Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Bài 1

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.

 - Hiểu được quan niệm của người Vệt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.

 - Hiểu được nét chính về nghệ thuật của truyện.

B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1.Kiến thức:

 - Khái niệm về thể loại truyền thuyết.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

 - Bóng dáng lịch sử trong thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian trong thời kỳ dựng nước.

2.Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

 - Nhận ra sự việc chính, chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

3.Thái độ:

 - Tự hào về nguồn gốc dân tộc, biết đoàn kết yêu thương với các dân tộc anh em.

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Bài 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	 Ngày soạn: 17/08/2014
Tiết: 1 	 Ngày dạy: 19/08/2014
Văn bản:
Hướng dẫn đọc thêm: CON RỒNG, CHÁU TIÊN
 ( Truyền thuyết )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
 - Hiểu được quan niệm của người Vệt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”.
 - Hiểu được nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
1.Kiến thức: 
 - Khái niệm về thể loại truyền thuyết.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
 - Bóng dáng lịch sử trong thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian trong thời kỳ dựng nước.
2.Kĩ năng: 
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
 - Nhận ra sự việc chính, chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
3.Thái độ:
 - Tự hào về nguồn gốc dân tộc, biết đoàn kết yêu thương với các dân tộc anh em.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Dùng hình ảnh trực quan, phát vấn, phân tích, thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
 - Lớp 6a2: Sĩ số: , Vắng.(P:.;KP..)
2. Bài cũ :
 - Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở của học sinh.
3. Bài mới :
 - Nước ta có rất nhiều dân tộc sống khắp mọi miền đất nước mà chúng ta thường gọi là dân tộc anh em. Các em có biết vì sao không? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nguồn gốc anh em giữa các dân tộc trên đất nước ta.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giới thiệu chung:
GV: Yêu cầu HS đọc chú thích SGK/7
GV: Dựa vào chú thích em hãy trình bày khái niệmTruyền thuyết ?
HS: Trả lời phần chú thích.
GV: Truyền thuyết Con rồng, cháu tiên ra đời vào thời đại nào?
HS: Hùng Vương.
II.Đọc- hiểu văn bản:
GV:Hướng dẫn HS cách đọc, Gv đọc mẫu rõ ràng, mạch lạc, nhấn giọng những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
Bốn HS đọc hết một lần văn bản. 
GV: Dựa vào phần mà các bạn đã đọc. Em hãy chia bố cục văn bản và nội dung của từng phần?
HS:3 phần: 
- P1 : Từ đầu  Long Trang: Nguồn gốc và hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- P2 : Tiếp đó .. lên đường: Sự nghiệp mở mang đất nước và nguồn gốc anh em.
- P3 : Còn lại.
GV: Mở đầu văn bản, tác giả dân gian kể về hai nhân vật nào?
HS: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
HS Thảo luận nhóm 2 phút:Tìm những chi tiết nói về xuất thân của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
- Lạc Long Quân: con thần biển, có nhiều phép lạ, diệt trừ yêu quái giúp dân
 - Âu Cơ: con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần.
GV: Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản?
HS: Âu Cơ sinh ra bọc trứng nở ra trăm người con.
GV: Từ đó em rút ra được kết luận gì về nguồn gốc của dân tộc ta?
GV: Vì sao trăm người con cùng Lạc Long Quân và Âu Cơ phải chia nhau ra sinh sống?
HS: Vì Lạc Long Quân thuộc loài Rồng sống dưới nước, Âu Cơ sống trên cạn.
GV: Từ đó em rút ra được công lao gì của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
GV: Chi tiết tưởng tượng, kì ảo được hiểu như thế nào? Nêu vai trò của chi tiết nảy trong truyện?
HS: Là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định, thần kì hóa nguồn gốc của dân tộc và tăng sức hấp dẫn của truyện.
GV: Từ những yếu tố hoang đường, kỳ ảo trên em rút ra được điều gì?
HS: Tự hào về nguồn gốc dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất, bền vững.
Luyện tập: kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
GV: Bạn nào có thể khái quát nội dung ý nghĩa của truyện?
Hướng dẫn tự học : 
Bài mới
- Nhóm 1 : Kể và nêu chủ đề của truyện.
- Nhóm 2 : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Hình thức như thế nào ?
- Nhóm 3:Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
- Nhóm 4 : Nêu ý nghĩa của truyện ? 
I.Giới thiệu chung:
1.Truyền thuyết: Là một loại truyện dân gian kể về nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử, có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
2. Tác phẩm:
Xuất xứ: Ra đời vào thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
Thể loại: Truyền thuyết
II.Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc- tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Chủ đề: Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc.
b.Bố cục: 3 phần
c.Phân tích:
c1/ Nguồn gốc cao quý của dân tộc:
- Lạc Long Quân: con thần biển, có nhiều phép lạ, diệt trừ yêu quái giúp dân
- Âu Cơ: con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần.
- Âu Cơ sinh ra bọc trứng nở ra trăm người con.
=> Người Việt Nam có chung một nguồn gốc con cháu Rồng Tiên
c2/ Công lao của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- 50 con xuống biển, 50 con lên non chia nhau cai quản đất nước. Khi có việc cần giúp đỡ nhau.
- Con trưởng lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương.
-> Mở mang bờ cõi, dạy cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
c3.Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo :
 - Là các chi tiết không có thật làm tăng sức hấp dẫn của truyện
- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta.
-> Tự hào về nguồn gốc dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất, bền vững.
3.Tổng kết:
a.Nghệ thuật: 
- Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa:Truyện ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc, ý nguyện đoàn kết, gắn bó nhân dân.
III. Hướng dẫn tự học:
Bài cũ: Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện, kể lại truyện.
Bài mới: Soạn bài “Bánh chưng bánh giầy”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
	.
Tuần: 1	 Ngày soạn: 17/08/2014
Tiết: 2 	 	 Ngày dạy: 19/08/2014
Văn bản:
Hướng dẫn đọc thêm: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 	 ( Truyền thuyết )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”. 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
1.Kiến thức: 
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
 - Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của nhân dân ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thồi kỳ Hùng Vương.
 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2.Kĩ năng: 
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
 - Nhận ra sự việc chính trong truyện.
3.Thái độ: 
 - Trân trọng, gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Dùng hình ảnh trực quan, phát vấn, liên hệ thực tế, thảo luận. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
 - Lớp 6a2: Sĩ số: , Vắng.(P:.;KP..)
2. Bài cũ :
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới :
 - Người Việt thường có phong tục gói bánh chưng làm bánh giầy vào các ngày tết Nguyên Đán, giỗ tổ Hùng Vương, cưới hỏi. Vậy Bánh chưng, bánh giầy ra đời từ khi nào? Có ý nghĩa gì? Cô và các em sẽ tìm câu trả lời qua bài học hôm nay nhé?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giới thiệu chung
GV: Truyện do ai sáng tác?
HS: trả lời, Gv giải thích thêm.
GV: Dựa vào văn bản, em có biết truyện ra đời từ khi nào không?
Đọc- hiểu văn bản:
GV: Chú ý cách đọc: chậm dãi, tình cảm, chú ý lời nói của thần trong giấc mộng Lan Liêu âm vang, xa vắng, giọng của vua Hùng đĩnh đạc, chắc khỏe.
HS: đọc, nhận xét cách đọc của bạn.
GV: Đây là truyền thuyết viết về cái gì?
HS: Về sự vật
GV: Truyện được chia làm mấy phần? Hãy nêu nội dung của từng phần?
HS: - P1: Từ đầu chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi
- P2 : Tiếp dó hình tròn: Lang liêu được thần giúp đỡ.
- P3 : Còn lại: Thành tựu văn minh nông nghiệp
GV: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
HS: Vua cha đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, con lại đông.
GV: Vua Hùng đã có ý định gì khi chọn người nối ngôi?
HS: Chọn người có chí, không nhất thiết là con trưởng.
GV: Cách thức vua Hùng đưa ra chọn người thừa kế như thế nào?
HS: Dâng lễ vật vừa ý trong ngày lễ Tiên Vương
GV: Từ ngững nhận xét trên, em hãy nhận xét vua hùng Vương là người như thế nào?
GV: lang Liêu là con trai của vua nhưng khác các Lang khác ở điểm nào?
HS: Là con trai thư 18, mẹ, chịu nhiều thiệt thòi.
GV: Vì sao Lang liêu lại là người buồn nhất? Vì sao thần chỉ mách riêng cho Lang Liêu?
HS: Theo truyện cổ tích dân gian, các nhân vật mồ côi thường được thần, bụt giúp đỡ lúc bế tắc. Từ những gợi ý của thần Lang Liêu đã làm ra bánh trưng, bánh giày -> thông minh, khéo léo.
-> Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, khẳng định giá trị hạt gạo.
GV: Vì sao vua Hùng lại đứng trước chồng bánh của Lang Liêu? Sau khi thưởng thức vua đã gọi là bánh gì?
GV: Từ những chi tiết trên, e hãy cho biết câu truyện có ý nghĩa gì?
HS: Đề cao lao động, giải thích tục làm bánh trưng, bánh giày trong ngày lễ, tết,
GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
Luyện tập: 
Bài 1 : 
- Nêu ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy?
 - Học sinh trình bày theo ghi nhớ sgk.
Bai 2: Chỉ và phân tích một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ?
- HS nêu và phân tích ( Có nhận xét, bổ sung ).
Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Tóm tắt và nắm nội dung ý nghĩa của văn bản
* Bài mới: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả: Do nhân dân sáng tác
2.Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh: Ra đời vào thời kì đầu dựng nước.
- Thể loại: Truyền thuyết.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1.Đọc- tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Chủ đề: Truyền thuyết về nguồn gốc sự vật
b. Bố cục: 3 phần
c.Phân tích:
c1/Vua Hùng chọn người nối ngôi :
- Hoàn cảnh:Đất nước thái bình, Vua cha đã già muốn nhường ngôi cho con.
- Ý định: Chọn người có chí
- Cách thức: thử tài các trai lang bằng câu đố.
-> Sáng suốt, biết chú trọng tài năng
c2/ Lang Liêu được Thần giúp đỡ :
- Là người chịu nhiều thiệt thòi.
- Chăm lo việc đồng áng, gần gũi với dân.
- Được thần linh mách bảo cách làm bánh để dâng vua.
-> Biết giá trị hạt gạo.
c3/.Thành tựu văn minh nông nghiệp:
- Bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất - bánh chưng.
- Bánh hình tròn tượng trưng cho bầu trời- bánh giầy.
-> Sản phẩm văn hóa được làm nên từ lúa gạo.
3. Tổng kết: 
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng: Lang Liêu được thần mách bảo.
- Lối kể truyện dân gian, theo trình tự thời gian.
b. Nội dung:
*Ý nghĩa: Ca ngợi tải năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Đọc kĩ để nhớ những sự việc chính trong truyện. Kể lại truyện.
- liên hệ một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt.
* Bài mới: Soạn bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 1	 Ngày soạn: 17/08/2014
Tiết: 3 	 	 Ngày dạy: 21/08/2014
Tiếng Việt:
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
	 	 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo từ tiếng Việt.
 - Biết phân biệt kiểu cấu tạo từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
 - Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Viêt.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết, phân biệt được từ và tiếng, từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
 - Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ:
 - Chăm chỉ, tập trung tiếp thu bài.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phát vấn, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, vẽ sơ đồ.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6a2: Sĩ số: , Vắng.(P:.;KP..)	
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
 - Các em đã được học về từ đơn, từ phức ở bậc tiểu học. Vậy từ là gì? Cấu tạo của từ như thế nào? Các kiểu cấu tạo từ ra sao? Hôm nay các em sẽ tìm hiểu qua bài học sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu chung
GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ sgk/13
GV: Trong ví dụ có mấy tư? Dựa vào dấu hiệu nào em biết được điều đó?
HS: Có 9 từ dựa vào dấu gạch chéo.
GV: 9 từ ấy kết hợp với nhau tạo nên một đơn vị văn bản “Con Rồng, cháu Tiên”. Đơn vị ấy gọi là gì?
HS: Gọi là câu
GV: Vậy thế nào là từ? Trong ví dụ các từ đó có gì khác nhau về mặt số lượng?
HS: Từ có một tiếng, từ có hai tiếng.
GV: Khi nào một tiếng được gọi là một từ?
HS: Khi một tiếng dùng để cấu tạo câu, tiếng ấy trở thành một từ.
GV: Chốt ý, cho học sinh đọc ghi nhớ.
GV: hướng dẫn Hs tìm hiểu Vd 2 trong Sgk.
- Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hày điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại?
Kiểu cấu tạo
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh trưng, bánh giày
Tư láy
Trồng trọt
GV: Chốt lại ý, yêu cầu học sinh đocg ghi nhớ.
Luyện tập: 
Bài 1: 
HS: đọc yêu cầu của đề
GV: Cho Hs làm việc theo cặp.
Bài 2 :
GV: Nêu yều cầu của đề
HS: Lên bảng làm 
Bài 3: - Gv chia bảng 4 cột nhỏ, Hs hoạt động theo 4 nhóm, lên bảng điền tên các loại bệnh. 
Bài 4 : Gv gọi Hs khá làm 
- Miêu tả tiếng khóc của người : Thút thít.
- Những từ có cùng tác dụng : nức nở, sụt sùi 
Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài tập, gv chia bảng làm ba, gọi hs lên làm.
Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thành bài tập 4
- Bài mới: soạn bài “Giao tiếp, văn bản, các phương thức biểu đạt.”
I. Tìm hiểu chung:
1. Từ là gì ?
a. Ví dụ : 
Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở .
- Câu văn gồm: 9 từ,12 tiếng.
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Tiếng là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
b. Ghi nhớ: ( SGK/13 )
2. Phân loại từ đơn và từ phức
a. Ví dụ: SGK/ 13 
- Từ/đấy,/nước/ta/chăm/nghề/trồng trọt,/ chăn nuôi/và/có/tục/ngày/tết/làm/bánh trưng/bánh giày./
- Từ đơn: là những từ chỉ có một tiếng
- Từ phức: là những từ có một tiiengs trở lên.
+ Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
b. Ghi nhớ: ( SGK/14 )
II. Luyện tập: 
Bài 1:
a.Từ ghép 
b. Cội nguồn, gốc gác
c. cậu mợ, cô dì, chú bác
Bài 2 : Sắp xếp các tiếng trong từ ghép:
- Theo giới tính: anh chị, ông bà, 
- Theo bậc : chị em, anh em, cha con.. 
Bài 3 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
-Cách chế biến:Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp 
-Chất liệu:Bánh nếp, bánh khoai, bánh tẻ, bánh gai. 
-Tính chất:Bánh dẻo, bánh xốp
-Hình dạng:Bánh gối, bánh khúc
Bài 5: Tìm từ láy
a. khanh khách, rúc rích, ha ha, hi hi,...
b. ồm ồm, dụi dàng, nhẹ nhàng,...
c. Lom khom, gật gù, lù xù, lật đật, hối hả, hấp tấp,...
III. Hướng dẫn tự học:
Bài cũ
-Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người
- Tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một đồ vật. Làm bài tập 5.
Bài mới: soạn bài “Giao tiếp, văn bản, các phương thức biểu đạt.”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................
Tuần: 1	 Ngày soạn: 21/08/2014
Tiết: 4 	 	 Ngày dạy: 23/08/2014
Tập làm văn:
GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
	 	 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
 - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
 - Sư chi phối của mục giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
 - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh, hành chính và công vụ.
2. Kĩ năng:
 - Bước đầu nhận thức về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
 - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
 - Nhận ra tác dụng của phương thức biểu ở mooyj đoạn văn cụ thể.
3. Thái độ:
 - Chăm chỉ, tập trung tiếp thu bài.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phát vấn, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, vẽ sơ đồ.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 	
 - Lớp 6a2: Sĩ số: , Vắng.(P:.;KP..)
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới:
 - Hàng ngày các em tiếp xúc nói chuyện với bạn bè, thầy cô và được đọc nhiều văn bản. Đó được xem giao tiếp.Tiết học này cô sẽ giúp các em hiểu thế nào là giao tiếp văn bản, mục đích giao tiếp văn bản, các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu chung
GV: Trong đời sống, muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cho mọi người hay ai đó biết thì em phải làm thế nào?
HS: Có thể nói hoặc viết (giao tiếp).
GV: Muốn biểu đạt tư tưởng, tỉnh cảm, nguyện vọng một cách trọn vẹn, đẩy đủ cho người khác hiểu thì em phải làm thế nào?
HS. Nói và viết phải có đầu đuôi chặt chẽ.
GV: Treo bảng phụ ghi câu ca dao, HS đọc câu ca dao.
GV: Câu ca dao sáng tác dùng để làm gì? Muốn nói lên vấn đề gì? Biểu đạt một ý trọn vẹn chưa?
HS: Câu ca dao dùng để khuyên nhủ, Chủ đề : Giữ chí kiên định. Hai vế câu đã diễn đạt trọn vẹn một ý.
GV: Hai câu ca dao trên có phải là một văn bản không?
HS: Đó chính là văn bản.
Mở rộng: Lời thầy ( cô ) hiệu trưởng phát biểu trong lễ khai giảng có phải là một văn bản không? vì sao?
HS: Phải, vì nó là chuỗi lời nói bằng miệng, thể hiện được mục đích giao tiếp.
GV: Câu hỏi a,b,c,d SGK/16 điều là văn bản. Vật văn bản là gì?
HS: Trả lời theo ghi nhớ SGK/17
Chuyển ý: Vậy để hiểu rõ hơn về phương thức biểu đạt và các kiểu loại văn bản, cô và các em qua phần tiếp theo.
HS: Thảo luận & trình bày.
GV+HS: Cùng nhận xét.
stt
Kiểu vb & p. thức biểu đạt
Mục đích giao tiếp
Ví dụ
1 
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
Tấm cám
(b)
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người.
Tả cô giáo
(c)
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ (e)
4
 Nghi luận
Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”
5 
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
6
Hành chính công vụ
Trình bày ý kiến, quyết định, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm của người với người.
Đơn, từ, thông báo, báo cáo, giấy mời.
Bài tập:Lựa chọn các kiểu văn bản sao cho phù hợp.
 - Xin phép sử dụng sân vận động ( Hành chính – công vụ ) 
- Tường thuật  thuộc kiểu 1, - Tả lại  Thuộc kiểu 2. 
- Giới thiệu  Thuộc kiểu 5. Bày tỏ lòng mình. Thuộc kiểu 3.
- Bác bỏ ý kiến Thuộc kiểu 4.
Luyện tập :
 Bài 1 : 
HS: Đọc đề, Gv yêu cầu:Xác định phương thức biểu đạt của các đoạn văn, thơ sau. Hs làm theo nhóm, 5 nhóm 5 câu.
Bài 2 : Hs đọc đề, suy nghĩ cá nhân và trả lời.
Hướng dẫn tự học
Bài cũ: Ví dụ kể về mẹ sử dụng phương thức tự sự, tả ngôi trường sử dụng phương thức miêu tả
Bài mới:Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự,
chuẩn bị bài tập 1,2,3 sgk.
I. Tìm hiểu chung:
1.Văn bản và mục đích giao tiếp : 
- Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm cho người khác thì em phải giao tiếp với người đó.
- Muốn truyền đạt đầy đủ phải lập văn bản nói hoặc viết có chủ đề thống nhất, liên kết mạch lạc.
Ví dụ: 
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng, đổi nền mặc ai
- Câu ca dao là văn bản khuyên con người giữ chí kiên định.
=> Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bẳng ngôn từ.
=> Văn bản là chuỗi lời nói bằng miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, liên kết mạch lạc, phương thức biểu đạt phù hợp, để thực hiện mục đích giao tiếp.
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản :
- Phương thức biểu đạt là cách thức kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, cách thức làm văn bản hành chính – công vụ phù hợp với mucjh đích giao tiếp.
- Có 6 kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt tương ứng.
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Biểu cảm. 
- Nghị luận.
- Thuyết minh.
- Hành chính – Công vụ.
* Ghi nhớ: Sgk/17
II. Luyện tập :
Bài 1 : Phương thức biểu đạt của các đoạn văn, thơ sau:
 a. Tự sự. b. Miêu tả.
 c. Nghị luận. d. Biểu cảm.
 e. Thuyết minh.
Bài 2 : Truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên “ thuộc kiểu văn bản tự sự. Bởi nó trình bày diễn biến sự việc.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ
Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Xác định phương thức biểu đạt cho mỗi văn bản đã học. hình dung một sự việc
* Bài mới: Soạn bài “Thánh Giongs”
E. RÚT KINH NGHIỆM: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Bùi Thị Hòa.doc