Giáo án Ngữ văn 6, kì I - Tuần 9

A - Mục tiêu.

Giúp Hs:

1. Về kiến thức: nắm được

- Khái niệm ngôi kể trong văn tự sự.

- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất

- Đặc điểm, y nghĩa, tác dụng của mỗi loại ngôi kể

2. Về kỹ năng:

- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự

- Vận dụng ngôi kể vào đọc- hiểu vb tự sự

3. Về thái độ:

- Có ý thức sử dụng ngôi kể phù hợp.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.

2. Học sinh

- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk

 

doc 13 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1063Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, kì I - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 8. Phần tập làm văn
Tiết 33: ngôi kể trong văn tự sự (Tiếp)
A - Mục tiêu.
Giúp Hs:
1. Về kiến thức: nắm được
- Khái niệm ngôi kể trong văn tự sự.
- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất
- Đặc điểm, y nghĩa, tác dụng của mỗi loại ngôi kể 
2. Về kỹ năng:
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự
- Vận dụng ngôi kể vào đọc- hiểu vb tự sự
3. Về thái độ:
- Có ý thức sử dụng ngôi kể phù hợp. 
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự ? Có những loại ngôi kể nào ? Khi chọn ngôi kể ta phải lưu ý điều gì ? 
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
ở giờ học trước chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu các ngôi kể trong văn tự sự, gồm có ngôi kể thứ 3 và ngôi thứ nhất. Để giúp các em có thể áp dụng được hai ngôi kể đó trong viết văn chúng ta sẽ cùng nhau đi vào giờ luyện tập hôm nay.
Hoạt động
Nội dung
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (35 phút ) 
- HS TL làm bt theo 4 nhóm
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét bổ sung
- GV thay đổi một số thành viên của 4 nhóm, HS tiếp tục làm bt theo nhóm
- Gọi đại diện 1 – 2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét sửa chữa.
- HS làm việc theo bàn
- Gọi 2 – 3 em trả lời, cho các em khác nhận xét
- GV bổ sung
- HS thảo luận theo bàn
H: Vì sao trong cổ tích người ta hay kể theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất ?
II - Luyện tập.
1. Bài tập 1:
 Đáp án:
- Thay các từ “Tôi” bằng từ “Dế mèn”
- Đoạn mới nhiều tính khách quan, như là đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc qua giọng kể của người trong cuộc.
2. Bài tập 2:
 Đáp án:
- Thay “toõi” vaứo caực tửứ: “Thanh, chaứng”. Ngoõi keồ “toõi” toõ ủaọm saộc thaựi tỡnh caỷm cuỷa ủoaùn vaờn.
3. Bài tập 3:
 Đáp án:
Truyện “Cõy bỳt thần” được kể theo ngụi thứ 3. 
 Nếu thay đổi ngụi kể thứ nhất thỡ sự việc xung quanh nhõn vật sẽ khụng khỏch quan, đặc biệt là nếu người kể chuyện là Mó Lương thỡ người kể sẽ biết trước những khú khăn, thử thỏch à Làm giảm đi sự hấp dẫn của cõu truyện. 
4. Bài tập 4:
 Đáp án: 
Trong truyền thuyết, cổ tích người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 mà không kể theo ngôi thứ nhất, vì:
- Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích.
- Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và cả các nhân vật trong truyện.
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị của HS.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
* Tồn tại:...........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 9. Phần văn học
Tiết 34: ông lão đánh cá và con cá vàng.
(Truyện cổ tích của A. pu – skin)
(Hướng dẫn đọc thêm)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường.
2. Về kỹ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
- Phân tích các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được câu chuyện.
- Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
3. Về thái độ:
- Giáo dục lòng ân nghĩa, thuỷ chung, căm ghét thói xấu tham lam, bội bạc
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị tranh minh họa
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những giá trị về nghệ thuật và nội dung của truyện “Cây bút thần”
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Pu – skin một đại thi hào văn học của Nga và thế giới, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị đặc sắc cho nhân loại. Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ tích được nhà văn kể lại bằng thơ. Câu chuyện ấy có ý nghĩa ntn ?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30phút) 
- Gọi 1 HS đọc phần chú thích (*) sgk
H: Cho biết thể loại truyện, nguồn gốc truyện, do ai kể lại ?
H: Em có hiểu biết gì về Pu-skin ?
- GV giới thiệu đôi nét về Pu-skin
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc phân vai
- GV hửụựng daón HS ủoùc phaõn vai.
+ Gioùng caự vaứng: hieàn tửứ, ủoọ lửụùng.
+ Gioùng oõng laừo: Nhu nhửụùc, thaọt thaứ.
+ Gioùng muù vụù: Tham lam, ủay nghieỏn.
+ Ngửụứi daón truyeọn: To, roừ raứng.
- HS đọc mốt số chú thích
H: Em hãy tóm tắt lại nội dung câu chuyện ?
- Vợ chồng ông lão làm nghề đánh cá sống ở bờ biển.
- Ông lão ra biển đánh cá - bắt được con cá vàng.
- Cá vàng xin tha và hứa trả công.
- Ông lão thả cá mà không đòi trả ơn.
- Mụ vợ bắt ông lão đòi cá vàng lần lượt:
+ Máng lợn: 
+ Toà nhà đẹp.
+ Làm nhất phẩm phu nhân
+ Làm nữ hoàng.
+ Làm Long vương – cá vàng không nói gì, lặn xuống đáy biển.
- Ông lão trở về, không còn gì, chỉ còn lại túp lều nát ngày xưa.
-> Mỗi lần đòi biển lại nổi sóng to hơn lần trước.
H: Theo em truyện có bố cục như thế nào ?
a. Mở truyện : 
- Giới thiệu nhân vật hoàn cảnh.
b. Thân truyện : 
- Ông lão đánh bắt rồi thả cá Vàng.
- Cá nhiều lần đền ơn cho vợ chồng ông lão.
c. Kết truyện
- Vợ chồng ông lão đánh cá lại trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa.
H: Ông lão sau 3 lần quăng lưới bắt được cá vàng đã có hành động và lời nói gì ? (HS liệt kê)
H: Qua hành động và lời nói với cá vàng em thấy ông lão là người như thế nào ?
H: Thái độ và hành động của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ như thế nào ?
H: Hình dáng ông già câm lặng, lóc cóc, lủi thủi ra biển (5 lần) tìm gặp cá vàng gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì ?
- Năm lần ông nghe lời vợ ra biển cầu xin cá vàng trả ơn, giúp đỡ -> nhu nhược, sợ vợ, cam chịu, nhẫn nhục 
H: Qua hình tượng ông lão tác giả muốn nói lên điều gì ở xã hội Nga ?
H: Qua cách đối xử với chồng và cá vàng, em có thể khẳng định mụ vợ là người đàn bà như thế nào ?
- Tham lam vô độ.
- Bội bạc, tàn nhẫn, thô bỉ.
H: Tìm những chi tiết trong truyện để chứng minh điều đó ?
H: Mụ vợ thuộc tầng lớp nào vào trong xã hội Nga ?
H: Yếu tố nào khiến mụ càng “lên nước” ?
H: Nhận xét về cách kết thúc của truyện ?
- Cách kết thúc truyện độc đáo, theo lối vòng tròn -> không có hậu.
H: Cá vàng trừng trị mụ vợ như vậy có đích đáng không ? Vì sao ?
H: Nếu để cho mụ biến thành lợn, gấu ... thì sao ?
- HS TL theo 4 nhóm các câu hỏi của GV
H: Cá vàng tượng trưng cho cái gì ?
H: Bốn lần cá vàng thỏa mãn đòi hỏi của mụ vợ nói lên điều gì ?
H: Biển cả thay đổi như thế nào vào mỗi khi ông lão đi ra bờ biển ?
H: Đó là biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của nó ?
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (5 Phút)
H: Bài học rút ra từ truyện cổ tích thơ này ?
H: Những nét đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của truyện ?
H: Cho biết nhận xét chung của em về truyện ?
I – Tìm hiểu chung.
- Truyện cổ dân gian Nga, Đức được Pu-skin viết lại bằng 205 câu thơ ( tiếng Nga)
II – Tìm hiểu văn bản.
* Tóm tắt truyện:
* Bố cục: 3 phần
1. Ông lão
- Là một ngư dân nghèo khổ, chăm chỉ làm ăn, lương thiện, nhân hậu, rộng lượng, bằng lòng với cuộc sống hiện tại.
-> không tham lam, nhân hậu, độ lượng.
- Ông rất rõ tâm địa của vợ, nhưng vì nhu nhược nên ông đã vô tình tiếp tay, đồng lõa cho tính tham lam của mụ vợ nảy nở, phát triển.
- Tác giả phê phán tính thỏa hiệp, nhu nhược với những kẻ quyền thế của một bộ phận nhân dân Nga, lay tỉnh họ, tiếp thêm dũng khí cho họ trong cuộc đấu tranh chống lại cường quyền, giành công lí.
2. Nhân vật mụ vợ:
-> Mang bản chất của giai cấp bóc lột, bằng mọi cách để đạt danh vọng tột đỉnh.
- Mụ càng lên nước do được sự tiếp tay của sự nhu nhược, mềm lòng, thỏa mãn cam chịu.
3. Hai nhân vật Cá Vàng – Biển cả
* Cá Vàng thể hiện lòng biết ơn sâu nặng đối với tấm lòng nhân hậu, bao dung.
* Biển cả : từ êm ả -> gợn sóng -> nổi sóng dữ dội -> giông tố mù mịt -> hiện tượng nghệ thuật tượng trưng cho công lí của nhân dân.
- Biện pháp nghệ thuật : tăng tiến lặp lại góp phần đắc lực vào việc thực hiện chủ đề của truyện
III – Tổng kết.
1. Bài học
- Lòng biết ơn sâu nặng những người nhân hậu bao dung.
- Bài học đích đáng cho những kẻ tham, ác, bội bạc.
- Không thỏa hiệp, cam chịu, nhu nhược mà phải đấu tranh chống lại mọi các xấu, cái ác để tồn tại, khẳng định giá trị của chính mình.
2. Nghệ thuật
- Tương phản, đối lập
- Trùng lặp, tăng cấp
- Mơ thực, kì diệu – bình thường đan xen.
- Nhân hóa
- Kết cấu vòng tròn, mở
3. Ghi nhớ
 Sgk. T 96
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị của HS.
5. Dặn: HS về nhà
- Kể lại câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo trình tự các sự vịc.
 - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một chi tiết nghệ thuật.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
* Tồn tại:...........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 10. Phần văn học
Tiết 35: ếch ngồi đáy giếng
(Truyện ngụ ngôn)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn.
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một t/p ngụ ngôn.
- ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Về kỹ năng:
- Đọc- hiểu vb truyện ngụ ngôn
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
3. Về thái độ:
- Khiêm tốn, biết mình, biết người, không nên chủ quan, kiêu ngạo.Cần học hỏi mở rộng hiểu biết xung quanh.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị tranh minh họa
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng"?
 - Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng"?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Ngụ ngôn là một thể loại truyện hết sức độc đáo trong kho tàng VHDG, nó chứa đựng sự thú vị từ lớp nhân vật của truyện, sự hài hước, và trên hết đó là những bài học luân lý cho cuộc sống. Để thấy rõ điều đó chúng ta cùng nhau đi vào giờ học hôm nay.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30phút) 
H: Em cho biết truyện thuộc thể loại nào ?
H: Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn ?
- HS đọc phần chú thích (*) sgk.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc:
* Hướng dẫn đọc: toàn bài giọng kể chuyện, nhấn giọng từ ngữ về hành động sự việc nhân vật, xen chút hài hước.
- Cho HS đọc các chú thích.
H: Em thấy phương thức biểu đạt chính của truyện là gì ?
H: Em hãy tóm tắt lại nội dung câu chuyện ?
H: Theo em truyện có bố cục ntn ?
- P1: Từ đầu đến “chúa tể”: Kể chuyện ếch ngồi đáy giếng 
- P2: Còn lại: Kể chuyện ếch khi ra khỏi đáy giếng
H: Nhân vật chính của truyện là ai ? Nhân vật này có gì đặc biệt ? (Có phải là người không, có những đặc điểm của con người không ?)
H: ở đây tác giả DG đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- Nghệ thuật nhân hóa
H: Em hiểu thế nào là BPNT nhân hóa ? 
- Nhân hóa là gán cho các đồ vật, loài vật những đặc điểm, đặc tính của con người.
H: Em biết những câu thơ, câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa ?
VD: bài thơ “Mưa” – Trần Đăng Khoa.
H: Theo em tại sao tác giả lại lựa chọn nhân vật là những con vật, đồ vật mà không lựa chọn con người ?
- Điều này thường thấy trong các TPVH thời phong kiến,...
- GV: ếch là một con vật nhưng đã được gán những đặc điểm của con người, vậy đó là những đặc điểm nào ở nhân vật của chúng ta ? 
H: Trong truyeọn eỏch soỏng ụỷ ủaõu ?
H: Theo em giếng là nơi có không gian như thế nào ? 
- Chật hẹp.
H: Khi ở trong giếng c/s của ếch diễn ra như thế nào ?
- Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua , ốc nhỏ. Hàng ngày ếch kêu khiến chúng hoảng sợ.
H: Cuộc sống của ếch trong giếng là cuộc sống như thế nào ? 
H: Trong môi trường ấy ếch ta tự thấy mình là người như thế nào ? 
H: Qua suy nghĩ này của ếch, em hiểu gì về tính cách của nó ? 
H: Qua chuyện về chú ếch tác giả dân gian nhằm ám chỉ điều gì về con người ?
H: ếch ta ra khỏi giếng bằng cách nào ?
- Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài
H: ếch ra khỏi giếng là nhờ yếu tố khách quan hay chủ quan ? (ếch tự trèo ra khỏi giếng hay ntn)
-> Do yếu tố khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan của ếch.
H: Khi ra khỏi giếng hoàn cảnh sống của ếch thay đổi như thế nào ? 
H: ếch có nhận ra sự thay đổi trong cuộc sống của mình không ? chi tiết nào chứng tỏ điều đó ? Tại sao ếch có thái độ đó ? 
H: Sự nhâng nháo , chả thèm để ý xung quanh của ếch dẫn tới hậu quả gì ? 
H: Theo em vì sao ếch bị giẫm bẹp ? 
- Hiểu biết hạn hẹp nhưng chủ quan kiêu ngạo huyênh hoang.
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (6 phút)
H: Qua truyện ngụ ngôn này tác giả dân gian muốn phê phán điều gì ? khuyên dăn điều gì ?
H : Bài học gì cần rút ra từ cách sống và cái chết của ếch ?
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn ngày ? 
H: Em biết có nhữg câu thành ngữ nào gần với truyện ngụ ngôn này ?
- "ếch ngồi đáy giếng"; "coi trời bằng vung".
H : Em hãy nêu tóm tắt những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ?
I – Tìm hiểu chung.
1. Thể loại: 
- Truyện ngụ ngôn.
2. Khái niệm:
- Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo, khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.
II – Tìm hiểu văn bản.
- Phương thức biểu đạt: tự sự
* Tóm tắt truyện:
* Bố cục: 2 phần
1. ếch khi ở trong giếng:
- Cuộc sống chật hẹp, đơn giản, không thay đổi.
- ếch thấy mình oai như một vị chúa tể , bầu trời chỉ bằng cái vung.
-> ếch hiểu biết nông cạn nhưng lại huyênh hoang , coi thường mọi người.
=> Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo , không đánh giá đúng thực chất về mình.
2. ếch ra khỏi giếng:
- Hoàn cảnh sống thay đổi : không gian bầu trời rộng lớn, đi lại khăp nơi. 
- ếch không nhận ra sự thay đổi của hoàn cảnh sống: "nhâng nháo" chả thèm để ý đến xung quanh" vì cứ tưởng mình là chúa tể ... 
- Hậu quả bị 1 con trâu dẫm bẹp. 
III – Tổng kết.
1. Bài học ý nghĩa:
- Chế giễu, phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, nhưng lại tự coi mình là nhất, coi thường người khác.
- Dù môi trường hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn nhưng phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.
* Ghi nhớ.
 Sgk. 101
*4 Hoạt động 4: (4 phút)
4. Củng cố: 
- Gọi HS tóm tắt lại nội dung câu chuyện.
5. Dặn: HS về nhà
- HS về học bài, làm các bt trong sgk
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..........................................................................................................................
............................................................................................................................................
* Tồn tại:.............................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 8. Phần tập làm văn
Tiết 36: thứ tự kể trong văn tự sự
A - Mục tiêu.
Giúp Hs:
1. Về kiến thức: nắm được
- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
- Hai cách kể – hai thứ tự kể : Kể xuôi và kể ngược.
- Điều kiện cần có khi kể ngược
2. Về kỹ năng:
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
- Vận dụng hai cách kể vào bài văn của mình. 
- Tự nhận thức: biết tự uốn nắn, sửa chữa những câu chữ chưa phù hợp để cho khả năng viết văn ngày càng hoàn thiện.
3. Về thái độ:
- Tích cực học tập, yêu thích văn tự sự. 
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự ? Có những loại ngôi kể nào ? Khi chọn ngôi kể ta phải lưu ý điều gì ? 
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Thứ tự kể trong văn tự sự cùng với ngôi kể cho ta thấy văn tự sự là một kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn những cách diễn đạt thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt. Có thể kể theo thứ tự ra sao ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm (30 phút) 
 H: Tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào ? Thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì ?
- Hai vợ chồng ông lão đánh cá sống trong túp lều nát bên bờ biển. Chồng thả lưới, vợ ở hà kéo sợi.
- Ông lão bắt được cá vàng - thả cá vàng và nhận được lời hứa của cá vàng.
- Mụ vợ biết chuyện bắt ông lão thực hiện yêu cầu của mụ vợ:
+ Lần 1: đòi máng lợn mới. 
+ Lần 2: đòi toà nhà rộng. 
+ Lần3: đoì làm nhất phẩm phu nhân 
+ Lần 4: đòi làm nữ hoàng 
+ Lần 5: đòi làm Long Vương, cá vàng hầu hạ. 
- Mụ vợ bị cá vàng trừng trị.
Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?
- Các sự việc xảy ra liên tiếp được kể theo thứ tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau -> kể "xuôi"
H: Kể theo thứ tự như thế tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì ?
 - Nêu bật được sự gia tăng lòng tham của mụ vợ - tương ứng với thái độ của biển cả -> mụ phải trả giá.
H: Gọi cách kể trên là kể theo thứ tự tự nhiên ( kể xuôi). Vậy kể theo thứ tự tự nhiên là gì ?
- Gọi HS đọc bài văn trong sgk.
H: Tóm tắt các sự việc trong văn bản ?
- Các sự việc chính:
1. Ngỗ bị chó dại cắn rách chân, phải băng bó.
2. Ngỗ kêu không ai ra cứu.
3. Ngỗ mồ côi cha mẹ, sống với bà, bỏ học, lêu lổng, đốt đống rạ, kêu cứu, đánh lừa mọi người.
4. Mọi người lo lắng cho Ngỗ, liệu có rút ra được bài học?
H: Bài văn được kể theo ngôi kể nào ? 
- Bài văn được kể theo ngôi thứ ba
H: Trong các sự việc, sự việc nào xảy ra trong hiện tại ? Sự việc nào hồi tưởng nhớ lại.
- Sự việc xảy ra trong hiện tại:1,4
- Sự việc xảy ra trong quá khứ: 2,3
H: Kể như vậy có tác dụng gì ?
- Kể như vậy sẽ gây bất ngờ lí thú.
H: Yếu tố hiện tại hay hồi tưởng là quan trọng. Vì sao ?
- Hồi tưởng q/ trọng vì nó làm cơ sở cho kể ngược. Chỉ nguyên nhân dẫn đến k/quả.
H: Gọi cách kể này là kể "ngược". Vậy, thế nào là kể ngược ? 
H : Qua phân tích các VD, em hãy cho biết các thứ tự kể trong văn tự sự ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (35 phút ) 
- GV chia lớp làm 4 nhóm TL làm bt
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét
- GV nhận xét sửa chữa.
I – Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
1. Bài tập 1.
* Kể theo thứ tự tự nhiên (Kể xuôi)
- Các sự việc liên tiếp theo thứ tự tự nhiên, được kể theo trình tự trước sau.
2. Bài tập 2.
 * Bài văn:
* Kể ngược:
- Đem kết quả sự việc xảy ra trong hiện tại kể trước, sự việc xảy ra trong quá khứ kể sau -> kể "ngược"-> gây bất ngờ lí thú cho người đọc.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 98
II – Luyện tập.
1. Bài tập 1:
 Đáp án:
Kể theo lối kể ngược, người kể hồi tưởng từ hiện tại về quá khứ
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi.
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò chủ yếu trong truyện, nó giải thích mối quan hệ thân thiết giữa tôi và Liên.
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọclại phần ghi nhớ.
5. Dặn: HS về học bài, làm bài tập 2 trong sgk.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
* Tồn tại:...........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
=========================== Hết tuần 9 ========================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc