Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 10 - Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng

2. Mục tiêu dạy học

Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các môn: Ngữ văn, Sinh học, Âm nhạc, Lịch sử, Địa lý, và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài: “Ếch ngồi đáy giếng” môn Ngữ văn 6.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta cần có những đức tính cần thiết như: tính trung thực, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, chan hòa với mọi người, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng người khác, tự chủ, tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh. và đặc biệt là đức tính khiêm tốn giản dị, không huyênh hoang, kiêu ngạo để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.

 Điều đó liên quan đến kiến thức của rất nhiều các môn học khác nhau trong nhà trường. Một trong những kiến thức tác động rất lớn đến giá trị nhân văn, hình thành nhân cách của con người đó là môn Ngữ văn. Nhóm giáo viên chúng tôi đã vận kiến thức các môn Ngữ văn, Sinh học, Âm nhạc, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, có khả năng ứng xử trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống thông qua văn bản“Ếch ngồi đáy giếng” tiết 39 trong chương trình Ngữ văn 6.

 

docx 19 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3983Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 10 - Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
2. 3. Thái độ
- Sống khiêm tốn, chịu khó học hỏi, không kiêu ngạo, huênh hoang, tự cao, tự đại. 
3. Đối tượng dạy học của dự án
* Đối tượng dạy học là học sinh khối 6
- Số lượng học sinh: 32 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
- Tất cả các em học sinh lớp 6C đều phát triển bình thường.
* Dự án mà chúng tôi vận dụng là kiến thức môn Ngữ văn 6, đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 6 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 6 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn ngữ văn nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Ếch ngồi đáy giếng” các em đã học ở bài trước các kiến thức liên quan: Tiếng Việt (Tiết 10: Nghĩa của từ); Văn học dân gian (Tiết 1: Khái niệm về Truyền thuyết; Tiết 21: Khái niệm về Cổ tích); Tập làm văn: (Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự); tích hợp dọc theo phân môn Tập làm văn: (Tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng). 
- Thứ 3: Đối với các môn học khác như: Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Âm nhạc, và Giáo dục công dân các em cũng được giáo viên trong quá trình giảng dạy tích hợp kiến thức liên quan đến môn Ngữ văn. Vì vậy, khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bài giảng truyện ngụ ngôn: “Ếch ngồi đáy giếng” các em không cảm thấy bỡ ngỡ mà các em sẽ nhanh chóng tư duy để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất.
4. Ý nghĩa của dự án
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn bắt buộc phải nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy để tích hợp dọc giúp học sinh “Ôn cố tri tân”- ôn kiến thức cũ, tiếp nhận kiến thức mới và chuẩn bị tâm thế đón nhận kiến thức sắp học. Bên cạnh đó cần tích hợp liên môn để trau dồi kiến thức giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Điều quan trọng trọng việc tích hợp liên môn này là: giúp học sinh có thái độ học tập tích cực, chủ động tiếp cận bài học, gây được hứng thú trong học tập.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn: Sinh học, Âm nhạc, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân vào bài dạy: “Ếch ngồi đáy giếng” sẽ giúp các em nắm được, hiểu rõ môi trường sống ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại thảm hại khi không nhận thức rõ giới hạn của mình. Cần mở rộng tầm hiểu biết không chủ quan kiêu ngạo. Phải tự ý thức được mình. Từ đó có thái độ sống thân ái, đoàn kết, hòa đồng với cộng đồng để có thái độ cư xử, thái độ sống đúng đắn. Có ý thức trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK, khiến bài học trở nên sinh động hơn, khơi gợi cho học sinh tư duy tích cực, có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế cuộc sống tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
* Giáo viên:
- Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
+ Kỹ năng soạn giảng bằng chương trình word.
+ Kỹ năng trình chiếu powerpoint: Hình ảnh về bài học.
- Băng đĩa nhạc minh họa.
- Kiến thức Ngữ văn gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Kiến thức liên môn:
+ Sinh học: về sự sống của các loài động vật ở dưới nước và động vật lưỡng cư.
+ Giáo dục công dân: về tính trung thực, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, chan hòa với mọi người, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng người khác, tự chủ, tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh, tính khiêm tốn giản dị, ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác.
* Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, bài soạn, bảng phụ.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 
Đối với bài: “Ếch ngồi đáy giếng” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
6.1. Mục tiêu bài học:
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
6.1. 1. Kiến thức:
- Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn. 	
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí, tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
6.1. 2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
6.1. 3. Thái độ:
- Sống khiêm tốn, chịu khó học hỏi, không kiêu ngạo, huênh hoang, tự cao, tự đại. 
6.2. Nội dung:
6.2.1. Tích hợp kiến thức trong môn Ngữ văn
- Tích hợp phân môn Tiếng Việt tiết 10, bài 3 “Nghĩa của từ”; tiết 57, bài 13-14 “Chỉ từ”.
- Tích hợp phân môn Tập làm văn tiết 4, bài 1 “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt ”; tiết 11-12, bài 3: “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”.
6.2.2. Tích hợp kiến thức liên môn
- Tích hợp môn sinh học về đặc tính, thói quen, môi trường sống của các động vật lưỡng cư.
- Tích hợp môn Giáo dục công dân về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, chan hòa với mọi người, tôn trọng lẽ phải, chung sống hòa bình; Ý thức của học sinh khi tham gia giao thông. 
- Tích hợp môn Lịch sử về những danh nhân đã có lối sống khiêm tốn, học hỏi
- Tích hợp môn Địa lý về vấn đề thích nghi với môi trường và khả năng ứng phó kịp thời với những biến đổi của khí hậu.
- Tích hợp môn Âm nhạc để giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu loài vật. Bài hát Chú ếch con
6.3. Cách tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: 6C 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là truyện cổ tích?
* Đáp án:
+ Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh; nhân vật là dũng sĩ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.
+ Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
H/s nhận xét, gv nhận xét và thống nhất điểm.
3. Bài mới:
Bước 1: Khám phá: 
Chúng ta đã biết truyện cổ tích dân gian có rất nhiều kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh; nhân vật là dũng sĩ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một thể loại mới đó là truyện ngụ ngôn.
Các em ạ! Ở đời, nếu chúng ta có tính hống hách, cái nhìn hạn hẹp thì phải nhận một hình phạt thích đáng. Để rút ra bài học gì cho bản thân, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bước 2: Kết nối: 
Hoạt động 
của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
- Rèn kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm. 
- Kỹ thuật dạy học tích cực (KTDHTC): đọc hợp tác.
+ KTDHTC: Động não, hoàn tất một nhiệm vụ.
* Gv dùng máy chiếu nội dung câu chuyện.
* Gv hướng dẫn học sinh đọc: 
- Giọng kể chuyện bình tĩnh xen chút hài hước kín đáo, nhấn mạnh vào các động từ, tính từ “oai, nghênh ngang, nhâng nháo, giẫm bẹp”. 
* Gv đọc mẫu 
H/s đọc. Gv gọi Hs nhận xét – Gv nhận xét.
* Kể chuyện theo tranh (5 tranh)
H/s đọc chú thích (* trang 100) 
Trình bày hiểu biết của em về truyện ngụ ngôn?
(GV dùng máy chiếu làm bảng phụ.)
H/s đọc các từ trong chú thích (tr/100-101). 
Gv: Tích hợp phân môn Tiếng Việt Tiết 10, bài 3 “Nghĩa của từ”
- Các từ đó được giải nghĩa theo mấy cách? Đó là những cách nào?
 Gv dùng máy chiếu làm bảng phụ
- Chúa tể: kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối kẻ khác.
- Dềnh lên: (nước) dâng cao
- Nhâng nháo: ngông nghênh, không coi ai ra gì.
Gv chốt: Từ: “chúa tể”; “nhâng nháo”: trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Từ: “dềnh lên”: Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Gv: Tích hợp phân môn Tiếng Việt Tiết 57, bài 13-14 “Chỉ từ”.
+ “nọ” trong cụm từ “một giếng nọ” 
+ “kia” trong cụm “các con vật kia” 
 Theo các em thì những từ “nọ”, “kia” có ý nghĩa gì?
-Từ “nọ” trong cụm từ “một giếng nọ” xác định vị trí không gian của sự vật.
-Từ “kia” trong cụm “các con vật kia: chỉ các con nhái, cua ốc bé nhỏ sống trong giếng. 
 Các từ này thuộc từ loại chỉ từ, nằm ở phần phụ sau của cụm danh từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ về vị trí không gian không xác định mà cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu ở các tiết học sau trong chương trình kì I.
- KTDHTC: Động não, suy nghĩ từng cặp chia sẻ, hỏi – đáp, hoàn tất một nhiệm vụ
- Phương pháp học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học theo dự án.
- Kỹ năng tư duy, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, kỹ năng ứng xử.....
Gv: Tích hợp phân môn Tập làm văn Tiết 4, bài 1 “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt ”
- Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc kiểu văn bản nào? Nêu PTBĐ của văn bản? 
- Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
Gv dùng máy chiếu làm bảng phụ
Gv tích hợp Tập làm văn Tiết 11-12, bài 3: “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”.
Chúng ta vừa tìm hiểu về khái niệm truyện ngụ ngôn, đối tượng của truyện là: mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người... Trong truyện ngụ ngôn này, tác giả dân gian đã xây dựng nhân vật là người hay loài vật, đồ vật? Đó là nhân vật nào?
 H/s hoạt động độc lập.
(Nhân vật là loài vật. Đó là con ếch)
- Câu văn nào vừa giới thiệu nhân vật, vừa giới thiệu không gian ếch sống?
- Giếng là một không gian như thế nào?
- Khi ở trong giếng, ếch sống cùng với những con vật nào?
- Hàng ngày ếch thường làm gì?
- Các con vật sống cùng ếch trong giếng cảm thấy như thế nào khi nghe thấy tiếng kêu của ếch?
- Trong cuộc sống ấy, ếch ta tự cảm thấy mình như thế nào?
- Từ ba lí do trên em nào có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của ếch?
Thảo luận nhóm nhỏ: Ếch có nhận thấy được hoàn cảnh sống của mình không?
H/s trả lời, gv kết luận: Ếch không nhận thấy rõ được hoàn cảnh sống của mình
- Ếch đã ngộ nhận, ảo tưởng về điều gi?
- Điều đó cho em thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch?
Gv hướng dẫn h/s hình thành kiến thức để rút ra bài học ở phần thứ nhất.
- Kể về ếch với những nét tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
Thảo luận: Em thấy cách kể về cuộc sống của ếch trong giếng gợi cho ta liên tưởng tới một môi trường sống như thế nào? 
H/s trả lời, gv kết luận: Kể về cuộc sống của ếch trong giếng gợi cho ta liên tưởng tới một môi trường sống hạn hẹp.
- Với môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta có thái độ như thế nào? (thái độ chủ quan kiêu ngạo). Nội dung bài học thứ nhất ở đây là gì?
Gv tích hợp với môn: Giáo dục công dân để giáo dục học sinh về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, chan hòa với mọi người, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng người khác, tự chủ, tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh. 
Liên hệ, mở rộng KNS:
Gv dùng máy chiếu làm bảng phụ
- Gia đình em có mấy người? Em là con thứ mấy trong gia đình? Em có được bố mẹ quan tâm, chăm sóc nhất nhà không? Khi được cả nhà quan tâm, em có nghĩ mình là người quan trọng nhất (chúa tể) của gia đình không? Em có cách cư xử với mọi người như thế nào? 
H/s hoạt động độc lập
Gv kết luận: Sống yêu thương, hòa thuận với mọi người chính là KNS biết giao tiếp, ứng xử có văn hóa, chung sống hòa bình. Khi các em có kĩ năng này, các em sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí.
Gv tóm tắt lại nội dung phần 1 và chuyển tiếp sang phần 2 
Gv dùng máy chiếu làm bảng phụ.
*Gv gọi h/s dựa vào tranh kể lại sự việc khi ếch ra khỏi giếng?
- Trong đoạn bạn vừa kể em thấy ếch đã gặp tình huống gì?
- Cách ra ngoài giếng đó là ý muốn khách quan hay chủ quan của ếch? (Ý muốn khách quan vì ếch không muốn ra khỏi giếng.)
- Không gian ngoài giếng có gì khác với không gian trong giếng? Ếch có thể làm gi?
- Ếch có thích nghi được với sự thay đổi đó không? 
H/s thảo luận. Gv kết luận (Ếch không thể thích nghi với hoàn cảnh sống mới) 
- Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều đó?
- Vì sao ếch lại có thái độ “nhâng nháo”, và “chả thèm để ý gì đến xung quanh” như thế? 
- Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với ếch?
CH thảo luận nhóm nhỏ:
- Theo em, vì sao ếch lại bị giẫm bẹp?
H/s trả lời, gv kết luận:
- Ếch cứ tưởng mình là “chúa tể”như trong giếng, coi thường mọi thứ xung quanh; do ếch sống lâu trong môi trường chật hẹp, không có kiến thức về thế giới rộng lớn. 
Gv mời gv dự giờ tham gia đặt câu hỏi tích hợp.
Gv định hướng cho Hs các KNS: giao tiếp, ra quyết định, tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Khi tham gia giao thông ngoài đường, em cần chú ý điều gì?
H/s trả lời, gv kết luận
- Trong đoạn truyện ngụ ngôn này tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật gì?
- Đoạn truyện đã cung cấp thêm cho chúng ta bài học gì?
Gv tích hợp với môn Lịch sử, Giáo dục công dân.
- Lấy một ví dụ về tấm gương đi nhiều hiểu biết rộng?
(Bác Hồ kính yêu của chúng ta, trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã đi rất nhiều nơi, đến đâu người cũng học hỏi, tiếp thu có chọn lọc trở thành tinh hoa văn hóa Hồng Lạc, tinh hoa văn hóa nhân loại) 
HĐ 3: Tổng kết
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị của truyện qua nội dung và nghệ thuật. 
- KTDHTC: Động não, hỏi – đáp, hoàn tất một nhiệm vụ
- Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học theo dự án.
- Kỹ năng tư duy, kỹ năng ra quyết định...
- Qua câu chuyện nhỏ này, em học được gì từ cách kể chuyện của dân gian?
- Nêu nội dung của câu chuyện?
Gv dùng máy chiếu làm bảng phụ
- Ý nghĩa của bài học là gì ?
Gv dùng máy chiếu làm bảng phụ
Bước 3: Luyện tập
KTDHTC: Động não, suy nghĩ từng cặp chia sẻ, hỏi – đáp, hoàn tất một nhiệm vụ
Phương pháp học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học theo dự án.
Kỹ năng tư duy, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tư duy phê phán......
H/s đọc và nêu yêu cầu bài tập 1, sgk (trang 101)
- Tìm hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất thể hiện nội dung và ý nghĩa của truyện?
Tích hợp liên môn: Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”?
H/s trả lời, gv dùng máy chiếu đưa một số hiện tượng thường gặp.
Một số hiện tượng:
- Một bạn học rất giỏi ở trường này, tỏ ra tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại thất bại.
- Một người tự cho mình là giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.
Kỹ thuật khăn phủ bàn
- Tìm một số thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn gần gũi với nội dung câu chuyện?
H/s hoạt động nhóm lớn.
Gv dùng máy chiếu làm bảng phụ
* Thành ngữ: Coi trời bằng vung; Ếch ngồi đáy giếng.
* Tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
* Danh ngôn:
 -“Kiến thức của mỗi người chỉ là một giọt 
 nước trong biển nước mênh mông”.
-“Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”.
Khái quát các KNS: kĩ năng: giao tiếp, tự nhận thức, lắng nghe thấu hiểu, xác định giá trị, lắng nghe tích cực, hợp tác, thể hiện sự cảm thông, thể hiện sự tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ...
Bước 4: Vận dụng
Gv hướng dẫn h/s vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.
Kỹ năng tư duy, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin...
KTDHTC: Động não, hoàn tất một nhiệm vụ
Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học theo dự án...
 tích hợp liên môn: Rút kinh nghiệm từ bài học “Ếch ngồi đáy giếng”, em hãy thử trình bày hiểu biết của em về việc nhân dân Việt Nam ứng phó với sự biến đổi khí hậu trong những năm gần đây?
Gv tích hợp với môn Địa lý tuyên truyền ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sống góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
 (Những năm gần đây, toàn cầu đang đứng trước một số vấn đề đáng quan tâm: Dân số, xung đột sắc tộc, tôn giáo, đặc biệt là vấn đề môi trường. Nhất là khí hậu đang có nhiều biến đổi bất thường. Hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Người dân Việt Nam nhất là người dân Nam Bộ mùa nước lên phải sống chung với lũ, sống trên những nhà nổi mấy tháng liền. Tuy nhiên, nhân dân ta không chủ quan mà luôn tích cực chủ động tìm mọi cách để thích ứng với việc biến đổi khí hậu...)
\
Gv: Hướng dẫn h/s về nhà viết thành đoạn văn ngắn về đề tài trên
I. Đọc - Chú thích:
1. Đọc- Kể:
* Đọc:
* Kể:
- Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. 
- Hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. 
 - Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
 - Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh 
- nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. 
2. Chú thích:
a. Khái niệm: Truyện ngụ ngôn:
- Hình thức: Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Đối tượng: Mượn truyện đồ vật, loài vật hoặc chính con người để nói bóng nói gió, kín đáo chuyện con người. 
- Mục đích: khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
b. Từ khó:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
- Kiểu văn bản: Tự sự
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
2. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “oai như một vị chúa tể”: Ếch khi ở trong giếng.
- Phần 2: Còn lại: Ếch khi ra ngoài giếng.
3. Phân tích:
a. Khi ếch ở trong giếng:
- Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.
+ Không gian: nhỏ bé, chật hẹp, lâu ngày không thay đổi
- Cùng những con vật nhỏ bé khác như nhái, cua, ốc...
- Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng. 
- Các con vật đều rất hoảng sợ mỗi khi ếch cất tiếng kêu.
+ Tự thấy mình oai phong, to lớn.
+ Hoàn cảnh sống hạn chế, chật hẹp, đơn giản.
- Ếch cứ tưởng: bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung còn nó: thì oai như một vị chúa tể.
+ Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng lại huênh hoang.
* Tiểu kết:
- Nghệ thuật: Nhân hóa, hình ảnh gần gũi, quen thuộc gợi nhiều liên tưởng.
- Bài học: Dù hoàn cảnh, môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.
b. Khi ếch ra khỏi giếng:
- Tình huống: Trời mưa to, nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài.
- Không gian: rộng lớn, 
- Cử chỉ: ếch ta có thể đi lại khắp nơi, nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý gì đến xung quanh.
+ Ếch không tự mình có ý thức ra khỏi giếng nên không nhận ra bầu trời, mặt đất rộng lớn.
+ Kiêu ngạo và chủ quan.
- Kết cục: Ếch bị con trâu giẫm bẹp
* Tiểu kết:
- Nghệ thuật: Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước, kín đáo. Nghệ thuật nhân hóa, sử dụng từ láy đặc tả (nghênh ngang, nhâng nháo). 
- Nội dung: Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh vì chủ quan kiêu ngạo thường phải trả giá đắt.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước, kín đáo.
2. Nội dung:
- Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang;
3. Ý nghĩa của bài học:
- Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm hai câu văn:
- “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. 
- “Nó nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp”.
V. Vận dụng: 
Bài tập 2:
Đề: Từ văn bản” Ếch ngồi đáy giếng”, viết một đoạn văn về việc nhân dân Việt Nam làm gì để ứng phó với môi trường thay đối trong những năm gần đây.
4.Củng cố: 
- Khái quát bài học “Ếch ngồi đáy giếng” bằng sơ đồ tư duy.
- Gv hướng dẫn h/s vẽ sơ đồ tư duy bài học. 
Ếch ngồi đáy giếng 
Khi ở giếng
Khi ra ngoài
Không gian 
nhỏ bé 
Kiêu ngạo
Không gian 
rộng lớn
Chủ quan
Kết cục
bi thảm
 H/s: Vẽ sơ đồ tư duy bài học. 
H/s nhận xét, Gv nhận xét. Gv chốt lại kiến thức bài học qua sơ đồ.
Phương pháp học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề.
KTDHTC: Kỹ thuật động não, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật công đoạn, kỹ thuật viết tích cực.
Rèn kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài theo nội dung bài học, nội dung ghi nhớ 
 - Em hãy kể lại truyện và vẽ một bức tranh một chi tiết trong truyện mà em yêu thích. 
 - Chuyển thể một truyện ngụ ngôn thành một bài thơ bốn chữ: 
Bà kể em nghe
Chuyện con ếch nọ
Da thì nhăn nhó
Tính lại kiêu căng
Bơi lội tung tăng
Ở trong giếng hẹp
Bên con nhái nhép
Và chú cua đồng
Ếch xưng là ông
Các loài đều sợ
Tưởng là chúa tể
Ếch chẳng nể ai 
Rồi một sớm mai
Mưa tràn đồng ruộng
Nước tuôn xuống giếng
Ếch vượt ra ngoài
Bơi lội tung tăng
Khoác lác kêu vang
Bên con nhái nhép
Gặp đàn trâu mộng
Ếch không thèm tránh
Bị giẫm chết tươi
Thật đáng kiếp đời
 Những người tự phụ.
Soạn bài: “Thầy bói xem voi” (Cách các thầy xem voi? Thái độ của các thầy? Bài học rút ra từ câu chuyện?) 
* Rèn kỹ năng thể hiện sự tự tin, Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: Gv cho h/s hát nhạc phẩm: Chú ếch con.
6.4. Phương pháp dạy học
- Nêu vấn đề
- Làm việc cá nhân
- Thảo luận nhóm 
- Hỏi – đáp
- Học theo dự án.
6.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra miệng 
- Kiểm tra viết
+ Hình thức: - Trắc nghiệm
 	 - Kiểm tra tự luận 15 phút
6.6. Hoạt động của học sinh:
- Nghe câu hỏi phát vấn của giáo viên, suy nghĩ trả lời, hoạt động nhóm, báo cáo kết quả thảo luận, chủ động lĩnh hội kiến thức, ghi chép nội dung cơ bản
6.7. Hoạt động của giáo viên: 
- Quản lí lớp học, phát vấn câu hỏi, hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, chốt kiến thức cơ bản.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Kiểm tra bằng hình thức kiểm tra 15 phút (vào đầu giờ học tiết 40) theo câu hỏi sau: 
Câu 1: Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì?
Câu 2: 
a. Thử nêu một số hiện tượng

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_10_Ech_ngoi_day_gieng.docx