Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 12 - Tiết 51 đến tiết 54

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs

- Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.

- Phân biệt được số từ và lượng từ trong vưcác ngữ cảnh.

- Biết cách dùng số từ và lượng từ trong khi nói và viết.

II.Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ ghi ví dụ, bài tập

HS: Tìm hiểu trước ví dụ sgk

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

 ? Thế nào là cụm danh từ? Đặt một câu có cụm danh từ và vẽ mô hình cụm danh từ đó?

2. Các hoạt động dạy- học bài mới

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1528Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 12 - Tiết 51 đến tiết 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 14 Ngày dạy: 23/11
TIẾT : 51 SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
- Phân biệt được số từ và lượng từ trong vưcác ngữ cảnh.
- Biết cách dùng số từ và lượng từ trong khi nói và viết.
II.Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ ghi ví dụ, bài tập
HS: Tìm hiểu trước ví dụ sgk
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là cụm danh từ? Đặt một câu có cụm danh từ và vẽ mô hình cụm danh từ đó?
2. Các hoạt động dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Tìm hiểu về đặc điểm của số từ.
- Gv gọi hs đọc ví dụ 1a, 1b trong sgk
? Em hãy cho biết các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
HS: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa về số lượng cho các danh từ: chàng, ván, cơm nếp, nệp bánh chưng, ngà, cựa, hồng mao, một đôi.
GV: Từ" đôi" trong" một đôi" có phải là số từ không? vì sao?
HS: Từ" đôi"(một đôi) không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị.
GV: Một đôi cũng không phải là số từ ghép vì:
 - Có thể nói : Một trăm con bò
 - Nhưng không thể nói : Một đôi con bò
 - Chỉ có thể nói: Một đôi bò
 - Con là danh từ chỉ loại thể.
HS: Tìm thêm những từ tương tự như đôi: Cặp, tá (12), chục,...
GV: Vậy em hiểu thế nào là số từ?
HS: rút ra KL
GV: Số từ đứng ở vị trí nào thì gọi là số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự?
HS: Trả lời 
HS: Lấy ví dụ minh họa
GV lưu ý: Cần phân biệt rõ số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
Bước 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về lượng từ.
HS: đọc các ví dụ trong sgk.
GV: Nghĩa của các từ in đậm có gì giống và khác so với số từ ?
HS: Giống: Tất cả đều đứng trước danh từ. 
 Khác: - Số từ: Chỉ số lượng và chỉ số thứ tự của sự vật.
- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
GV: Em hiểu thế nào là lượng từ? 
HS: trả lời theo ghi nhớ sgk/129.
? Em hãy xếp các từ in đậm vào mô hình cụm danh từ? 
- Gv cho hs thực hiện bài tập nhanh.
- Gvkl và kẻ bảng.
Hđ3: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập theo sgk
? Hãy chỉ ra số từ trong bài thơ?
- Gv cho hs thảo luận theo nhóm học tập.
? Các từ in đậm trong bài tập 2 có ý nghĩa như thế nào?
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa từ từng và từ mỗi.
- Gv đọc chính tả cho hs viết
I/ Số từ
 1. Ví dụ: SGK
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
2. Kết luận: Số từ là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Số từ đứng trước danh từ là số từ chỉ số lượng
- Số từ đứng sau danh từ là số từ chỉ số thứ tự
II/ Lượng từ:
1. Ví dụ:SGK
2. Kết luận: 
- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Đều đứng trước danh từ.
* Ghi nhớ: SGK/129.
 Mô hình cụm danh từ
P.Trước
P.T.T
P.sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
các
hoàng tử
những
kẻ
thua trận
cả
mấy vạn
tướng lĩnh, quân sĩ
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy,...
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, mọi, mỗi, từng, ...
II/Luyện tập
Bài tập1: Xác định số từ.
- một, hai, ba, năm( canh)
 " Số từ chỉ số lượng.
- (canh) bốn, năm
 " Số từ chỉ số thứ tự
Bài tập 2: Xác định ý nghĩa của số từ.
trăm(núi), ngàn(khe), muôn(nỗi)
 " Dùng chỉ số lượng "nhiều", "rất nhiều".
Bài tập 3: Xác định điểm giống và khác nhau của "từng- mỗi"
- Giống: tách ra từng sự vật, từng cá thể
- Khác:
 + Từng: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
 + Mỗi: Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.
Bài tập 4: Chính tả: nghe- viết
Viết đúng các chữ l/n và các vần ay-ai.
3. Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
4. Hướng dẫn học ở nhà:- Đặt câu có số từ, lượng từ	 
	 - Chuẩn bị bài : Treo biển, Lợn cưới - áo mới
 ---------------------------------------------------------------------
 TUẦN : 14 Ngày dạy: 25/11
TIẾT : 52	 TREO BIỂN
 Hướng dẫn đọc thêm: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
(Truyện cười)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs hiểu
- Thế nào là truyện cười.
- Nội dung ý nghĩa và nghệ thuật gây cười trong truyện treo biển và lợn cưới, áo mới.
- Rèn kĩ năng kể truyện cười.
- GDHS tránh xa những thói xấu về việc thích khoe của, và đồng thời bước đầu có ý thức tự chủ của bản thân.
II. Chuẩn bị: 
GV: Tranh minh họa truyện Treo biển và Lợn cưới – áo mới(sưu tầm)
HS:- Tập tiểu phẩm: Lợn cưới, áo mới; Treo biển; đọc phân vai: Đẽo cày giữa đường, sưu tầm ca dao minh họa cho nội dung bài.
 - Soạn câu hỏi trong sgk
III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: Bài học em rút ra từ truyện Chân, Tay, Tai, mắt, Miệng là gì?
2. Giới thiệu bài: Người Việt Nam chúng ta rất biết cười, dù ở bất cứ tình huống, hoàn cảnh nào. Vì vậy rừng cười dân gian Việt Nam rất phong phú....
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Hướng dẫn đọc chú thích, tìm hiểu định nghĩa truyện cười...
HS: Đọc chú thích
GV: Em hiểu truyện cười là gì?
H Đ 2: HD đọc – hiểu văn bản
HS: Diễn tiểu phẩm Treo biển.
 - GV hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung truyện treo biển
GV: Nhà hàng treo biển để làm gì?
HS: Để quảng cáo.
GV: Tấm biển treo ở cửa hàng có nội dung ntn?
 ? Theo em tấm biển treo ở cửa hàng có mấy yếu tố? Em có nhận xét gì các yếu tố ấy?
HS: Nội dung tấm biển treo để quảng cáo gồm có bốn yếu tố. Đó là: (GV kẻ sơ đồ cho HS lên điền )
 Địa điểm: Ở đây.
 Hoạt động: Có bán.
 Mặt hàng: Cá.
 Chất lượng: Tươi.
GV: Theo em nội dung thông báo này có phù hợp với công việc của nhà không? Vì sao?
HS: Bốn yếu tố đó có quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên ý nghĩa thông báo trọn vẹn, đó là nội dung rất cần thiết cho biển quảng cáo.
GV: Theo em, các từ ngữ trong tấm biển thuộc từ loại, thành phần gì trong câu?
HS: Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI
 TRN VN chỉ c.việc CN T từ
GV: Có mấy người góp ý về biển treo đó. Em có nhận xét gì về từng ý kiến đó?
 HS: - Ý kiến thứ nhất: Không thỏa đáng...
- Ý kiến thứ hai: Thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên trong nghệ thuật QC chữ :"Ở đây" k thừa, chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng.
- Ý kiến thứ 3: Đúng một nửa,... 
- Ý kiến thứ 4: Vô lí nhất...
==> Có bốn vị khách đến góp ý bỏ bớt các yếu tố, thoạt đầu có lý, song họ chưa nghĩ đến chức năng của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của mình ở cửa hàng và sự trực tiếp được nhìn, được ngửi thay cho việc thông báo gián tiếp vốn là chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong giao tiếp. Vì vậy mỗi người chỉ quan tâm đến một số thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng và không thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của các thành phần khác.
GV: Trước sự góp ý đấy, chủ nhà hàng đã có cách xử lý ntn?
HS: Nhà hàng lần lượt bỏ đi các yếu tố và rồi cất luôn biển.
GV: Em có nhận xét gì về việc làm đó của nhà hàng?
HS: Nhà hàng không có suy nghĩ gì mà chỉ hành động theo sự góp ý của người khác.
? Truyện giúp ta hiểu điều gì? 
- Gv cho hs thảo luận nhóm và đưa ra được các ý.
 Phê phán những người làm việc thiếu chủ kiến, thiếu suy nghĩ trước khi hành động.
GV: Nếu nhà hàng bán cá nhờ em làm lại cái biển, em sẽ tiếp thu hoặc phản bác những góp ý của bốn người ntn hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao?
HS: Trình bày theo cảm nhận của cá nhân.
GV: Qua truyện này em có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ?
HS:- Từ dùng phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa.
 - Từ trong QC phải ngắn gọn, rõ ràng, đáp ứng được mục đích, nội dung QC.
H Đ3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu truyện lợn cưới, áo mới.
HS: Diễn kịch
GV: Em hiểu thế nào về tính khoe của? 
HS: Khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra của cải cho người khác biết mình là giàu. đây là thói xấu thường thấy ở những người mới giàu, thích học đòi.
GV: Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nào? Lẽ ra anh phải hỏi thế nào?
HS:thảo luận- đại diện nhóm trình bày
GV:nhận xét và kết luận: Anh khoe của khi nhà đang có việc lớn(đám cưới) và chính anh ta là nhân vật chính, lẽ ra anh chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy chạy qua đây không.
GV: Anh áo mới thích khoe của đến mức độ nào? Điệu bộ của anh ta ra sao?
HS: anh ta đứng từ sáng đến chiều, ra vẻ bực tức vì chả thấy ai hỏi, ai khen cả. Đến khi trả lời người hỏi anh lại còn giơ cả vạt áo ra để khoe. 
GV: Truyện đã gây cười ở điểm nào? Cười về việc gì?
HS: trả lời
Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện tổng kết.
? Qua hai câu chuyện em hiểu được điều gì? 
- Hstl theo hai ghi nhớ trong sgk/126,128.
- Gv cho hs đọc ghi nhớ sgk/126,128.
Hđ5: Gv hướng dẫn luyện tập theo sgk.
GV: Yêu cầu HS kể truyện cười và thi đọc ca dao, tục ngữ liên quan đến nội dung bài học theo chuẩn bị của HS.
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm về truyện cười
 (chú thích sgk/ 124)
2. Đọc , tìm hiểu từ khó.
II. Đọc - hiểu văn bản.
A. Truyện treo biển.
1. Nội dung của tấm biển quảng cáo:
Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI
- Ở đây: Thông báo địa điểm của cửa hàng.
- Có bán: Thông báo hoạt động của cửa hàng.
- Cá: Thông báo loại mặt hàng
- Tươi: Thông báo chất lượng hàng.
" Nội dung thông báo cần và đủ cho công việc của nhà hàng.
2. Góp ý của khách và cách xử trí của chủ cửa hàng:
- Có bốn vị khách góp ý, mỗi ý kiến bình phẩm, góp ý bỏ bớt từng yếu tố của biển quảng cáo.
" Mỗi người chỉ quan tâm đến một thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng, không thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của các thành phần khác.
- Chủ cửa hàng: Mỗi lần nghe góp ý: bỏ ngay
--> Cất luôn tấm biển.
 " Nhà hàng không hiểu những điều viết trên biển và treo biển để làm gì --> thiếu chủ kiến, thiếu suy nghĩ khi hành động.
3. Bài học: 
- Khi được người khác góp ý, không nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ.
- Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
* Luyện tập: 
- Đề nghị giữ lại biển.
- Hoặc vẽ lại biển có hình con cá và đề: Bán cá tươi.
B. Truyện lợn cưới, áo mới.
 ( Hướng dẫn đọc thêm)
- Khoe con lợn để chuẩn bị làm đám cưới.
- Khoe chiếc áo mới may.
" Của không đáng để khoe.
] Phê phán thói hay khoe của một số người mới vừa giàu lên.
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ: sgk/126,128.
IV/ Luyện tập:
- Kể truyện cười mà em biết.
- Thi đọc một số câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến bài học.
4. Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững định nghĩa Truyện cười, nội dung của hai truyện vừa học.
 - Chuẩn bị bài: Kể chuyện tưởng tượng
 + Đọc lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
 + Tưởng tượng trường em sau 10 năm.
 ----------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 14 Ngày dạy: 27/11
Tiết : 53	 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Có ý thức tưởng tượng và vai trò tưởng tượng trong văn tự sự.
- Điểm lại một bài kể tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.
- GDHS ý thức tưởng tượng phù hợp.
II. Chuẩn bị: 
GV: Tranh ảnh Ếch ngồi đáy giếng(sưu tầm)
HS: Đọc, tóm tắt nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
III. Tiến trình lên lớ.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Các hoạt động dạy- học bài mới
Hoạt động của thấy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
HS: tóm tắt lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
GV: Theo em truyện đã được người xưa tưởng tượng ntn?
HS:Các bộ phận trong cơ thể con người được người xưa tưởng tượng thành các nhân vật riêng biệt, có nhà riêng. và được gọi bằng cô, cậu, bác, lão.
GV: Cách tưởng tượng như vậy giúp ta hiểu được câu chuyện như thế nào?
HS: Cách mượn các bộ phận cơ thể để làm nhân vật kể chuyện như vậy làm cho người đọc dễ cảm nhận hơn. Và cuốn hút sự chú ý của người nghe.
HS: đọc truyện Lục súc tranh công
GV: Em có suy nghĩ gì về cách kể chuyện. Trong câu chuyện người ta tưởng tượng ra những gì?
HS: Câu chuyện kể về sáu con súc vật nói tiếng người. Sáu con cùng kể công, kể khổ.
GV: Sự tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào?
HS: Người xưa dựa vào sự thật của cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.
GV: Cách kể tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
HS:Cách kể như vậy nhằm mục đích thể hiện tư tưởng. Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người không nên so bì nhau
GV: Em hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Kể chuyện tưởng tượng có tác dụng ntn?
HS: trả lời
Hđ2: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập.
HS: thảo luận nhóm bài tập 5.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của mình- cả lớp nhận xét.
- Gv chốt lại các ý của bài và ghi bảng
I/ Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
* Ví dụ: sgk
1/ Chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Các bộ phận cơ thể so bì nhau.
- Được gọi bằng câu, cô, bác, lão.
2/ Truyện lục súc tranh công.
- Sáu con súc vật nuôi trong nhà, chúng kể công trạng.
- Chúng nói tiếng người.
" Dựa vào sự việc trong cuộc sống
] Nhằm thể hiện tư tưởng.
* Kết luận:
- Kể những câu chuyện không có sẵn trong sách vở, mà tự tưởng tượng ra.
- Dựa vào điều có thật trong cuộc sống, làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
* Ghi nhớ: sgk/ 133.
II/ Luyện tập: 
 Lập dàn ý cho đề bài sau:
 Em hãy tưởng tượng về những đổi thay của trường sau 10 năm
 Gợi ý.
Những đổi thay cơ bản:
- Về chính bản thân em.
- Về thầy cô.
- Về phòng học.
- Về quang cảnh.
3. Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tìm hiểu vai trò của tưởng tượng và nhân hóa trong một số truyện ngụ ngôn đã học, trong truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.
- Lập dàn bài cho đề 2,3,4 mục luyện tập.
- Chuẩn bị tìm đề tài, chủ đề cho một truyện tưởng của bản thân.
- Chuẩn bị Trả bài kiểm tra Tiếng Việt: 
 ---------------------------------------------------------------------------------
TUẦN:14 Ngày dạy: 27/11
TIẾT : 54 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài kiểm tra của mình về nội dung, hình thức trình bày.
 - Biết sửa sai, rút kinh nghiệm trong những bài kiểm tra sau.
 - GDHS ý thức tự giác trong việc nhận ra lỗi sai và tự sửa chữa.
II. Chuẩn bị:
 GV: Chấm bài, thống kê lỗi sai của HS
 HS: Ôn tập lại nội dung kiến thức trong đề kiểm tra.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
 2. Bài mới:
 * Hoạt động 1: GV treo bảng câu hỏi trắc nghiệm, HS lên bảng làm bài theo yêu cầu của đề.
 ( Đáp án: Tiết 47)
 * Hoạt động 2: GV gọi 3HS lên bảng làm (Mỗi HS làm 1 câu) trong phần tự luận.(Đ.án: Tiết 47)
 * Hoạt động 3: Nhận xét ưu, khuyết điểm:
 a) Ưu điểm: 
 - Đa số HS làm đúng phần trắc nghiệm. Một số bài làm đúng câu 1,2 phần tự luận. Riêng câu 3 có một số em viết đoạn văn khá hay, xác định đúng câu có chứa cụm danh từ.
 - Một số bài trình bày sạch sẽ, viết ngay ngắn, nội dung đảm bảo (Vi, Uyên, Lộc, Trọng, Nghiêm, Trinh, Lan Anh, Thừa...)
b) Khuyết điểm:
 - Còn một số HS chọn đáp án phần trắc nghiệm chưa chính xác.
 - Phần tự luận xác định cụm danh từ chưa chính xác dẫn đến điền cụm danh từ sai (câu 2)
 - Một số HS viết đoạn văn lan man, xác định cụm danh từ sai....(Huỳnh, Hào, Khanh, Muội)
* Hoạt động 4: Chữa lỗi
Câu 2 (phần tự luận): Nam là một học sinh giỏi. Vì vậy Nam luôn được cô khen.
a) Đoạn văn trên mắc lỗi gì? Trả lời: Mắc lỗi lặp từ Nam
b) Nguyên nhân người viết mắc lỗi: Nghèo vốn từ, dùng từ lặp
c) Sửa lại: Nam là một học sinh giỏi. Vì vậy, bạn ấy luôn được cô khen.
Câu 3 (phần tự luận): Viết đoạn văn
Lỗi sai
Nhận xét
Sửa
 Ông em tuy đã già nhưng ông rất cần cù. Vào mỗi buổi sáng hoặc triều ông thường ra ngoài trước cửa cầm sách đọc và đi tưới cây. Ông bây giờ đã có một thân hình săn chất và khẻo mạnh
- Sai chính tả: triều, chất, khẻo...
- Diễn đạt chưa mạch lạc
Ông của em năm nay đã ngoài 60 (70 tuổi) nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh và hay lam hay làm. Hằng ngày, cứ mỗi buổi sáng ông thường ngồi ở bậc cửa đọc sách và buổi chiều ông lại xách thùng đi tưới cây.... 
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà: Tiếp tục sửa lỗi sai, soạn bài: Ôn tập truyện dân gian.
 -------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 14.doc