Giáo án Ngữ văn 6, kì I - Tuần 5

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Viết bài hoàn chỉnh về văn tự sự trên cơ sở một truyện truyền thuyết đã học.

2. Về kỹ năng:

- Dùng lời văn của mình kể lại, đảm bảo nội dung cốt truyện, nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, chủ đề, ý nghĩa truyện. Bố cục 3 phần.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tự lập, tự giác và nghiêm túc khi làm bài.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Đề bài - Đáp án - Biểu điểm.

2. Học sinh

- Ôn tập - chuẩn bị kiểm tra

* Đề bài:

 “Hãy kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” theo lời văn của em.”

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1199Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, kì I - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 17 - 18: viết bài tập làm văn số 1
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:	
- Viết bài hoàn chỉnh về văn tự sự trên cơ sở một truyện truyền thuyết đã học.
2. Về kỹ năng:
- Dùng lời văn của mình kể lại, đảm bảo nội dung cốt truyện, nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, chủ đề, ý nghĩa truyện. Bố cục 3 phần. 
3. Về thái độ:
- Có ý thức tự lập, tự giác và nghiêm túc khi làm bài.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Đề bài - Đáp án - Biểu điểm.
2. Học sinh
- Ôn tập - chuẩn bị kiểm tra
* Đề bài:
 “Hãy kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” theo lời văn của em.”
* Đáp án - Biểu điểm:
Mở bài: 1 điểm.
 - Giới thiệu sự việc vua Hùng kén rể.
Thân bài: 7 điểm.
 - Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn
 - Vua Hùng ra điều kiện chọn rể (đòi lễ vật)
 - Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và rước Mị Nương về núi
 - Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ tức giận, đem quân đuổi theo, dâng nước đánh Sơn Tinh
 - Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua phải rút quân về
Kết bài: 1 điểm.
 - Hàng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
Trình bày: 1 điểm.
 - Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, câu văn lưu loát, đảm bảo bố cục 3 phần.
 - Yêu cầu kể câu chuyện bằng lời kể của mình
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: (42 phút)
 - GV đọc và chép đề lên bảng
- HS suy nghĩ làm bài dưới sự gợi ý, giúp đỡ của GV
*2 Hoạt động 2: (3 phút)	
- Thu bài: lớp trưởng đi thu bài
- GV nhận xét giờ kiểm tra, ý thức làm bài của HS
* Dặn:
- Các em về nhà xem lại đề bài, có thể viết lại bài kiểm tra vào vở, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:.............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
* Tồn tại:...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 5. Phần tiếng việt
Tiết 19: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:Hiểu được
- Khái niệm từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
2. Về kỹ năng:
- Luyện kĩ năng nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.
- Biết lựa chọn, sử dụng từ đúng nghĩa trong giao tiếp hàng ngày
3. Về thái độ:
- Tích cực học tập, yêu tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ cho phù hợp với văn cảnh và mục đích sử dụng.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị bảng phụ
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nghĩa của từ là gì ? có mấy cách giải thích nghĩa của từ ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Trong ngôn ngữ tiếng Việt một từ có thể chỉ có một nghĩa nhưng cũng có thể có nhiều nét nghĩa khác nhau, do đâu lại có hiện tượng đó và chúng ta phải hiểu nghĩa của từ trong những tình huống đó ntn ?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 20 phút )
- Gọi HS đọc bài thơ “Những cái chân” trong sgk.
H: Em hiểu ntn về nghĩa của từ “chân” ?
* Từ chân có một số nghĩa sau:
- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng: dấu chân, nhắm mắt đưa chân...
- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân đèn, chân kiềng...
- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: chân tường, chân núi, chân răng...
H: Trong bài thơ, chân được gắn với sự vật nào ?
H: Dựa vào nghĩa của từ chân trong từ điển, em thử giải nghĩa của các từ chân trong bài ?
- Chân gậy, chân bàn, kiềng, com pa ị Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác
H: Câu thơ: 
 Riêng cái võng Trường Sơn
 Không chân đi khắp nước
 Em hiểu tác giả muốn nói về ai ? Vậy em hiểu nghĩa của câu thơ như thế nào ?
- 1 sự vật không có chân: cái võng -> đưa vào bài thơ để ca ngợi anh bộ đội (ng/thuật ẩn dụ) 
H: Qua trên em có nhận xét gì về nghĩa của từ “chân” ?
H: Hãy lấy VD về một từ nhiều nghĩa mà em biết ?
- VD: Từ “mắt, tay, cổ”
H: Từ: compa, kiềng, bút, toán, văn có mấy nghĩa ? 
- Là những từ chỉ có một nghĩa.
H: Em có nhận xét gì về từ nhiều nghĩa ?
H: ở bài thơ “Những cái chân” từ “chân” không được hiểu theo nghĩa ban đầu là bộ phận dưới cùng nâng đỡ cơ thể người hay động vật mà được hiểu theo nghĩa khác. Em hiểu các nghĩa đó là gì ?
- Nghĩa chuyển
H: Các nghĩa chuyển thường được hình thành từ đâu ?
- Được hình thành từ nghĩa gốc. 
H: Em hãy lấy VD về hiện tượng đó ?
- VD: Từ “mắt”: mắt người – mắt cây, mắt cá, mắt lưới,
- GV: Việc thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa gọi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ
H: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Em hiểu thế nào là nghĩa gốc ? Nghĩa chuyển ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (15 phút )
- HS đọc và thảo luận làm bt theo bàn
- Gọi 3 em lên bảng làm bt, các em khác nhận xét, GV nhận xét sửa chữa
- HS thảo luận làm bt theo bàn
- GV gọi 2 – 3 em lên bảng chữa bt, HS và Gv nhận xét bổ sung
- Lớp chia làm 4 nhóm thảo luận
- Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng làm, 2 nhóm còn lại nhận xét
- GV nhận xét, sửa chữa.
I - Từ nhiều nghĩa.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
ị Từ chân là từ có nhiều nghĩa.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 56
II – Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 56
III - Luyện tập.
1. Bài tập 1:
 Đáp án:
a. Đầu : đau đầu, đầu bảng, đầu đàn, đầu đảng, đầu têu
b. Tay : Nắm tay, tay ghế, tay súng, tay cày.
c. Cổ : cổ cò, cổ trai, cổ lọ, so vai rụt cổ.
2. Bài tập 2:
 Đáp án: Dùng bộ phận cây cối để chỉ bộ phận của cơ thể người.l
- Lá: Lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ.
- Quả : Quả tim, quả thận
- Búp : Búp ngón tay.
- Hoa : Hoa cái (đầu lâu).
- Lá liễu, lá răm : mắt lá răm
3. Bài tập 3:
 Đáp án:
a. Chỉ sự vật ị chỉ hành động:
- Hộp sơn ị sơn của
- Cái bào ị bào gỗ
- Cân muối ị muối dưa
b. Những từ chỉ hành động chuyển thành từ chỉ đơn vị:
- Đang bó lúa ị gánh 3 bó lúa.
- Cuộn bức tranh ị ba cuộn giấy
- Gánh củi đi ị một gánh củi.
*4 Hoạt động 4: ( 3 phút )
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc lại các phần ghi nhớ
- Gv nhận xét giờ học
5. Dặn: HS về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..........................................................................................................................
............................................................................................................................................
* Tồn tại:.............................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 5. Phần tập làm văn
Tiết 20: lời văn, đoạn văn tự sự
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm vững đặc điểm của lời văn, đoạn văn tự sự kkhi sử dụng để kể về người, sự việc.
2. Về kỹ năng:
- Bước đầu rèn kĩ năng viết câu, dựng đoạn văn tự sự.
3. Về thái độ:
- Tích cực học tập, có ý thức dùng lời văn trong sáng trong giao tiếp và viết văn
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Mục đích của việc tìm hiểu đề và lập dàn ý khi làm bài văn tự sự ?
	 Dàn ý của bài văn tự sự gồm có mấy phần ? Nhiệm vụ chính của mối phần ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Văn tự sự là văn kể người, kể việc nhưng xây dựng nhân vật và kể việc như thế nào cho hay, cho hấp dẫn ? Giờ học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu và có được những kỹ năng về điều đó.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 25 phút )
 - Gọi HS đọc hai đoạn văn trong sgk
H: Hai đoạn văn giới thiệu những nhân vật nào ? Giới thiệu sự việc gì ?
- Nhân vật : Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Sự việc : Vua Hùng kén rể, 2 thần đến cầu hôn Mị Nương. -> Mục đích : mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến chủ yếu của câu chuyện.
Thứ tự các câu văn trong đoạn văn như thế nào ? Có thể đảo lộn được không ?
- Không thể đảo lộn -> Vì nếu đảo lộn, ý đoạn văn sẽ thay đổi hoặc khó hiểu.
- Gọi HS đọc đoạn văn trong sgk
H: Các nhân vật có những hoạt động gì ?
- Thuỷ Tinh : đến sau, mất Mị Nương , đuổi theo Sơn Tinh, hô mây, gọi gió ... dâng nước.
H: Các hoạt động được kể theo trình tự nào ?
- Kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân – kết quả, thời gian – kết quả.
H: Qua trên em thấy khi kể người trong văn tự sự người ta thường kể ntn ? Kể việc như thế nào ?
- GV yêu cầu HS xem lại 3 đoạn văn ở 2 phần trên và cho biết:
H: Mỗi đoạn gồm mấy câu ?
H: ý chính của từng đoạn ?
- Đoạn 1 : 2 câu 
+ ý chính C2 : Hùng Vương muốn kén rể.
- Đoạn 2 : 6 câu. 
+ ý chính : 2 thần đến cầu hôn (c6)
Đoạn 3 : 3 câu 
+ ý chính. Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh (c1)
H: Mối quan hệ giữa các câu ?
H: Em có nhận xét gì về lời văn, đoạn văn, câu chủ đề trong đoạn văn tự sự ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (10 phút ) 
- GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận làm bt
- Gọi đại diện của từng nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm nhận xét chéo
- GV nhận xét, bỏ sung
I - Lời văn, đoạn văn tư sự.
1. Lời văn giới thiệu nhân vật:
2. Lời văn kể sự việc.
- Văn tự sự là loại văn chủ yếu kể về người và việc.
- Kể về người là giới thiệu tên mặt, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, tình cảm, ý nghĩ, lời nói
- Kể việc là kể các hành động, việc làm, kết quả của hành động...
3. Đoạn văn:
=> Quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước, hoặc làm rõ ý, nối tiếp hoạt động, nêu kết quả của hoạt động.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 59
II – Luyện tập.
1. Bài tập 1.
 Đáp án:
Đoạn 1 : Sọ Dừa làm thuê trong nhà phú ông.
- Câu chủ chốt : Cậu chăn bò giỏi lắm.
+ Câu 1 : Hành động bắt đầu.
+ Câu 2 : Nhận xét chung về hành động.
+ Câu 3, 4 : Hoạt động cụ thể.
+ Câu 4 : Kết quả, ảnh hưởng của hoạt động.
- Đoạn 2 : Thái độ của các con gái phú ông đối với Sọ Dừa.
+ Câu chủ chốt : Câu2
+ Quan hệ : Hoạt động nối tiếp và ngày càng cụ thể.
- Đoạn 3 : Tính nết cô Dần.
	+ Câu chủ chốt : câu 2
	+ Quan hệ : Câu1, Câu2 : quan hệ nối tiếp; Câu 3 , Câu4 : Đối xứng
	+ Câu 2, 3, 4 : Quan hệ giải thích.
	+ Câu 5, 4 : Đối xứng.
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ
5. Dặn: HS về học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
* Tồn tại:...............................................................................................................................
..............................................................................................................................................
============================ Hết tuần 5 ==========================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc