Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ

A.Mục tiêu cần đạt

 * KT: HS nhận ra được các lỗi lặp từ, lẫn lộn cỏc từ gần õm.Cỏch chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn từ gần õm.

 * KN: Bước đầu có kĩ năng nhận ra lỗi, nguyên nhân lỗi; dùng từ chính xác.

 *TĐ: Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.

B. Chuẩn bị

 -GV : Sỏch GV, sỏch gk, giỏo ỏn, bảng phụ

 - HS : Sỏch gk, bài soạn

 C. Tiến trỡnh dạy học

 I.Ổn định tổ chức.

 II.KTBC:

 1.Kể tóm tắt truyện “Thạch Sanh”? Nêu ý nghĩa của truyện?

 2.Thử tưởng tượng một kết truyện mới cho câu chuyện ?

 3.Ước mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện ở chi tiết nào?

 A.Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt;

 B.Thạch Sanh giúp vua dẹp được hoạ xâm lăng;

 C.Thạch Sanh được vua gả công chúa cho;

 D.Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1968Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tập 1 - Tiết 23: Chữa lỗi dùng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 23/9
 Tiết 23 Ngày dạy: 24 /9
 Chữa lỗi dùng từ
A.Mục tiêu cần đạt
 * KT: HS nhận ra được các lỗi lặp từ, lẫn lộn cỏc từ gần õm.Cỏch chữa lỗi lặp từ, lẫn lộn từ gần õm.
 * KN: Bước đầu cú kĩ năng nhận ra lỗi, nguyờn nhõn lỗi; dựng từ chớnh xỏc.
 *TĐ: Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
B. Chuẩn bị
 -GV : Sỏch GV, sỏch gk, giỏo ỏn, bảng phụ
 - HS : Sỏch gk, bài soạn
 C. Tiến trỡnh dạy học
 I.ổn định tổ chức.
 II.KTBC:
 1.Kể tóm tắt truyện “Thạch Sanh”? Nêu ý nghĩa của truyện?
 2.Thử tưởng tượng một kết truyện mới cho câu chuyện ?
 3.Ước mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện ở chi tiết nào?
 A.Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt;
 B.Thạch Sanh giúp vua dẹp được hoạ xâm lăng;
 C.Thạch Sanh được vua gả công chúa cho;
 D.Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua.
 III.Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Tiến ttrình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm ra lỗi lặp từ, nguyên nhân , cách sửa.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
H:Đọc đoạn văn a? Nêu nội dung chính của đoạn văn?
H:Trong đoạn văn trên có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Mục đích của việc dùng các từ ngữ đó là gì?
H:Đọc đoạn văn b?Cho biết từ ngữ nào được lặp lại?Việc lặp lại các từ ngữ đó ảnh hưởng như thế nào đến cách diễn đạt? 
H:Người viết câu văn trên đã mắc lỗi lặp từ?Vậy theo em lỗi trên là do đâu?
H:Em hãy sửa câu văn trên cho gọn gàng?
H: Qua bt trên, cho biết thế nào là lỗi lặp từ? Nguyên nhân , cách sửa.
Hoạt động 2: Nhận biết lỗi lẫn lộn các từ gần âm,nguyên nhân , cách sửa.
H: Đọc 2 vớ dụ (SGK) .Tìm xem từ nào dùng chưa đúng?Tại sao?
H:Hãy viết lại các từ trên cho đúng?
H:Theo em , nguyên nhân của lỗi trên là gì? để tránh lỗi trên cần làm thế nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
H:Tìm và bỏ từ lặp trong câu?
* Sửa chữa
H:Tìm và sửa những từ dùng sai?
* Gọi 3 HS lên bảng thực hiện bt
* Yờu cầu: nhận xét, bổ sung
- HS đọc -> Nội dung : Ca ngợi cây tre Việt Nam.
- Tre (7 lần); giữ (4 lần); anh hùng (2 lần)
->Nhấn mạnh ý , tạo nhịp điệu hài hoà, cân đối , làm tăng tính nhạc cho đoạn văn ( Đoạn văn a)
-Từ “Truyện dân gian”
->Câu văn dài ,lủng củng
(Đoạn văn b) 
->Thiếu cân nhắc khi dùng từ.
-> Vốn từ nghèo nàn.
-> Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
->HS rút ra kết luận.
- Đọc.
- Thăm quan ,nhấp nháy.
-> Không đúng với nội dung cần biểu thị.
->Thăm quan -> tham quan: xem tận mắt, mở rộng hiểu biết.
+Nhấp nháy-> mấp máy: Cử động khẽ , liên tiếp.
->Xác định nguyên nhân,
Phát biểu, bổ sung
- Cá nhân làm bt, phát biểu, bổ sung
3 hs lên bảng thực hiện 
- nhận xét, bổ sung
I. Lặp từ.
1. Bài tập- SGK
a. Tre, giữ, anh hùng
b. Truyện dân gian
=> Đoạn b : Dùng từ trùng lặp làm cho câu văn lủng củng, dài dòng, rườm rà.
- Nguyên nhân: Thiếu cân nhắc, vốn từ nghèo nàn.
- Cách sửâ: Bỏ từ lặp.
II. Lẫn lộn các từ gần âm.
1.Bài tập : Xác định các từ dùng không đúng, nguyên nhân, cách sửa
a. thăm quan
-> tham quan
b. nhấp nháy
->mấp máy
- Dùng từ sai do không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.
- Cách khắc phục: Chỉ dùng khi nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.
III.Luyện tập.
Bài tập 1.
a.Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp rất quí mến.
b.Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong truyện cổ tích vì họ đều là những người có những phẩm chất tốt đẹp.
Bài tập 2.
a.Linh động (không câu lệ nguyên tắc)->Sinh động (những hình ảnh nhiều vẻ khác nhau).
b.Bàng quang (bọng chứa nước tiểu)->Bàng quan (đứng ngoài,coi như không liên quan đến mình)
c.Thủ tục (những việc phải làm theo qui định)->Hủ tục (phong tục đã lạc hậu ,lỗi thời)
 D-Hương dẫn tự học
-Nhớ lại 2 lỗi để cú ý thức trỏnh mắc.
- Tỡm và lập bảng phõn biệt cỏc từ gần õm để dung từ chớnh xỏc.
 -Tự sửa lỗi trong vở ghi và bài kiểm tra của mình.
 -Bài tập vận dụng:
Cho đoạn văn: “Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi.Thuỷ Tunh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh.Thần hô mưa , thần gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, làm nước ngập ruộng đồng, làm ngập nhà cửa, làm thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
Chỉ và sửa lỗi cho đoạn văn?
Đ. Rỳt kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docChữa lỗi dùng từ (2).doc