Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh

 -Thấy được “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường.

 -Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư ấy.

II-CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV.

 2.Học sinh: Học bài, xem bài mới

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 125-126
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Văn bản: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh
	-Thấy được “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường.
	-Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật đã tạo nên sự hấp dẫn mạnh mẽ của bức thư ấy.
II-CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV.
	2.Học sinh: Học bài, xem bài mới
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1 (5’)
²Khởi động
-Oån định
-Kiểm tra bài cũ
-Bài mới
-Kiểm tra sỉ số lớp
HỎI:
1/Vì sao cầu Long Biên lại trở thành chiếc cầu nối giữa Việt Nam với du khách nước ngoài?
2/Em có nhận xét gì về nghệ thuật của văn bản?
-Y/c HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và công bố điểm
-Ghi tựa bài lên bảng
-Báo cáo sỉ số
-Cá nhân trả lời:
1/Cầu Long Biên lại trở thành chiếc cầu nối giữa Việt Nam với du khách nước ngoài là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với Việt Nam, là nhịp cầu thân thiện, hòa bình, là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
2/Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
 -HS nhận xét và bổ sung
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài vào tập
HOẠT ĐỘNG 2 (30’)
²Đọc và hiểu văn bản
I-TÌM HIỂU CHUNG.
-Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư này trả lời.Đây là một bức thư rất nổi tiếng , từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
II-PHÂN TÍCH
1.Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
-Đất đai, cây lá, hạt sương, tiếng côn trùng,
ðgắn bó, yêu quý, tôn trọng,.
2.Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường, tự nhiên.
-Đất đai, môi trường, thiên nhiên sẽ bị tàn phá.
ðtôn trọng sự hòa hợp với tự nhiên, yêu quý và đầy ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên như chính mạng sống của họ.
3.Kiến nghị của người da đỏ.
-Phải biết tôn trọng đất đai; hãy khuyên bảo chúng đất là mẹ; điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với những đứa con của đất.
-Y/c HS đọc chú thích SGK
-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của một số chú thích
-GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
-Y/c HS đọc văn bản
-GV nhận xét về cách đọc văn bản của học sinh
HỎI:Văn bản có bố cục như thế nào? Nêu nội dung của từng phần?
HỎI:Trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào?
HỎI:Tại sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó là “những điều thiêng liêng”?
HỎI:Qua những điều thiêng liêng đó, em có nhận xét gì về những cách sống của người da đỏ?
HỎI:Em hãy chỉ ra phép so sánh và nhân hóa trong đoạn văn?
HỎI:Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong đoạn văn đó?
HỎI:Em có nhận xét gì về bức ảnh SGK?
HỎI:Người da đỏ đã lo lắng điều gì khi bán đất cho người da trắng?
HỎI:Những lo âu đó được thủ lĩnh người da đỏ bày tỏ như thế nào trên các phương diện:
+Đạo đức?
+Cách cư xử của người da trắng đối với đất đai, môi trường?
HỎI:Những lo âu đó phản ánh sự đối lập gì giữa cách sống của người da trắng với cách sống của người da đỏ?
HỎI:Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của nó?
HỎI:Qua đó em hiểu gì về cách sống của người da đỏ?
HỎI:Những kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối bức thư của thủ lĩnh da đỏ?
HỎI:Em hiểu như thế nào về câu nói “Đất là mẹ”?
HỎI:Em nhận thấy trong giọng điệu trong đoạn thư này có gì khác trước? Tại sao người viết thay đổi giọng như thế?
HỎI:Bức thư viết cách đây hơn một thế kỉ nhưng vẫn được xem là văn bản hay nhất nói về môi trường? Vì sao?
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Cá nhân đọc
-Lắng nghe
-Cá nhân trả lời:bố cục có 3 phần
+Phần 1: Từ đầu đến “.chúng tôi”ðnhững điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ.
+Phần 2:”Tôi biết người da trắngràng buộc”ðnhững lo âu của người da đỏ về đất đai, thiên nhiên, môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.
+Phần 3:Kiến nghị của người da đỏ
-Cá nhân trả lời:đất đai, cây lá, hạt sương, tiếng côn trùng.
-Cá nhân trả lời:vì những thứ đó điều đẹp đẽ, cao quý không tách rời sự sống của người da đỏ “chúng tôi chẳng thểđình”ðtôn trọng và giữ gìn.
-Cá nhân trả lời:gắn bó, yêu quý, tôn trọng
-Cá nhân trả lời:”Những.chúng tôi”
-Cá nhân trả lời:sự vật gần gũi, thân thiết với con người, bộc lộ suy nghĩ sâu xa với thiên nhiên.
-Cá nhân trả lời:đoàn tàu xe lửa chạy qua, trên xe lửa người ta dùng súng bắn vào các con thú.
-Cá nhân trả lời:đất đai, môi trường, thiên nhiên sẽ bị tàn phá.
-Cá nhân trả lời:
+Đạo đức:mảnh đất này không phải anh em của họ, mà là kẻ thù của họ; mồ mả của họ, họ còn quên.
+Cách cư xử:họ lấy từ trong lòng đất những gì họ cần; cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như những vật mua bán; họ ngấu nghiến đất đai, để lại đằng sau những bãi hoang mạc
-Cá nhân trả lời:cách sống vật chất thực dụng – cách sống tôn trọng các giá trị tinh thần.
-Cá nhân trả lời:
+So sánh đối lập giữa hai cách sống khác biệt giữa “ngài” với “chúng tôi”
+Nhân hóa: “Lòng thèm khát của họ.; con ngựa sắt.”.
+Điệp từ ngữ:Ngài phải
+Tác dụng:nêu bật sự khát biệt giữa hai cách sống, thể hiện thái độ tôn trọng, bảo vệ môi trường, bộc lộ những lo âu của người da đỏ,
-Cá nhân trả lời:tôn trọng sự hòa hợp với tự nhiên, yêu quý và đầy ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên như chính mạng sống của họ.
-Cá nhân trả lời:phải biết tôn trọng đất đai; hãy khuyên bảo chúng đất là mẹ; điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với những đứa con của đất.
-Cá nhân trả lời:đất là nơi sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài . Phá hoại đất đai, môi trường chính là tàn phá cuộc đời mình.
-Cá nhân trả lời:
+Giọng vừa thống thiết, vừa đanh thép, hùng hồn (ngài phải dạy; phải bảo; phải kính trọng đất đai)
+Nhằm khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường; dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai, môi trường.
-Cá nhân trả lời:
+Đề cập vấn đề chung của mọi thời đại.
+Viết bằng sự am hiểu, bằng trái tim yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên.
+Trình bày trong một lời văn đầy tính nghệ thuật (gàu hình ảnh, biện pháp tu từ)
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
III-TỔNG KẾT.
-Nội dung:con người sống phải hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Nghệ thuật:một giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú đa dạng.
HỎI:Theo em, văn bản vừa phân tích đã quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người?
HỎI:Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài văn?
-Cá nhân trả lời:con người sống phải hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
-Cá nhân trả lời:một giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú đa dạng.
HOẠT ĐỘNG 4 (5’)
²Củng cố-Dặn dò
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (Tiếp) cần nắm:
+Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
+Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
-Nhận xét lớp học
-Nghe tiếp thu để chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docBức thư của thủ lĩnh da đỏ (4).doc