Giáo án Ngữ văn 10 - Thề nguyền (trích truyện Kiều) - Nguyễn Du

THỀ NGUYỀN

 ( trích Truyện Kiều)

 - Nguyễn Du-

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều và khát vọng hạnh phúc của đôi trai tài gái sắc qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng

- Nắm được nghệ thuật kể- tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình và phân tích nhân vật trong thơ trữ tình.

II, Phương pháp, phương tiện dạy học.

- Phương pháp: Phối kết hợp các phương pháp gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp,bình giảng, đọc hiểu, phân tích, trình chiếu,.

 - Phương tiện, kĩ thuật dạy học: SGK, SGV, giáo án, tài liệu, máy tính, máy chiếu, bài soạn power point,.

 III. Chuẩn bị của thầy và trò.

 - Thầy: soạn giáo án, chuẩn bị trang thiết bị và bài soạn power point .

 - Trò: soạn bài, sưu tầm tài liệu về bài học.

IV. Tiến trình lên lớp

1.Ổn định tổ chức (1p) .

2 Giới thiệu bài mới(1p) .

 Kim Trọng, chàng là người mà Kiều gặp trong buổi thanh minh thơ mộng một cách tình cờ nhưng “tiếng sét ái tình” lập tức đã gắn kết hai trái tim son trẻ “Người quốc sắc, kẻ thiên tài/ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Nguyễn Du đã dành những lời ca tuyệt diệu cho thiên diễm tình Kim- Kiều và đỉnh cao của mối tình say đắm và thủy chung này chính là đêm thề nguyền của hai người.

 Khi nói đến việc thề nguyền thì theo quan niệm của người xưa, đây là nghi thức hết sức trọng đại khi xác nhận những mối quan hệ đặc biệt giữa người với người. Ví dụ như các em vừa học xong đoạn trích “Hồi trống cổ thành”, phần tiểu dẫn về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa đã nhắc rất rõ đến việc thề sống chết có nhau của 3 anh em kết nghĩa vườn đào là Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Vậy thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nghi thức thề nguyền trọng đại giữa Kim-Kiều đã diễn ra như thế nào?

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1937Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Thề nguyền (trích truyện Kiều) - Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 87
Đọc thêm:
 THỀ NGUYỀN
 ( trích Truyện Kiều) 
 - Nguyễn Du-
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mối tình Kim – Kiều và khát vọng hạnh phúc của đôi trai tài gái sắc qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng 
- Nắm được nghệ thuật kể- tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình và phân tích nhân vật trong thơ trữ tình.
II, Phương pháp, phương tiện dạy học. 
- Phương pháp: Phối kết hợp các phương pháp gợi tìm, nêu vấn đề, vấn đáp,bình giảng, đọc hiểu, phân tích, trình chiếu,...
 - Phương tiện, kĩ thuật dạy học: SGK, SGV, giáo án, tài liệu, máy tính, máy chiếu, bài soạn power point,...
 III. Chuẩn bị của thầy và trò.
 - Thầy: soạn giáo án, chuẩn bị trang thiết bị và bài soạn power point .
 - Trò: soạn bài, sưu tầm tài liệu về bài học.
IV. Tiến trình lên lớp 
1.Ổn định tổ chức (1p) .
2 Giới thiệu bài mới(1p) .
 Kim Trọng, chàng là người mà Kiều gặp trong buổi thanh minh thơ mộng một cách tình cờ nhưng “tiếng sét ái tình” lập tức đã gắn kết hai trái tim son trẻ “Người quốc sắc, kẻ thiên tài/ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Nguyễn Du đã dành những lời ca tuyệt diệu cho thiên diễm tình Kim- Kiều và đỉnh cao của mối tình say đắm và thủy chung này chính là đêm thề nguyền của hai người.
 Khi nói đến việc thề nguyền thì theo quan niệm của người xưa, đây là nghi thức hết sức trọng đại khi xác nhận những mối quan hệ đặc biệt giữa người với người. Ví dụ như các em vừa học xong đoạn trích “Hồi trống cổ thành”, phần tiểu dẫn về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa đã nhắc rất rõ đến việc thề sống chết có nhau của 3 anh em kết nghĩa vườn đào là Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Vậy thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nghi thức thề nguyền trọng đại giữa Kim-Kiều đã diễn ra như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV mời HS tóm tắt nội dung đoạn trước để hiểu diễn biến trích đoạn
GV mời một HS đọc diễn cảm đoạn trích
GV: Dựa vào phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, em hãy xác định vị trí đoạn trích?
GV: Sau khi nghe bạn đọc kết hợp với việc tìm hiểu trước bài ở nhà, em hãy chia đoạn trích thành các phần và nội dung từng phần?
Câu 1: Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ: vội, xăm xăm, băng? Tại sao Thúy Kiều lại có hành động như vậy?
Câu 2:
Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du miêu tả như thế nào?
Câu 3: Liên hệ với đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất lôgic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Thúy Kiều?
HS thực hiện yêu cầu.
HS thực hiện yêu cầu 
HS trả lời
Tóm tắt: Sau lần gặp gỡ đầu tiên trong buổi chiều thanh minh thơ mộng, Kim Trọng đi tìm nhà trọ học gần cạnh nhà Thúy Kiều cốt để tìm gặp lại nàng. Hai người đã gặp gỡ, trao kỉ vật làm tin. Một hôm, khi cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà, được tin cả nhà vẫn chưa về, nàng quay lại gặp chàng. Hai người đã làm lễ thề nguyền gắn bó trước vầng trăng vằng vặc...
I.	Tìm hiểu chung (5p)
1.	Vị trí
- Từ câu 431- 452.
2.Bố cục: 4 phần.
- Phần 1( 4 câu đầu): Thúy Kiều trở lại nhà Kim Trọng.
- Phần 2 (6 câu tiếp): Tư thế và cảm giác của Kim Trọng khi Kiều trở lại.
- Phần 3 (4 câu tiếp): Kiều giải thích lí do lại sang.
-Phần 4 (8 câu còn lại): cảnh thề nguyền
II. Hướng dẫn đọc- hiểu (12p)
1. Câu 1: 
- Vội : tính từ.
- Xăm xăm, băng : động từ.
=> Ý nghĩa:
- Sự khẩn trương, vội vã:
+ Tiếng gọi của tình yêu mãnh liệt.
+ Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh của người tài sắc nên đã tìm đến tình yêu để chống lại định mệnh. 
-Hành động táo bạo, bất ngờ: 
+Kiều chủ động đến với tình yêu của đời mình
-> không theo quan niệm “trâu đi tìm cọc”mà là “cọc đi tìm trâu”
+Tầm nhìn trước thời đại của Nguyễn Du.
2. Câu 2: 
Ÿ Không gian thơ mộng:
 -Bối cảnh:
+ Kim Trọng đang thiu thiu, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn.
+Tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ của Thúy Kiều.
- Tâm trạng con người:
+ Kim Trọng: nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực.
+ Thúy Kiều: ngỡ ngàng, cứ ngỡ trong mơ.
- Những hình ảnh ước lệ hoa mỹ: giấc hòe, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân...
" Tính chất thơ mộng, huyền ảo, thần tiên.
Ÿ Không gian thiêng liêng: Các hình thức lễ nghi trang trọng:
+ Đài sen nối sáp: thắp thêm nến.
+ Lò đào thêm hương: đốt thêm trầm hương.
+ Viết lời nguyện ước.
+ Trao kỉ vật.
+ Hai người cùng đọc lời thề son sắt trước “vầng trăng vằng vặc giữa trời”.
3. Câu 3
Sự nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Thúy Kiều: tình cảm thủy chung và thiêng liêng.
+ Thủy chung: dù không ở bên nhau vẫn luôn hướng tình yêu với Kim Trọng.
+ Thiêng liêng: tình yêu gắn liền chữ “tình” và “nghĩa”, là lời nguyện thề trước trời đất.
->
Nàng đau xót tột cùng khi phải trao duyên.
Trao duyên là việc làm trả nghĩa với Kim Trọng, dịu di phần nào nỗi đau, mất mát không gì bù đắp nổi của nàng.
V.Dặn dò (1p)
GV dặn HS về nhà: Tìm hiểu thêm về đoạn trích.
Phần viết bảng:
Tiết 87
Đọc thêm:
 THỀ NGUYỀN
 ( Trích Truyện Kiều) 
 - Nguyễn Du-
I, Tìm hiểu chung.
1.Vị trí
- Câu 431- 452 .
2.Bố cục: 4 phần.
II. Hướng dẫn đọc- hiểu.
1. Câu 1: 
- Vội : tính từ.
- Xăm xăm, băng : động từ.
=> Ý nghĩa:
- Sự khẩn trương, vội vã:
+ Tiếng gọi tình yêu.
+ Chống lại định mệnh. 
-Hành động táo bạo: 
+ Chủ động với tình yêu 
+Tầm nhìn trước thời đại của Nguyễn Du.
2. Câu 2: 
-Thơ mộng:
+Cảnh Kim Trọng...
+ Tiếng bước chân.
+ Hình ảnh ước lệ.
+Tâm trạng con người:
 Kim Trọng: bâng khuâng.
 Thúy Kiều: ngỡ ngàng.
- Thiêng liêng: lễ nghi:
+ Đài sen 
+ Lò đào...
+ Viết lời nguyện ước.
+ Trao kỉ vật.
+ Đọc lời thề .
3. Câu 3
Sự nhất quán: 
+ Thủy chung: trước sau như một...
+ Thiêng liêng: “tình”-“nghĩa”.
->
• Đau xót khi trao duyên.
•Trao duyên: dịu di phần nào...

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 Doc them The nguyen_12239778.doc