Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Chữa lỗi dùng từ

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Các lỗi dùng từ: Lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.

 2. Kĩ năng: Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. Dùng từ chính xác khi nói viết.

 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.

 2. Trò: Đọc bài, chuẩn bị bài theo SGK.

III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học

 

docx 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6797Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Chữa lỗi dùng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11 / 9 / 2014
Ngày giảng 6A3
6A4
Tiết 24 - Bài 6
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Các lỗi dùng từ: Lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
	2. Kĩ năng: Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. Dùng từ chính xác khi nói viết. 
 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
	2. Trò: Đọc bài, chuẩn bị bài theo SGK.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức: 6A3..
	 6A4...
	2. Kiểm tra bài cũ 
* Kể tóm tắt truyện “Thạch Sanh”.
* Sự ra đời & lớn lên của TS có gì khác thường ? à Nhân dân muốn thể hiện điều gì? 
	Khác thường: Là Thái Tử đầu thai, mẹ mang thai nhiều năm mới sinh được Thạch Sanh, sai Thiên Thần dạy đủ các môn võ nghệ.
Người có tài, phi thường từ khi mới sinh có thể diệt trừ cái ác, lập được chiến công, cứu giúp dân lành. 
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
	- Phương pháp: Thuyết trình
Hoạt động 2: Tìm hiểu các lỗi dùng từ.
- Mục tiêu: HS nhận ra các lỗi do lặp từ và biết cách sửa lỗi.
	- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
	- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- GV gọi HS đọc bài tập.
- Gạch dưới những từ giống nhau.
* Trong đoạn văn em vừa đọc, có những từ ngữ nào được lặp lại ?
Tre lặp lại 7 lần; giữ 4 lần; anh hùng: 2 lần.
* Việc lặp lại các từ ngữ trên em thấy có hợp lý không? Có tác dụng gì?
 Có, tạo nhịp điệu hài hoà cho đoạn văn xuôi nhằm mục đích nhấn mạnh.
* Ở bài tập a các từ được lặp lại ấy có phải là mắc lỗi lặp không ? Tại sao ?
 Đây không phải là lỗi lặp mà là điệp từ có tác dụng nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ cho văn xuôi.
GV: Đưa ra đoạn văn b
* Có mấy từ ngữ được lặp lại ?
* Hãy so sánh hiện tượng lặp lại ở BT a và b.
BT (a): là phép lặp có mục đích, là phép tu từ.
BT (b): Lặp gây cảm giác nhàm chán nặng nề ® lỗi lặp từ.
* Nguyên nhân mắc lỗi?
- Người viết diễn đạt kém.
* Tác hại của việc lặp từ?
Làm cho lời văn đơn điệu, nghèo nàn, không đúng với diễn đạt của người nói, viết. 
 * Em hãy sửa lại câu văn cho lời văn trong sáng?
 Bỏ ngữ : truyện dân gian.
 Đảo cấu trúc câu.
 Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
* Qua BT vừa phân tích em hiểu thế nào là hiện tượng lặp từ?
* Muốn sửa lại thì ta cần làm như thế nào?
I. Lặp từ
1. Bài tập: SGK/68
a. Tre à bảy lần.
Giữ à bốn lần
Anh hùng à 2 lần.
è Điệp từ.
b. 
Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
- Truyện dân gian à 2 lần => lỗi lặp từ.
- Nguyên nhân mắc lỗi: Người viết diễn đạt kém.
- Chữa lại:
Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
* Hiện tượng lặp từ:
à Là hiện tượng lặp đi lặp lại 1 từ (ngữ) gây cảm giác nhàm chán, khiến cho câu văn rườm rà.
 - Sửa lại:
Sử dụng nhiều kiểu câu.
Thay từ đó bằng từ đồng nghĩa.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
- GV gọi HS đọc bài tập.
* Cho biết yêu cầu của bài tập ?
(*) Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau ?
- Chia nhóm thảo luận. 
- GV gọi HS trình bày bài tập
- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ xung ý kiến.
- GV kết luận cho điểm k/khích.
II. Luyện tập
Bài 1/SGK 68
a. Bỏ các từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn, Lan.
- Sửa lại: Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến.
b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt.
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
4. Củng cố 
	- Lỗi lặp từ.
	- Biết cách sửa lỗi lặp từ.
5. Hướng dẫn HS tự học 
	- Học bài. Hoàn thiện bài tập/sgk 68.
	- Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ - tiếp
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..

Tài liệu đính kèm:

  • docxChữa lỗi dùng từ.docx