Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 10 - Tiết 40 đến tiết 43

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp hs hiểu:

- Nội dung, ý nghĩa và một số điểm nghệ thuật đặc sắc của truyện thầy bói xem voi.

- Biết liên hệ với tình

huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.

- Giáo dục HS biết cách nhìn nhận rõ vấn đề.

- Rèn kĩ năng phân tích truyện ngụ ngôn.

II. Chuẩn bị:

GV: Tranh minh họa cảnh năm thầy đang xem voi, bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.

HS: Dựng tiểu phẩm, soạn bài theo câu hỏi phần "Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản"

III. Tiến trình các hoạt động dạy - học

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

 ? Thế nào là truyện ngụ ngôn?

 ? Truyện"Ếch ngồi đáy giếng" giúp em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 2. Giới thiệu bài:(1') Truyện "Thầy bói xem voi" cũng gởi đến người đọc những yếu tố gây cười và những bài học bổ ích. (HS diễn hoạt cảnh: Thầy bói xem voi)

3. Các hoạt động dạy- học bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 10 - Tiết 40 đến tiết 43", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 11 VĂN BẢN Ngày dạy: 2/11
TIẾT : 40 THẦY BÓI XEM VOI
 (Truyện ngụ ngôn)
I. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp hs hiểu:
- Nội dung, ý nghĩa và một số điểm nghệ thuật đặc sắc của truyện thầy bói xem voi.
- Biết liên hệ với tình 
huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
- Giáo dục HS biết cách nhìn nhận rõ vấn đề.
- Rèn kĩ năng phân tích truyện ngụ ngôn.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa cảnh năm thầy đang xem voi, bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
HS: Dựng tiểu phẩm, soạn bài theo câu hỏi phần "Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản"
III. Tiến trình các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ:(4')
 ? Thế nào là truyện ngụ ngôn?
 ? Truyện"Ếch ngồi đáy giếng" giúp em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
 2. Giới thiệu bài:(1') Truyện "Thầy bói xem voi" cũng gởi đến người đọc những yếu tố gây cười và những bài học bổ ích.... (HS diễn hoạt cảnh: Thầy bói xem voi)
3. Các hoạt động dạy- học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:(6') Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu từ khó, bố cục.
GV: Hướng dẫn HS đọc: Thể hiện từng lời thầy bói khác nhau nhưng thầy nào cũng hết sức quả quyết, đầy tự tin...
- Diễn hoạt cảnh; Tập sử dụng thành ngữ xem voi bằng cách đặt ra tình huống giao tiếp có vận dụng thành ngữ.
- Giải thích từ khó: 9 từ khó sgk và giải thích thêm: 
 + Phàn nàn: Thái độ không vui vì không hài lòng, biểu thị bằng lời nói.
 + Hình thù: Hình dáng
 + Quản voi: Người trông nom, điều khiển voi, còn gọi là quản tượng, nài voi.
GV: Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
HS: Trình bày.
Hoạt động 2(22'): Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
GV:Truyện có mấy nhân vật? Các nhân vật này có đặc điểm ntn?
HS:Truyện có năm nhân vật, các nhân vật này đều bị mù cả hai mắt, và họ hoàn toàn chưa biết gì về con voi.
GV: Các thầy bói xem voi bằng cách nào? Họ đã miêu tả con voi ra sao?
HS: chỉ ra được đặc thù của voi qua cách miêu tả của các ông thầy bói.
GV: Cách tả về voi của các thầy có gì đặc biệt?
HS: Các thầy tả bằng hình thức ví von, và dùng các từ láy để tả hình thù của voi làm cho câu chuyện trở nên sinh động và có tác dụng tô đậm cái sai lầm của các thầy.
GV: Thái độ của các thầy ntn khi tả về voi? Và khi không được mọi người chấp nhận?
HS:Tất cả các thầy đều chưa tả được đầy đủ hình thù về con voi , thế nhưng ai cũng cho rằng là đúng nhất nên dẫn đến họ đã tranh cãi nhau và cuối cùng họ đã đánh nhau.
GV: Truyện đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? nào?
HS: B/p phóng đại--> tô đậm cái sai lầm về lí sự cũng như thái độ của các thầy bói.
GV : Sai lầm của các thầy là gì? Truyện muốn nói đến các ông thầy bói mù với tính chất nào?
HS: Các thầy chỉ sờ một bộ phận mà đã phán tưởng đó là toàn bộ con voi. Truyện không nói lên cái mù thể chất mà muốn nói lên cái mù về nhận thức, cái mù về phương pháp nhận thức của các thầy bói. 
GV: Từ câu chuyện đó các em rút ra được bài học giáo dục ntn?
HS: thảo luận nhóm: Sự vật, hiện tượng, rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ biết một mặt, một khía cạnh mà đã cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét một cách toàn diện. phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phải phù hợp với hoàn cảnh.
Hoạt động 3(4'): Gv hướng dẫn hs thực hiện phần tổng kết.
? Em hãy nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật về truyện?
- Hs dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời.
Hoạt động 4(6'): Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập.
GV: Em hãy kể lại câu chuyện đó?
- Gv gợi ý để cho hs có cách kể đúng với văn bản
GV: Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật, con người một cách sai lầm theo kiểu "Thầy bói xem voi" và hậu quả cưa những cách đánh giá sai lầm này?
HS: Kể miệng tại lớp.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc, tìm hiểu từ khó.
2. Bố cục: 3 đoạn
- Các thầy bói cùng xem voi
- Họp nhau, bàn luận, tranh cãi
- Kết cục tước cười: Đánh nhau
II. Đọc- hiểu văn bản
1/ Việc xem voi và thái độ của các ông thầy bói:
a) Cách các thầy xem voi và phán về voi: 
- Các thầy bị mù cả hai mắt, chưa biết gì về voi.
- Mỗi thầy dùng tay để sờ vào một bộ phận của con voi(vòi, ngà, tai, chân, đuôi) --> phán về voi (như con đỉa, cái đòn càn, cái quạt thóc, cái cột nhà, cái chổi sể cùn) .
--> Phán theo bộ phận mà cho đó là hình thù con voi.
b) Thái độ của các thầy bói khi phán về voi:
- Cả năm thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng khẳng định mình đúng và phủ nhận ý kiến người khác --> Chủ quan sai lầm.
- Không ai chịu ai --> xô xát.
] Các thầy mù về nhận thức, phương pháp nhận thức.
2/ Bài học:
- Đánh giá sự vật phải được xem xét một cách toàn diện.
- Xem xét sự vật phải phù hợp trong mọi hoàn cảnh, điều kiện.
III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk/103.
IV. Luyện tập: 
- Kể câu chuyện một cách diễn cảm.
- HS kể chuyện về bản thân
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Nắm vững nội dung và nghệ thuật và rút ra bài học của truyện.
- Chuẩn bị bài: Danh từ: lập bảng phân loại Danh từ chung và danh từ riêng
 Thử làm các bài tập trong phần luyện tập
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN: 11 Ngày dạy: 4/11
TIẾT : 41 DANH TỪ (tiếp)
I. Mục đích cần đạt: 
Giúp hs
- Hiểu được đặc điểm của danh từ chỉ sự vật (chung, riêng)
- HS có ý thức viết hoa danh từ riêng
- Rèn cách viết danh từ và sử dụng danh từ đúng mục đích.
II. Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ ghi "Bảng phân loại danh từ chung, danh từ riêng"
HS: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Danh từ là gì? lấy ví dụ?
 - Danh từ được chia thành mấy loại lớn?Đó là những loại nào? lấy ví dụ?.
2. Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ của HS GV chốt lại--> Giới thiệu bài mới.
3. Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: HD HS tìm hiểu DT chung và DT riêng.
HS: đọc ví dụ trong sgk.
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, em hãy xác định danh từ chung trong ví dụ đó?(Điền vào bảng phân loại)
GV: Các danh từ đó có ý nghĩa ntn? em có nhận xét gì về cách viết các danh từ đó?
HS: Các danh từ đó dùng để gọi tên các sự vật và không viết hoa
GV: Em hãy chỉ ra các danh từ riêng trong câu và nhận xét về cách viết ?
HS: nhận xét
Bước 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về cách viết danh từ riêng
Chẳng hạn: Lỗ Tấn, Mao Trạch Đông...
 - Nếu bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng sẽ dùng dấu gạch ngang giữa các tiếng đó.
Chẳng hạn: A- lếch- xan- đrơ Xéc- ghê- ê- vích Pu- skin.
GV: Em hãy khái quát lại danh từ chung và danh từ riêng? Quy tắc viết các loại danh từ đó?
HS: Đọc ghi nhớ sgk/109.
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
- Gv cho hs thực hiện bài tập1 bằng hình thức làm bài tập nhanh để chấm điểm
- Gvkl và ghi lên bảng sau khi hs đã thực hiện được
- Gv hướng dẫn hs làm bài tập 2 bằng cách xác định từ loại 
- Hs thực hiện- Gv nhận xét và ghi bảng: 
I. Danh từ riêng và danh từ chung.
 * Ví dụ:sgk.
Phân loại
Từ ngữ
Nhận xét
Cách viết
DT chung
vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện
gọi tên sự vật 
không viết hoa.
DT riêng
Phù Đổng Thiên Vương, Gióng
Tên riêng của người.
Viết hoa
Gia Lâm, Hà Nội.
Tên địa lý.
Viết hoa
II. Cách viết danh từ
- Tên riêng, tên địa lý nước ngoài được phiên âm qua âm Hán Việt viết như tên riêng, tên địa lý Việt Nam.
- Tên riêng, tên địa lý nước ngoài chưa được phiên âm sang âm Hán Việt thì giữa các bộ phận viết thêm dấu gạch ngang
* Ghi nhớ: sgk/109
III/ Luyện tập:
Bài tập1: Xác định danh từ chung và danh từ riêng:
- ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai,tên.
 " Danh từ chung.
- Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân
 " Danh từ riêng
Bài tập 2: Xác định loại danh từ:
- Các từ in đậm là danh từ riêng.
- Các chữ cái đầu mỗi tiếng đều được viết hoa.
4.HDHN:: Gv nhắc hs học bài và chuẩn bị bài luyện nói kể chuyện: Chuẩn bị dàn ý ở nhà, tập nói trước từng phần. 
Ngày soạn:
Ngày trả bài:
Tiết 42	TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Nắm được yêu cầu của đề bài
- Nhận biết cách làm bài đúng đặc trưng của thể loại.
- GDHS ý thức sửa lỗi bài viết.
B/Các bước lên lớp:
	- Ổn định lớp học
	- Tiến trình trả bài
Hđ1: Gv cho hs nhắc lại đề bài- gv ghi bảng (tiết 28)
 Gv nêu đáp án của đề bài (theo đáp án tiết 28)
Hđ2: Gv nhận xét bài làm của hs
	+ Về ưu điểm:
- Hs xác định được yêu cầu của đề bài
- Bước đầu làm quen với trắc nghiệm tốt
- Hiểu được các chi tiết kỳ ảo trong truyện Thạch Sanh và trình bày được khá đầy đủ.
	 + Về khuyết điểm
- Một số hs chưa nêu được ý nghĩa của truyện sự tích hồ gươm.
- Nhiều bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều
- Trình bày chưa sạch đẹp
Hđ3: Gv trả bài cho hs và gọi tên ghi điểm vào sổ điểm
C/ Dặn dò: Gv yêu cầu hs về nhà thực hiện lại bài kiểm tra.
 Chuẩn bị tốt bài luyện nói kể chuyện.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng: 
 Tiết 43	LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Biết lập dàn bài cho bài văn tự sự( bài dưới dạng trình bày miệng)
- Biết dựa vào dàn bài để kể (không kể theo bài viết có sẵn hay học thuộc lòng)
- Rèn kỹ năng nói cho hs.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học.
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Em hãy kể lại chuyện thầy bói xem voi và nêu giá trị bài học giáo dục.
	(Đáp án tiết 40)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu vào bài- hs lắng nghe.
Hđ2: Hs hướng dẫn hs tìm hiểu đề và tập làm dàn ý.
 - Gv tập trung cho hs tìm hiểu đề 1. các đề 2,3,4 cho hs tham khảo.
Bước1: Gv cho hs xác định đề
? Em hãy cho biết đề yêu cầu vấn đề gì? đề có giới hạn không?
- Hstl-Gvkl:
Đề yêu cầu kể chuyến về thăm quê. Đề không có giới hạn.
Bước 2: gv gợi ý để hs lập dàn bài
- Gv yêu cầu hs dựa vào đó để lập dàn bài theo nhóm học tập.
- Gv nhận xét, kết luận rồi ghi bảng:
Hđ3: Thực hiện phần kể chuyện bằng miệng
- Gv cho hs tập trung kể chuyện
- Hs kể câu chuyện mà em biết bằng khả năng chính của bản thân các em.
Cả lớp chú ý nghe và nhận xét cách kể của các em.
? Kể chuyện bằng miệng ta phải chú ý đến điểm nào? 
- Gv cho Hs thảo luận nhóm- sau đó trình bày - gvkl:
 Kể phải lưu loát.
 Phải tạo được sự chú ý của người nghe.
Ghi bảng
I/ Lập dàn bài:
Đề bài: Em hãy kể lại một lần được về thăm quê
+ Mở bài: 
- Thời gian, lý do về thăm quê.
+ Thân bài:
- Tâm trạng chung khi về thăm quê
- Quang cảnh làng quê
- Cảnh gặp gỡ họ hàng.
- Thăm mộ tổ tiên, gặp lại bạn bè.
- Cuộc xum vầy dưới mái nhà người thân.
+ Kết bài:
- Chia tay, cảm xúc về quê hương.
II/ Luyện tập:
Thực hiện kể miệng
- Kể lưu loát
- Tạo sự chú ý cho người nghe.
C/ Củng cố: Nội dung bài học.
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài cụm danh từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 11.doc