Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Hiểu rõ quá trình hình thành, xây dựng cầu Long Biên.

- Cầu Long Biên gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.

- Tình cảm của tác giả đối với cây cầu-chứng nhân của lịch sử.

B. Tiến trình lên lớp:

ã Ổn định lớp:

ã Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4537Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 123: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 123: Văn bản: cầu long biên chứng nhân lịch sử 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Hiểu rõ quá trình hình thành, xây dựng cầu Long Biên.
- Cầu Long Biên gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.
- Tình cảm của tác giả đối với cây cầu-chứng nhân của lịch sử.
B. Tiến trình lên lớp:
ổn định lớp:
Bài mới:
- GV hướng dẫn đọc.
- Gọi HS đọc.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó.
? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
? Văn bản có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn?
- HS đọc lại đoạn 1.
? Tên gọi đầu tiên của cây cầu là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
? Vì sao cây cầu được xem là một thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt?
? Vì sao nói CLB là kết quả cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
? Vì sao nói cây cầu là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa?
- HS đọc đoạn 2.
? Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên?
? Em có nhận xét gì về lời văn miêu tả cây cầu trong đoạn văn này?
Có tác dụng gì?
? Trong sự nghiệp đổi mới chúng ta có những cây cầu mới nào bắc qua sông Hồng?
? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa chứng nhân gì?
? Câu văn cuối cùng gợi cho em suy nghĩ gì về CLB và tác giả bài viết này?
? Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc và nội dung của văn bản?
- GV chốt rút ra ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu chú thích
3. Phương thức biểu đạt
- Kết hợp cả 3 phương thức: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến Thủ đô Hà Nội : Cầu Long Biên trong một thế kỷ tồn tại.
- Đoạn 2: Tiếp đó đến vẫn dẻo dai vững chắc : Cầu Long Biên- nhân chứng lịch sử một thời kì đau thương- anh dũng của Thủ đô.
- Đoạn 3: Còn lại: ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong thời kì mới.
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết 
1. Cầu Long Biên-chứng nhân đau thương của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thức dân Pháp
- Tên gọi đầu tiên: Đu-ne
đ Đu-ne là tên viên toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
Cây cầu với tên gọi Đu-ne biểu thị quyền lực thống trị của thức dân pháp ở Việt Nam.
- Cầu có quy mô lớn:
+ Dài 2290 m
+ Nặng 17 tấn
đ Cây cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở nước Việt Nam thuộc địa.
đ Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng còn bằng cả xương máu của bao người dân VN.
GV: Năm 1945 cầu Đu-ne được đổi tên là cầu Long Biên. Đó là cây cầu chứng nhân của thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám giành độc lập tự do cho dân tộc VN. Và CLB còn thể hiện nhiều phương diện khác của vai trò chứng nhân lịch sử.
2. Cầu Long Biên chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng
Chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
* Cầu Long Biên là chứng nhân của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng: không khí sục sôi máu lửa, sự ra đi bi tráng của trung đoàn Thủ đô- những chàng trai Hà Nội hào hoa.
* Trong những năm chống Mỹ Cầu Long Biên là mục tiêu ném bom của đế quốc Mỹ:
- Đợt 1: Cầu bị đánh 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn.
- Đợt 2: Cầu bị đánh 4 lần, 1000 m bị hỏng, 2 trụ lớn bị cắt đứt.
- Năm 1972: Cầu bị bom La de oanh tạc.
đ Cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.
* Nghệ thuật: 
- Dùng biện pháp nhân hóa: cây cầu tả tơi ứa máu; gắn liền miêu tả với bày tỏ cảm xúc:nước mắt ứa ra, nhói đau, đứt từng khúc ruột
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba một cách linh hoạt, giọng kể trầm tĩnh khách quan.
đ Diễn tả tình cảm đau thương và anh dũng của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, đồng thời bộc lộ tình yêu của tác giả đối với cây cầu.
3.Cầu Long Biên chứng nhân của sự đổi mới đất nước, của tình yêu đối với VN
- Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương
- Nhân chững cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước.
đ CLB là chứng nhân cho tình yêu của mỗi người đối với Việt Nam: Là nhịp cầu của Hòa bình và thân thiện; là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
4. Ghi nhớ: SGK.
- HS đọc ghi nhớ.
III. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docCầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.doc