Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37: Ếch ngồi đáy giếng

I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

– Hiểu được nội định nghĩa truyện ngụ ngôn.

– Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.

– Biết liên hệ vào những tình huống, hòa cảnh thực tế phù hợp.

2. Kĩ năng: Kể chuyện ngụ ngôn.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK.

2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

a. Phân tích nhân vật mụ vợ trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

b. Phân tích những hình ảnh tiêu biểu góp phần xây dựng hình ảnh ông lão thật thà và chú cá vàng.

c. Nêu nghệ thuật và ý nghĩa câu chuyện.

3. Bài mới: Những tiết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những VB thuộc hai thể loại: truyền thuyết và truyện cổ tích. Cả hai thể loại này đều phản ánh quá trình đấu tranh xây dựng và giữ nước của dân tộc ta, đều phản ánh cuộc sống của những người lao động bình thường với bao ước mơ, khát vọng sống cao đẹp. Có 1 loại truyện có hình thức biểu đạt như vậy, nhưng thông qua diễn biến sự việc nhằm khuyên người ta nên ứng xử ntn trong cuộc sống, đó chính là truyện ngụ ngôn. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu những VB thuộc thể loại ấy.

 

doc 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 37: Ếch ngồi đáy giếng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 37
VĂN BẢN:
(Truyện ngụ ngôn)
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
– Hiểu được nội định nghĩa truyện ngụ ngôn.
– Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
– Biết liên hệ vào những tình huống, hòa cảnh thực tế phù hợp.
2. Kĩ năng: Kể chuyện ngụ ngôn.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực xây dựng bài.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK.
2. Học sinh: Bài mới, bài cũ, SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Phân tích nhân vật mụ vợ trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Phân tích những hình ảnh tiêu biểu góp phần xây dựng hình ảnh ông lão thật thà và chú cá vàng.
Nêu nghệ thuật và ý nghĩa câu chuyện.
3. Bài mới: Những tiết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những VB thuộc hai thể loại: truyền thuyết và truyện cổ tích. Cả hai thể loại này đều phản ánh quá trình đấu tranh xây dựng và giữ nước của dân tộc ta, đều phản ánh cuộc sống của những người lao động bình thường với bao ước mơ, khát vọng sống cao đẹp. Có 1 loại truyện có hình thức biểu đạt như vậy, nhưng thông qua diễn biến sự việc nhằm khuyên người ta nên ứng xử ntn trong cuộc sống, đó chính là truyện ngụ ngôn. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu những VB thuộc thể loại ấy.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND bài học
Hđ1: Tìm hiểu chung.
– GV gọi HS đọc Chú thích é (định nghĩa truyện ngụ ngôn).
+ Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện ntn? 
+ Hãy cho biết VB có thể hia làm mầy đoạn? ND chính của từng đoạn?
+ Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Thứ tự kể ntn? 
+ Nhân vật chính trong truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?
– GV gọi 1 HS đọc phần Chú thích từ khó.
Hđ1: Tìm hiểu chung.
– HS đọc. Yêu cầu:
à HS suy nghĩ, trả lời (là loại truyện kể, bằng văn xuổi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống).
à Có thể chia làm 2 đoạn:
+Đ1: Từ đầuchúa tể. à Ếch ở trong giếng, kiêu ngạo.
+ Đ2: Còn lại. à Ra khỏi giềng, ếch bị giâm bẹp.
à HS suy nghĩ, trả lời (ngôi thứ 3; thứ tự: thời gian).
à HS trả lời (con ếch).
– HS đọc.
I. Tìm hiểu chung.
– Thể loại: truyện ngụ ngôn.
– Ngôi kể: ngôi thứ ba.
– Thứ tự kể: thời gian.
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
– GV gọi HS đọc đoạn 1 và yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Câu văn nào vừa giới thiệu nhân vật, vừa giới thiệu không gian sống? 
+ Đó là 1 không gian ntn?
+ Khi ở trong giếng, ếch sống bên cạnh những con vật nào?
+ Em có nhận xét gì về cuộc sống của ếch trong giếng?
+ Trong cuộc sống ấy, ếch tự thấy mình là ai?
+ Qua đó, em hãy nhận xét tính cách của ếch?
– GV gọi HS đọc đoạn 2 và yêu cầu trả lời các câu hỏi:
+ Ếch đã ra khỏi giếng ntn? Điều đó có phải là ý muốn của nó không?
+ Không gian ngoài giếng thay đổi ntn?
+ Khi ra khỏi giếng, thái độ của ếch ntn? Vì sao?
+ Kết cục của ếch ntn? 
+ Mượn câu chuyện này, dân gian muốn đưa ra những bài học gì?
Hđ2: Đọc – hiểu VB.
à HS đọc đoạn 1. Yêu cầu:
à HS suy nghĩ, trả lời (Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ).
à Không gian chật hẹp, nhỏ bé, không thay đổi.
à HS suy nghĩ, trả lời (những con cua, nhái, ốc bé nhỏ).
à HS suy nghĩ, trả lời.
à HS trả lời.
à HS suy nghĩ, trả lời. (hiểu biết nông cạn).
à HS đọc đoạn 2. Yêu cầu:
à HS suy nghĩ, trả lời (Mưa to, nước trong giếng dâng lên à khách quan, không theo ý muốn).
à HS suy nghĩ, trả lời (không gian rộng lớn hơn).
à HS suy nghĩ, trả lời (nghênh ngang, kiêu ngạo, chủ quan).
à HS trả lời (bị trâu giẫm bẹp).
à HS suy nghĩ, trả lời.
II. Đọc – hiểu VB.
1. Cuộc sống trong giếng của ếch.
– Sống lâu ngày trong một giếng nọ.
à Không gian chật hẹp, nhỏ bé, không thay đổi.
– Sống cạnh cua, nhái, ốc.à Những con vật bé nhỏ, tầm thường.
à Chật hẹp, đơn giản, trì trệ.
– Coi mình như 1 vị chúa tể, coi trời bằng vung.
à Hiểu biết nông cạn nhưng huênh hoang.
2. Ếch ra khỏi giếng,
– Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài. à Sự trùng hợp.
– Không gian: thay đổi, rroojng lớn hơn.
– Nghênh ngang, kiêu ngạo, chủ quan. à Không thay đổi tính cách.
– Kết quả: bị trâu giẫm bẹp.
3. Bài học.
– Phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà huênh hoang, tự kiêu, đề cao mình đến mức quá đáng để rồi kết cục sẽ bị thất bại thảm hại.
– Khuyên răn: nên mở rộng tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
Hđ3: Tổng kết.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hđ3: Tổng kết.
HS đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết
*Ghi nhớ (SGK/101)
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố:
	– Tìm 2 câu trong VB thể hiện ND, ý nghĩa của truyện.
	– Thử nêu 1 số hiện tượng trong cuộc sống tương ứng với các câu thành ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng” và “Coi trời bằng vung”.
2. Dặn dò: 
	– Học kĩ định nghĩa truyện ngụ ngôn.
	– Soạn bài: Thầy bói xem voi.

Tài liệu đính kèm:

  • docẾch ngồi đáy giếng.doc