Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 100: Hướng dẫn đọc thêm: Mưa

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.

2. Kĩ năng:

a. Kỹ năng chuyên môn:

 - Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

 - Đọc – hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả .

 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của những phép nhân hóa, ẩn dụ có trong bài thơ.

 - Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.

b. Kỹ năng sống:

 - Tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh

 - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 7731Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 100: Hướng dẫn đọc thêm: Mưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 100: Hướng dẫn đọc thêm: mưa
	 -Trần Đăng Khoa- 
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
2. Kĩ năng:
a. Kỹ năng chuyên môn:
 - Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
 - Đọc – hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả .
 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của những phép nhân hóa, ẩn dụ có trong bài thơ.
 - Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
b. Kỹ năng sống:
 - Tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh
 - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.
3. Thái độ: 
	- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và con người VN
II. Chuẩn bị:
	- GV: SGK, SGV, soạn bài, tranh chân dung tác giả, một số tác phẩm của Trần Đăng Khoa.
	- HS: Học bài, soạn bài, trả lời câu hỏi Đọc-hiểu văn bản.
III. Các hoạt động daỵ và học:
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm, cảm nhận của em về nhân vật Lượm trong 2 phần đã học.
3. Bài mới:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nêu ý nghĩa của đoạn thơ điệp khúc này?
* GV: Điều đó còn thể hiện niềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của những con người như Lượm. Nhưng đó còn là ước vọng của nhà thơ về một cuộc sống thanh bình không có chiến tranh để trẻ thơ được sống hồn nhiên, hạnh phúc. Những lời thơ cuối cùng vì thế không chỉ diễn tả tình cảm trìu mến mà còn day dứt niềm xót thương và ước vọng hoà bình. Đó là ý nghĩa nhân đạo sâu xa của bài thơ này.
Hoat động 3: Tổng kết
? Bài thơ có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?
? Nội dung của bài thơ?
Văn bản “Mưa” (Trần Đăng Khoa)
? Nêu các nét chính về nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- GV bổ sung về tác giả.
? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- GV HD đọc: Nhịp thơ nhanh, gấp mạnh, dồn dập mỗi câu thơ là một nhịp thể hiện trận mưa rào...
đọc mẫu và cho HS đọc
? Bài thơ làm theo thể thơ gì?
? Bài thơ tả cảnh mưa vào mùa nào? Thuộc vùng nào?
? Xác định bố cục của bài thơ?(bài thơ miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?)
- GV HD cho HS tìm hiểu bài thơ: 
+ Các sự vật được miêu tả lúc trời sắp mưa, trong cơn mưa.
+ Hoạt động của các sự vật đó.
+ Nghệ thuật đặc sắc, tác dụng.
+ Hình ảnh con người trong mưa.
- Nội dung tìm hiểu: Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Bức tranh thiên nhiên lúc trời sắp đổ mưa được tác giả miêu tả qua những sự vật nào? Hoạt động của các sự vật đó như thế nào? Nghệ thuật miêu tả? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
+ Nhóm 2: Tìm các sự vật được miêu tả trong cơn mưa. Hoạt động của các sự vật đó như thế nào? Nghệ thuật miêu tả? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
+ Nhóm 3: Hình ảnh con người được miêu tả trong cơn mưa là ai? Được miêu tả như thế nào? Nghệ thuật? ý nghĩa của hình ảnh đó?
- HS thảo luận, trình bày trước lớp
? Em nhận thức được gì về nghệ thuật thơ qua bài Mưa?
? Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào từ bài thơ?
3. Lượm còn sống mãi với non sông.
- Điệp khúc (đầu cuối tương ứng) nối tiếp một cách hợp lí, trả lời cho câu hỏi tu từ trên
ị Khẳng định Lượm sẽ sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
III. Hướng dẫn tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ bốn chữ, giàu chất dân gian.
- Kết hợp các PTBĐ: BC, TS, MT
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
- Cách ngắt dòng các câu thơ, kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu nhân vật, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
2. ý nghĩa
 Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.
IV. Luyện tập 
I. Hướng dẫn tìm hiểu chung:
1. Sơ lược về tác giả, tác phẩm:
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 quê Nam Sách-Hải Dương. Hiện đang công tác tại ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam
- Là tài năng thơ bộc lộ rất sớm (tập thơ đầu tay được in năm 1968, khi Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi.)
- Bài thơ sáng tác năm 1967 in trong tập “Góc sân và khoảng trời”
2. Đọc, tìm hiểu từ khó: 
3. Cấu trúc văn bản
- Thể thơ tự do, các câu thơ ngắn.
- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, cảnh trận mưa rào mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Bố cục:
+ Từ đầu  “nhảy múa”: Cảnh sắp mưa.
+ Tiếp theo  “hả hê”: Cảnh trong mưa.
+ Còn lại: Hình ảnh con người trong mưa.
II. Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ:
1. Hình ảnh thiên nhiên:
- Cảnh sắp mưa: Đàn mối bay ra, mối trẻ, mối già, đàn kiến tránh mưa, mặt trời đầy mây đen, cây mía múa gươm.
- Cảnh trong khi mưa: Mưa rào rào ù ù, rơi lộp bộp, cóc nhảy, chó sủa 
- NT nhân hoá.
ị Bức tranh đẹp, sinh động về một cơn mưa mùa hạ dưới sự cảm nhận tinh tế của con mắt trẻ thơ. Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.
2. Hình ảnh con người:
Người cha đi cày về “đội sấm, đội chớp”
 NT: ẩn dụ
=> Con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ vừa mang tính chất cụ thể, khái quát biểu tượng vừa ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua, chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên với tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể so sánh với thiên nhiên vũ trụ. Toát lên những tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình. Gợi ấn tượng đẹp, khoẻ của người nông dân lao động VN thời đánh Mỹ.
III. Hướng dẫn tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng thơ tự do, câu ngắn, nhịp nhanh
- Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tề và độc đáo.
- Sử dụng các phép nhân hóa.
- Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng.
2. ý nghĩa
 Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó hiện lên tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình. 
Hoat động 4: Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Đọc thêm các bài thơ khác của Tố Hữu, Trần Đăng Khoa.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Hoán dụ
câu hỏi thảo luận nhóm
nhóm 1:
Bức tranh thiên nhiên lúc trời sắp đổ mưa được tác giả miêu tả qua những sự vật nào? Hoạt động của các sự vật đó ra sao? Nghệ thuật miêu tả? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
câu hỏi thảo luận nhóm
nhóm 2:
Tìm các sự vật được miêu tả trong cơn mưa. Hoạt động của các sự vật đó như thế nào? Nghệ thuật miêu tả? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
câu hỏi thảo luận nhóm
nhóm 3:
Hình ảnh con người được miêu tả trong cơn mưa là ai? Được miêu tả như thế nào? Nghệ thuật? ý nghĩa của hình ảnh đó?

Tài liệu đính kèm:

  • docMưa.doc