Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37 đến tiết 40

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa bằng lời văn

- Biết thực hiện 1 bài viết văn tự sự có bố cục chặt chẽ, lời văn mạch lạc, ngôi kể rõ ràng và kể theo trình tự hợp lý

- Rèn kĩ năng viết văn, diễn đạt lưu loát.

B.CHUẨN BỊ:

 - Thầy: Ra đề, hướng dẫn chấm

 - Trò: Ôn lý thuyết văn tự sự và chuẩn bị vở viết văn làm bài

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* HĐ 1: Khởi động

 1- Ổn định: 6A : . ; 6B : .

 2- Kiểm tra:Sự chuẩn bị của học sinh

 3- Bài mới:

* HĐ 2: Nội dung:

I.ĐỀ BÀI:

 Đề BÀI: Kể về một thầy cô giáo mà em yêu quí.

II.YÊU CẦU:

- Làm bài trật tự, nghiêm túc.

- Đọc kỹ đề, lập dàn ý đại cương trước khi viết

- Kể theo trình tự rõ ràng có tình huống truyện tạo sức hấp dẫn

- Lời văn diễn đạt mạch lạc, lưu loát.

- Không mắc lỗi chính tả, không viết tăt, không viêt hoa tuỳ tiện.

* Hoạt động 3: Học sinh làm bài:

 III. ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM:

1. Mở bài: 1 điểm

- Giới thiệu về thầy (cô) mà mình định kể. Lí do kể.

2.Thân bài: 7 điểm

- Những việc tốt mà thầy cô đã làm khiến em cảm động.

- Kỉ niệm khiến em nhớ mãi

3. Kết bài: 1 điểm

- Tình cảm của em với thầy (cô) đó.

 (Điểm trình bày 1 điểm)

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1770Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	23.10.2011	 
Giảng:.	
Tuần 10
Tiết 37, 38: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa bằng lời văn
- Biết thực hiện 1 bài viết văn tự sự có bố cục chặt chẽ, lời văn mạch lạc, ngôi kể rõ ràng và kể theo trình tự hợp lý
- Rèn kĩ năng viết văn, diễn đạt lưu loát.
B.CHUẨN BỊ:
	- Thầy: Ra đề, hướng dẫn chấm
	- Trò: Ôn lý thuyết văn tự sự và chuẩn bị vở viết văn làm bài
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HĐ 1: Khởi động
	1- Ổn định: 6A :.. ; 6B :.
	2- Kiểm tra:Sự chuẩn bị của học sinh
	3- Bài mới: 
* HĐ 2: Nội dung:
I.ĐỀ BÀI: 
 Đề BÀI: Kể về một thầy cô giáo mà em yêu quí. 
II.YÊU CẦU: 
- Làm bài trật tự, nghiêm túc.
- Đọc kỹ đề, lập dàn ý đại cương trước khi viết 
- Kể theo trình tự rõ ràng có tình huống truyện tạo sức hấp dẫn 
- Lời văn diễn đạt mạch lạc, lưu loát. 
- Không mắc lỗi chính tả, không viết tăt, không viêt hoa tuỳ tiện. 
* Hoạt động 3: Học sinh làm bài:
 III. ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM: 
1. Mở bài: 1 điểm 
- Giới thiệu về thầy (cô) mà mình định kể. Lí do kể. 
2.Thân bài: 7 điểm 
- Những việc tốt mà thầy cô đã làm khiến em cảm động.
- Kỉ niệm khiến em nhớ mãi
3. Kết bài: 1 điểm 
- Tình cảm của em với thầy (cô) đó.
 (Điểm trình bày 1 điểm)
*Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
- Giáo viên thu bài, nhân xét giờ làm bài.
	- Nêu một vài yêu cầu của bài viết
	- Học và nắm vững lý thuyết văn tự sự, phương pháp làm bài.
5. HDVN:	
 - Đọc các bài văn tham khảo
	- Lập dàn ý cho các đề văn còn lại.
 - Soạn: Ếch ngồi đáy giếng
Soạn:	23.10.2011	 
Giảng:.	
Tuần 10
Tiết 39 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 THẦY BÓI XEM VOI (Tiết 1 )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
 - Kể lại được truyện.
B. CHUẨN BỊ:	
- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu, soạn giáo án, tìm thêm tư liệu về truyện ngụ ngôn.
- Học sinh: Đọc trước bài; Soạn bài theo câu hỏi Đọc, hiểu văn bản.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HĐ 1: Khởi động
	1- Ổn định: 6A:.; 6B:. 
	2- Kiểm tra: - Kể diễn cảm truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
	 - Đọc thuộc ghi nhớ SGK
	3- Bài mới: 
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
- Hai học sinh đọc: Giáo viên nhận xét
 HS đọc khái niệm truyện ngụ ngôn trong SGK tr 100
 / Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo
 / Ngôn: Lời nói
Þ Truyện có ngụ ý kín đáo
- Truyện ngụ ngôn thường có những lớp nghĩa nào? Lớp nghĩa nào quan trọng hơn?
- Cho một số VD truyện ngụ ngôn mà em biết (Kiến giết Voi; Hươu và Rùa)
- Giáo viên đọc truyện, chú ý giọng hài hước, kín đáo.
- Tìm từ trái nghĩa với “Nhâng nháo, nghênh ngang
-Nhân vật chính trong văn bản
- Cách sống của nhân vật chính có gì đặc biệt?
- Trước khi chưa ra khỏi giếng, ếch nhìn nhận mọi việc với thái độ như thế nào?
- Vì sao ếch lại tưởng như vậy? Từ những chi tiết ấy em có nhận xét gì?
- Ra khỏi giếng ếch sống như thế nào?
- Em hãy giải nghĩa từ “nhâng nháo”?
- Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Ếch?
-Truyện ngụ ngôn là mượn chuyện loài vật® con người. Bài học rút ra cho mọi người trong câu chuyện này là gì?
* HĐ 3 : Luyện tập :
- Tìm và gạch chân 2 câu văn quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung ý nghĩa của truyện
- Thử nêu một số câu thành ngữ ứng với các hiện tượng trong cuộc sống?
A. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG:
I.Tiếp xúc văn bản: 
1. Đọc và kể
- Học sinh kể chuyện bằng lời văn của mình
2. Tìm hiểu chú thích:
- Học sinh đọc phần giải nghĩa SGK trang 101
* Truyên ngụ ngôn:
 Là loại chuyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện loại vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người Þ Nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người các bài học trong cuộc sống
+ Nghĩa đen: Nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện (Sự việc)
+ Nghĩa bóng: Nghĩa được gửi gắm, suy ra từ nghĩa chính của truyện
+ Mục đích: Khuyên nhủ, răn dạy con người
- Từ trái nghĩa “nhũn nhặn, khép nép”
II . Phân tích văn bản :
1. Nghĩa đen: Truyện con Ếch
- Ếch được nhân hoá nhưng vẫn dựa trên đặc điểm phù hợp với loài động vật này
- Khi ở trong giếng
+ Tả trời bằng cái vung, mình oai như một vị chúa tể
Vì: 
- Ếch sống lâu ngày trong giếng, xung quanh chỉ có các con vật nhỏ bé (cua, ốc), tiếng kêu ộp ộp vang xa khiến các con vật đó hoảng sợ
Þ Môi trường, thế giới sống nhỏ bé® tầm nhìn hạn hẹp, ít hiểu biết
- Ếch chủ quan, kiêu ngạo ® thói quen, thành căn bệnh® lố bịch của kẻ không biết mình, biết người
- Ra khỏi giếng:
+ Ếch bị một con trâu dẫm bẹp, bị chêt thảm
+ Quen thói nhâng nháo, nhìn bầu trời không thèm đẻ ý xung quanh
Þ Nguyên nhân của kết cục bi thảm là sự kiêu ngạo, chủ quan 
2.Nghĩa bóng: Bài học rút ra
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác® cần mở rộng hiểu biết
- Phải biết được những hạn chế của mình, biết nhìn xa trông rộng, tăng cường học hỏi
- Phê phán, chế giễu những người huyênh hoang, coi thường người khác® trả giá đắt
III. Tổng kết: 
*Ghi nhớ SGk trang 101
IV.Luyện tập
Bài 1: Hai câu văn quan trọng
- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu bé bằng cái vung và nó thì oai như vị chúa tể
- Nó nhâng nháo.bị một con trâu đi qua dẫm bẹp 
Þ thể hiện rõ chủ đề của truyện
Bài 2
- Chẳng ra khỏi ngõ - nói chuyện năm châu
- Thầy bói mù- nói chuyện sao và vận mệnh con người
* HĐ 4: Củng cố, HDVN: 
4. Củng cố: 
- GV khái quát, nhấn mạnh, bằng hệ thống câu hỏi về truyện ngụ ngôn
5. HDVN:
 - Học thuộc ghi nhớ, định nghĩa về truyện ngụ ngôn.
- Hoàn chỉnh bài soạn: Thầy bói xem voi
Soạn:	23.10.2011
Giảng:.	
Tuần 10 
	Tiết 40	ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 THẦY BÓI XEM VOI ( Tiết 2)
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức
- Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi.
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Đọc, nghiên cứu, soạn giáo án, tìm thêm tư liệu về truyện ngụ ngôn.
	- Học sinh: Đọc trước bài; Soạn bài theo câu hỏi Đọc, hiểu văn bản.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HĐ 1: Khởi động
	1. Ổn định: 6A:.; 6B:..
	2. Kiểm tra: - Nêuđịnh nghĩa truyện ngụ ngôn
	 - Kể diễn cảm truyện “Ếch ngồi đáy giếng”? Bài học?
	3- Bài mới: 
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
- Giáo viên đọc trước nêu yêu cầu đọc. 
- Gọi hai học sinh kể tóm tắt
- Gọi học sinh đọc và trả lời các chú thích 
- Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? 
- Đọc phần mở đầu truyện? Kể về sự việc gì? nhân vật chính là ai? 
- Cách xem voi của các htầy như thế nào? kết luận ra sao? (Mỗi thầy đều xem cụ thể “Sờ tận tay’Một bộ phận của voi) 
- Kết luận của các thầy về voi đúng hay sai? Vì sao sờ tận tay mà vẫn kết luận sai? Sai nhưng cả 5 thầy vẫn khẳng định nhận định của mình như thế nào? 
- Mỗi thầy xem một bộ phận, mỗi người đều có một kết luận khác nhau về con voi. Nguyên nhân? Sai như thế nào? (Bộ phận không thể thay thế toàn thể) 
- Vậy bài học triết lý rút ra từ câu chuyện ngụ ngôn này là gì?(tránh thấy cây mà chẳng thấy rừng) 
- HS đọc ghi nhớ Tr 103
-Tìm một vài thành ngữ tương tự ? Hãy so sánh? 
* HĐ 3: Luyện tập
- Giáo viên đọc®gọi học sinh đọc, kể tóm tắt? 
- Gv nêu yêu cầu cho học sinh suy nghĩ tìm hiểu 
B. THẦY BÓI XEM VOI:
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể 
Chú ý: Đọc chậm, rõ ràng giọng từng thầy bói khác nhau nhưng thầy nào cũng quả quyết, tự tin 
2. Tìm hiểu chú thích: 1, 2, 5, 9 SGk Tr 103
3. Bố cục văn bản: 3 phần 
- Các thầy bói cùng xem voi 
- Họp nhau, bàn luận, tranh cãi
- Kết cục tức cười
II. Phân tích văn bản:
1. Nghĩa đen: Chuyện các thầy bói xem voi 
- Năm thầy bói mù không biết hình thù con voi ®xem voi bằng tay (sờ) 
- Cách xem voi: 
 + Vòi; Sun sun như con đỉa
 + Ngà chân chân như đòn cán
 + Tai; bè bè như quạt thóc
 + Chân : Sừng sững như cột đình
 + Đuôi: tun tủn như chổi xể cùn
® mỗi thầy xem một bộ phận của con voi 
mỗi người đều có những kết luận về con voi rất khác nhau
+ Thái độ của các thầy khi phán: 
- Phủ nhận người khác, khẳng định mình đúng; “Không phải, đâu có, ai bảo? Không đúng! Tưởng thế nào, hoá ra ” 
®không cò cuộc trao đổi nữa mà biến thành cuộc tranh cãi rất quyết liệt, gay gắt ®đánh nhau, thượng cẳng chân, thượng cẳng tay ®Ai cũng cho mình đúng nhưng cả năm người đều sai 
+ Nguyên nhân: Cả năm đều chung một cách xem; Sờ một bộ phận của voi mà đã vội khẳng định đó là hình thù con voi -> lấy một bộ phận thay toàn thể 
=> hình dáng voi phải là sự tổng hợp những nhận xét của 5 thầy 
2.Nghĩa bóng: Bài học rút ra cho con người
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vật, sự việc gì phải xem xét, nhận xét, đánh giá thận trọng, toàn diện, cần tổng hợp ý kiến của nhiều người 
- Một mặt cần mạnh dạn, tự tin bảo vệ ý kiến của mình ®Cần lắng nghe, tham khảo các ý kiến khác 
®bài học về cách tìm hiểu sự vật, hiện tượng trong đời sống hàng ngày (Tên truyện cũng là một thành ngữ phổ biến rộng rãi) 
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGkTr 103 (Học sinh học thuộc) 
IV. Luyện tập: 
- Thành ngữ: Thầy bói nói mò (Nói dựa) Thấy cây, chẳng thấy rừng 
- Công viên Đầm Sen (TPHCM)
Bằng công viên Thủ Lệ (ở cầu trượt) 
Bằng công viên nước Hồ Tây (Cung thuỷ tinh) 
* H Đ 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố: 
- GV khái quát, nhấn mạnh, hệ thống những kiến thức cơ bản về truyện ngụ ngôn
- Học bài, kể tóm tắt 3 truyện, học thuộc ghi nhớ
5. HDVN:
 - Phân tích 2 lớp nghĩa của truyện : Đeo nhạc cho mèo ® bài học rút ra
	 - Soạn: Chân, tay, tai, mắt, miệng
	 - Lập dàn ý bài 4 đề kể chuyện trang 111, giờ sau luyện nói kể chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN_6_T3740.doc