Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Bài 51: Bài tập quang hình học

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp)

 Thực hiện đúng về các phép quang hình học

 Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học

2. kỹ năng:

- Giải các bài tập về quang hình học.

3. Thái độ:

- Cẩn thận

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 915Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Bài 51: Bài tập quang hình học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31: TIẾT 59
BÀI 51 : BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC
- Ngày soạn : 04 /04/17
- Ngày dạy : 14 /04 /17
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp)
Thực hiện đúng về các phép quang hình học 
Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học 
2. kỹ năng:
- Giải các bài tập về quang hình học.
3. Thái độ:
- Cẩn thận
II. CHUẨN BỊ: 
 * Mỗi nhóm HS: Ôn lại kiến thức từ bài 40 đến bài 50.
 * Giáo viên : Dụng cụ minh họa cho bài tập 1 
*PP: Nêu vấn đề, HĐ nhóm, vấn đáp , giải thích..
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. HĐ1: Kiểm diện - kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập: (3ph)
- GV: Ổn định lớp 
- HS: Báo cáo SS
- GV: + HS1: Kính lúp là gì ? cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ? 
 * Làm BT 50.1 và 50.2 (ghi sẳn ở bảng con)
 + HS2: Nhận xét phần lý thuyết của HS1 + BT 50.4 
- HS1: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho ảnh ảo lớn hơn vật, mắt nhìn thấy ảnh ảo đó. 
Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn. 
BT: 50.1 : C . Một con kiến 
50.2 : C . Thấu kính hội tụ có f = 10 cm
- HS2: (nhận xét : HS1 trả lời)
*BT: 50.4 : 
- Dùng kính lúp có số bội giác 3x ta sẽ thấy ảnh lớn hơn khi dùng kính lúp có số bội giác 2x khi quan sát cùng một vật trong cùng một điều kiện quan sát 
+ Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn kính 3x
 Vì : 
Tương tự kính lúp 3x :
2. HĐ2: Giải bài I (12ph)
* Hoạt động của thầy và trò :
* Nội dung :
- GV: (gọi HS đọc bài 1)
- HS: (đọc theo Y/C)
- GV: (giới thiệu dụng cụ TN và tiến hành TN như bài 1 gọi 1 HS lên quan sát)
- HS: (quan sát GV làm TN)
- GV: + Trước khi đổ nước, mắt có nhìn thấy tâm O ở đáy bình không ?
- HS:  không nhìn thấy tâm O ở đáy bình 
- GV:+ Vì sao khi đổ nước vào bình, thì mắt lại nhìn thấy tâm O? 
- HS: Mắt nhìn thấy O, do ánh sáng từ O truyền qua nước, qua không khí vào mắt. 
- GV: Làm thế nào để vẽ được đường truyền ánh sáng từ O đến mắt?
- HS: Ánh sáng từ O truyền tới mặt phân cách giữa 2 môi trường sau đó có một tia khúc xạ trùng với tia IM. Vậy I là điểm tới, ta nối OIM, OIM là đường truyền của tia sáng từ O vào mắt qua môi trường nước và không khí 
- GV: Y/C HS vẽ (lưu ý HS vẽ đúng tỉ lệ)
- HS: Vẽ theo tỉ lệ của bài
I. Bài I : (Về hiện tượng khúc xạ ánh sán )
 Giải :
Tia sáng từ tâm O của đáy bình truyền đến mắt theo hình sau :
 N’ M
 I
 P Q	
 O N 
OI : tia tới 
IM : tia khúc xạ
OIN : góc tới
N’IM : góc khúc xạ 
3. HĐ3 : Giải bài 2 (15ph)
- GV: Gọi HS đọc bài 2
- HS: Đọc theo Y/C
A
B
F’
F’
 O
- GV: Y/C HS chọn AB theo một tỉ xích thích hợp và tiến hành dựng ảnh A’B’ bằng 2 trong 3 tia sáng đặc biệt 
- HS: Chọn và vẽ theo Y/C
- GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ
- HS: Vẽ như hình trên
- GV: Y/C HS đo chiều cao của ảnh và chiều cao của vật trả lời câu b.
- HS: Đo và trả lời 
(ảnh A’B’ lớn gấp 3 lần vật) 
- GV : Gơị ý HS cách tính AB, A’B’ bằng cách xét các cặp tam giác đồng dạng 
- HS: Hai tam giác OAB và OA’B’ đồng dạng nên : 
Hai tam giác F’IO và F’A’B’ đồng dạng nên :
Từ (1) và (2) Ảnh cao gấp 3 lần vật. 
II. Bài 2: (Về việc dựng ảnh cuả một vật sáng qua thấu kính hội
 tụ)
a. Vẽ ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính hội tụ :
OA = 16 cm
OF = 12 cm
Chọn : AB = 4 cm
Vẽ A’B’
b. Đo chiều cao của ảnh và của vật :
Theo hình vẽ ta thấy :
 AB = 4 cm
A’B’ = 12 cm 
Ảnh cao gấp 3 lần vật 
Chứng minh :
Hai tam giác OAB và OA’B’đồng dạng nên : 
 (1)
Hai tam giác F’IO và F’A’B’ đồng dạng nên :
 (2)
Từ (1) và (2) 
 12 OA’– 16 OA + (16 . 12) = 0 
ó 4 OA’ = 192 
ó OA’ = 48 (cm)
Tỉ số chiền cao giữa ảnh và vật 
 Ảnh cao gấp 3 lần vật
3.HĐ3: Giải bài 3 : (15ph)
- GV: Y/C HS đọc bài 3. 
- HS : Đọc theo Y/C 
- GV: Biểu hiện cơ bản của mắt cận là gì?
- HS: Thấy những vật ở gần, không thấy rõ những vật ở xa 
- GV: Mắt cận và mắt không cận, mắt nào nhìn được xa hơn ?
- HS: Mắt không cận nhìn được xa hơn. 
- GV: Mắt cận nặng hơn thì nhìn được các vật ở xa hơn hay ở gần hơn ?
- HS: Mắt cận nặng hơn thì nhìn được các vật ở gần hơn. 
- GV: Hòa và Bình, ai bị cận nặng hơn ?
- HS: Hòa bị cận nặng hơn .
- GV: Khắc phục tật cận thị là làm cho người cận có thể nhìn rõ những vật ở xa mắt hay ở gần mắt?
- HS: .. ở xa mắt .
- GV: Kính cận là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì?
- HS: . thấu kính phân kì . 
- GV: Kính của ai có tiêu cự ngắn hơn?
- HS: Kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn, kính Hòa f = 40 cm , kính Bình f = 60 cm
a. Hòa cận nặng hơn Bình vì Hòa nhìn xa kém hơn Bình.
b. Hòa và Bình phải đeo kính để khắc phục tật cận thị, kính được đeo sát mắt, đó là thấu kính phân kì .
 Kính của Hòa có f = 40 cm 
 Kính của Bình có f = 60 cm
 Kính Hòa có tiêu cự ngắn hơn 
- GV: Nhận xét hoạt động của các nhóm
- HS: Ghi nhận , RKN
- GV: (Y/C HS về nhà)
+ Làm lại các bài tập 1,2,3
+ Làm các bài tập 51.1 đến 51.12 trang 104->106 SBT
+ Xem trước bài 52
*RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 31 T59 IN.doc