào ?
-Muốn so sánh cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở thì ta phải làm như thế nào ?
- Để đơn giản cho bài toán ta gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu của mỗi dây dẫn I1,I2 là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có điện trở R1, R2
- Cho hs làm việc cá nhân hoàn thành C4
- Mời một hs lên bảng làm 
- Mời một vài hs nhận xét bài làm trên bảng 
Thu thập và ghi nhớ nội dung cần ghi nhớ chốt lại 
- Từng hs trả lời C3 , C4 theo hướng dẫn của GV C3:
Cho biết
R= 12 W
I=0,5A
_______
U=? 
Bài giải
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là:
U = 0,5.12 = 6V
Gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu của mỗi dây dẫn I1,I2 là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có điện trở R1, R2
- Với dây dẫn 1 ta có :
- Với dây dẫn 2 ta có : 
mà R2 =3R1 => 
ta có 
 vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn 1 bằng 3 lần cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn 2
III. Vận dụng :
Cho biết
R= 12W 
I=0,5A
 _______
 U=? 
Bài giải
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là
U=0,5.12= 6V
C4:HS tự làm 
IV. CỦNG CỐ : 
 - Gọi một đến 2 hs đọc phần ghi nhớ SGK ?
 - Công thức R=U/I dùng để làm gì ? Từ công thức này phát biểu rằng U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần đúng hay sai? Vì sao ?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : 
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ , trả lời và xem lại toàn bộ các lệnh C1 à C5 ,làm bài tập SBT , xem trước bài 3 .
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docli_9_tuan_1_tiet_2.doc