Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Động Phong Nha - Trần Hoàng

A. Mục tiêu bài học:

* Giúp học sinh:

- Hiểu, nắm vững văn bản nhật dụng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.

- Có thái độ yêu quí, tự hào, bảo vệ môi trường và danh lam thắng cảnh.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.Tích hợp với phần tập làm văn ở trình tự miêu tả, với các văn bản khác cùng viết về động Phong Nha ( Bài thơ “Động Phong Nha” của Tố Hữu)

B. Các hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định tổ chức:

 1.1 Kiểm tra sĩ số.

 1.2 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Động Phong Nha - Trần Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31: Tiết 129:
 Văn bản: 	 Động PHong Nha
 Trần Hoàng
A. Mục tiêu bài học:
* Giúp học sinh:
- Hiểu, nắm vững văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha. 
- Có thái độ yêu quí, tự hào, bảo vệ môi trường và danh lam thắng cảnh.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.Tích hợp với phần tập làm văn ở trình tự miêu tả, với các văn bản khác cùng viết về động Phong Nha ( Bài thơ “Động Phong Nha” của Tố Hữu)
B. Các hoạt động dạy và học:
	1. ổn định tổ chức: 
	1.1 Kiểm tra sĩ số.
	1.2 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
	2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
	 GV đặt câu hỏi để dẫn vào bài: Đến nay Việt Nam có rất nhiều di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Em nào có thể giới thiệu cho cả lớp biết các di sản đó không?
	 HS. Trả lời, bổ sung ý kiến,
	Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt dẫn vào bài mới:
Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam gồm: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thánh địa Mĩ Sơn, Phố Cổ Hội An, Nhã nhạc Cung Đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên và cả quần thể rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nói đến di sản Phong Nha – Kẻ Bàng không thể không nói đến động Phong Nha. Để biết tại sao động Phong Nha lại được công nhận là di sản văn hoá thế giới, thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này qua văn bản " Động Phong Nha của tác giả Trần Hoàng. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản:
 GV: Hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản :Văn bản “ Động Phong Nha” là một văn bản nhật dụng. Trong văn bản có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, thuyết minhVì vậy, chúng ta nên đọc văn bản theo giọng kể, kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.
 GV: Đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi 3 học sinh đọc tiếp đến hết. Cùng lúc đó chiếu hình ảnh về động Phong Nha .
 GV: Nhận xét cách đọc của học sinh.
- Nghe, nhớ để đọc cho đúng.
- 3 học sinh đọc diễn cảm, to, rõ. Cả lớp nghe đồng thời quan sát tranh , cố gắng tưởng tượng, cảm nhận vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha.
I .Đọc – tìm hiểu chung
Đọc:
 GV: Trong văn bản có nhiều từ, cụm từ là thuật ngữ chuyên môn của một số ngành. ở đây, thầy lưu ý các em các từ “Đệ nhất kì quan Phong Nha”, “Vân nhũ”, “Nguyên sinh”, “Kì ảo”( Giáo viên chiếu các từ trên lên phông)
GV: Giải thích thêm về từ “Phong Nha”.( “Phong”: nhọn; lược. “Nha”: răng. => Động Phong Nha là động răng nhọn hay còn gọi là động răng lược Ú Ví với hình dáng các thạch nhũ trong động.
 ? Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung mỗi phần là gì?
 GV: Sử dụng máy chiếu kiến thức lên để học sinh khắc sâu.
 GV: Để hiểu rõ hơn và cảm nhận được vẻ đẹp của động Phong Nha, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết văn bản theo bố cục trên.
Một học sinh đọc to rõ để cả lớp nghe, nhớ. Các học sinh khác nghe, theo dõi SGK/147
Trả lời cá nhân, nhận xét, bổ sung và ghi nhanh kết quả.
Tìm hiểu chú thích:
 - “Đệ nhất kì quan Phong Nha”
 - “Vân nhũ”
 - “Nguyên sinh”
 - “Kì ảo”
3. Bố cục: 3 phần
 a. Phần 1: Từ đầu. “ nằm rải rác”.
 Giới thiệu vị trí địa lý và đường vào động Phong Nha.
 b. Phần 2: Tiếp theo. “ nơi cảnh chùa đất Bụt”.
 Cảnh tượng Động Phong Nha.
 c. Phần 3: Đoạn còn lại.
 Giá trị của động Phong Nha.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản .
 ? Em hãy cho biết Động Phong Nha nằm ở đâu? 
 GV: Giới thiệu thêm cách đi từ Hà Nội đến động Phong Nha.
 GV: Chốt liên hệ với các hang động khác ( Động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long, động Hương Tích ở chùa Hương) để học sinh hiểu tại sao động Phong Nha được coi là " Đệ nhất kì quan".
 ?Để vào chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động chúng ta có thể đi thế nào?
 GV: (Chốt chuyển ý) Hai con đường dẫn du khách vào thăm động Phong Nha là hai con đường có phong cảnh hết sức tươi đẹp. Có thể nói bức tranh phong cảnh hữu tình trên đường đến với rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã gây sự chú ý nơi du khách. Để thấy được vẻ đẹp của động Phong Nha, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của Động Phong Nha: 
GV: Như vậy, chúng ta đã biết Động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình ở Miền Trung nước ta. Vậy bây giờ thầy mời các em cùng đến tham quan động.(GV chiếu đoạn phim lên cho học sinh xem để các em thấy được vẻ đẹp của Động Phong Nha.
 ? Tác giả đã miêu tả động khô và động nước như thế nào ?
GV: Chiếu lên phông, chốt giảng:
Cá nhân trả lời, bổ sung ý kiến. Ghi nhanh kết quả vào vở.
Cá nhân trả lời, bổ sung ý kiến. Ghi nhanh kết quả vào vở.
HS quan sát , cảm nhận vẻ đẹp của động. Liên hệ đến nội dung bài học 
Cá nhân trả lời, bổ sung ý kiến.
Nghe, ghi ý chính.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
 1. Giới thiệu về động Phong Nha:
 a. Vị trí: Động Phong Nha thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở Tây Quảng Bình. Được gọi là đệ nhất kỳ quan.
 b. Đường vào động: Có hai con đường:
 + Đường thủy: Ngược dòng sông Gianh rồi đi vào sông Son là đến nơi.
 + Đường bộ : Theo đường số 2 đến bến sông Son rồi đi thuyền khoảng ba mươi phút là đến nơi.
c. Toàn cảnh động Phong Nha: 
 c1. Cảnh bên trong động Phong Nha
Động khô:
- Cao 200 mét.
- Xưa là dòng sông ngầm còn nay là “ những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá xanh màu ngọc bích óng ánh.”
Động nước:
- Có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi.
- Nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh.
- Sông sâu, nước rất trong.
- Khi vào động nước phải mang theo đèn, đuốc.
õ Miêu tả khái quát.
 GV:Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau: 
 1.a.Em hãy cho biết động chính được tác giả miêu tả như thế nào?( tìm những chi tiết miêu tả động chính và nhận xét) 
 b.Cảnh bên ngoài động có vẻ đẹp như thế nào?
 2. Có ý kiến cho rằng: “ Cách miêu tả của tác giả rất hợp lí, đem lại hiệu quả cao đối với người đọc”. Em có đồng ý không? Vì sao?
GV: Trình tự miêu tả của tác giả rất hợp lý. Việc miêu tả theo trình tự không gian (từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể ) cùng với phép liệt kê đã khắc họa cảnh sắc Phong Nha vừa kì vĩ vừa hết sức gần gũi đồng thời kích thích trí tưởng tượng phong phú của du khách. Qua văn bản này một lần nữa chúng ta lại thấy trong văn miêu tả việc chọn trình tự miêu tả hợp lí có ý nghĩa rất quan trọng đến sự thành công của văn bản. 
GV bình: Dưới ngòi bút của tác giả Trần Hoàng, vẻ đẹp của động Phong Nha hiện lên vừa có nét hoang sơ, bí hiểm vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hòa tấu của âm thanh " khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt." như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
 "Mái chèo đưa ta qua rèm đá thêu hoa
 Ngắm những tiên nga ngực trần mơ mộng
 Những vị phật điềm nhiên phơi bụng
 Bên những thằng quỉ dữ nhe nanh
 Động tỏ mờ nghe gió hú luồn quanh
 Như sáo tự trời xanh thổi linh hồn cho đá
 Thuyền cứ trôi.. Ta ngồi nghe con sông kì lạ
 Chảy lặng thầm trong núi thẳm hang sâu."
Lớp chia thành 4 nhóm để tiến hành thảo luận. Nhóm 1+2 thảo luận câu hỏi 1, nhóm 3 + 4 thảo luận câu hỏi 2. Đại diện ghi ra giấy sau 3 phút các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác nghe, bổ sung .
Học sinh nghe, ghi nhanh ý chính, nhớ để vận dụng vào bài viết văn tả cảnh.
Học sinh nghe, cảm thụ cái hay, thấy được cái đẹp của động Phong Nha.
- Gồm 14 buồng thông nhau.
- Cấu tạo:
 + Đá nhiều hình khối: khối hình con gà, khối hình con cóc, khối xếp thành đốt trúc dựng đứng, khối mang hình mâm xôi, khối mang hình cái khánh, tiên ông đánh cờ...
 + Màu sắc: Thạch nhũ huyền ảo, lóng lánh như kim cương, phong lan xanh biếc.
 + Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp.
 õMiêu tả chi tiết, đa dạng, phong phú, gợi tả, sinh động, hấp dẫn.
 => Đây là động chính.
c2.Cảnh bên ngoài động:
 - Tiếng nói, tiếng nước như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa đất Bụt.
 - Như thế giới của tiên cảnh.
Nghệ thuật:
 - Trình tự không gian ( từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể ).
 - Biện pháp liệt kê.( hình khối, màu sắc, âm thanh)
 Sơ kết: Vẻ đẹp của động Phong Nha là vẻ đẹp lộng lẫy và kì ảo, vừa hoang sơ bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ.
Hoạt động 5:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị của động Phong Nha:
 ? Qua lời phát biểu của nhà thám hiểm Hao – yớt Lim – be và báo cáo khoa học của Hội địa lí Hoàng gia Anh, động Phong Nha được đánh giá như thế nào?
Định hướng: Động dài và đẹp, có bảy cái nhất: Hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất,bãi cát bãi đá rộng và đẹp nhất, hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất,thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất.
? Với vẻ đẹp của mình, động Phong Nha đã mang lại những giá trị gì?
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận để rút ra thái độ và trách nhiệm của bản thân đối với động Phong Nha nói riêng các di sản văn hoá nói chung.
 ? Để động Phong Nha nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung luôn tươi đẹp, mỗi chúng ta cần làm gì? 
GV: Chốt kiến thức, liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
Học sinh phát hiện, đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hôi địa lí Hoàng Gia Anh.
Trả lời theo sự cảm nhận của cá nhân, bổ sung ý kiến, ghi ý chính.
Học sinh làm việc theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 2 bàn làm việc trong vòng 1 phút. Sau khi thảo luận cử đại diện trình bày các nhóm khác bổ sung. 
 2. Giá trị của động Phong Nha:
 - Văn hóa: Là di sản văn hóa thế giới.
 - Kinh tế
 + Du lịch.
 + Thám hiểm.
 + Nghiên cứu khoa học.
 => Luôn tự hào, có ý thức bảo vệ, giữ gìn, đầu tư để phát triển kinh tế đất nước.
 Sau khi học sinh trả lời giáo viên chiếu đoạn phim những lời phát biểu của người dân Quảng Bình cho học sinh quan sát. 
 Sau khi học sinh quan sát đoạn phim giáo viên bình mở rộng:
 Những suy nghĩ trên đây của lãnh đạo và nhân dân Quảng Bình có lẽ cũng chính là suy nghĩ của tất cả những người dân Việt Nam. Nếu người dân Quảng Bình tự haò về động Phong Nha thì tất cả chúng ta luôn tự hào vì ở đâu trên đất nước ta cũng có cảnh đẹp với:
 " Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
 Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
 Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."
Hay:
 " Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"
Và càng tự hào bao nhiêu chúng ta lại càng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần đó bấy nhiêu.
Hoạt động 6: Hướng dẫn tổng kết văn bản:
? Qua việc tìm hiểu văn bản, các em hiểu thêm điều gì về động Phong Nha ?
GV: Chốt nội dung tổng kết lên phông gọi 1 -2 học sinh nhắc lại.
GV chốt toàn bài: Qua tiết học này chúng ta đã hiểu tại sao động Phong Nha lại được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thầy mong rằng sau tiết học này mỗi chúng ta lại càng tự hào hơn về tổ quốc Việt Nam. Và thầy hi vọng một ngày không xa chúng ta sẽ được đặt chân đến " Đệ nhất kì quan Phong Nha" để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ của nó.
Hoạt động 7: Hướng dẫn học sinh củng cố và chuẩn bị bài ở nhà.
GV sử dụng sơ đồ để củng cố toàn bộ nội dung kiến thức của bài.
GV tổ chức cho học sinh điền vào sơ đồ những nội dung chính của bài. ( Xem phần phụ lục )
GV: Ra bài tập, dặn dò công việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 Học sinh quan sát phim, ghi nhớ.
Học sinh nghe, ghi nhớ
Cá nhân trả lời, bổ sung các em khác ghi lại kết quả.
Học sinh nghe, lắng sâu kiến thức.
Học sinh điền thông tin chính của bài học vào giấy và dán vào sơ đồ.
Học sinh nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.
III.Tổng kết: 
 Bằng những từ ngữ gợi hình gợi cảm cùng với trình tự miêu tả hợp lí, tác giả Trần Hoàng đã giúp người đọc hiểu động Phong Nha được xem là kì quan thứ nhất, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ đó, chúng ta thêm tự hào và thêm yêu Tổ Quốc Việt nam giàu và đẹp.
IV. Củng cố – dặn dò:
1. Củng cố: Sơ đồ củng cố kiến thức
2.Dặn dò:
 - Về nhà viết đoạn văn giới thiệu động Phong Nha theo cảm nhận của bản thân.
 - Ôn lại nội dung bài học.
 - Soạn bài " Ôn tập về dấu câu"

Tài liệu đính kèm:

  • docĐộng Phong Nha.doc