Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 62 đến tiết 65

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử. Những sự việc chính trong truyện.

- Ý nghĩa của truyện.

- Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép nghệ thuật) ở thời trung đại.

2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.

- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.

- Kể lại được truyện.

B. Chuẩn bị;

 - Thầy: Đọc, nghien cứu SGK, SGV; có thêm tư liệu về thầy Mạnh Tử.

 - Học sinh: Đọc, soạn bài theo câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.

C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1856Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 62 đến tiết 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:11/12/2011	 
Giảng: 6A:.	 6B:..
Tiết 62: 
 MẸ HIỀN DẠY CON
 (Truyện trung đại)
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử. Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép nghệ thuật) ở thời trung đại.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị;
	- Thầy: Đọc, nghien cứu SGK, SGV; có thêm tư liệu về thầy Mạnh Tử.
	- Học sinh: Đọc, soạn bài theo câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
	1. Ổn định: 6A:.	 6B:..
	2. Kiểm tra: 	- Kể diễn cảm truyện “Con Hổ có nghĩa” 
- Cảm nhận của em về 2 con hổ, bà đỡ Trần và bác tiều Mỗ? 	 
	3. Bài mới: Giới thiệu bài 
* HĐ 2: Đọc - Hiểu văn bản
- Giáo viên đọc mẫu ® gọi 2 học sinh đọc truyện - Kể lại truyện? 
- Tìm một số từ đồng âm “Tử”
*Tử: + Thầy:Mạnh tử, Khổng tử + con: Thiên tử, phụ tử
 + chết: bất tử
 + Một phần rất nhỏ của vật chất: nguyên tử, phân tử
- Truyện có mấy sự việc? 
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc và kể
-Lời kể ngắn gọn, chú ý biểu đạt giọng kể của các nhân vật
2. Tìm hiểu chú thích: 1, 2, 4, 6, 7, 8, 9
Giáo viên mở rộng về “Liệt nữ truyện”, “ “Mạnh tử”
3. Bố cục truyện: Truyện rất ngắn, kể theo mạch thời gian và sự việc - có 5 sự việc liên quan đến 2 mẹ con kết thành cốt truyện
II. Phân tích 
1. Tóm tắt 5 sự việc dạy con của bà mẹ 
SV 
Con (Mạnh Tử)
Người mẹ
1
Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc
Chuyển nhà từ nghĩa địa ® gần chợ
2
Bắt chước nô nghịch, buôn bán điên đảo
Chuyển nhà gần trường học
3
Bắt chước học tập lễ phép (môi trường phù hợp)
Vui lòng
4
Tò mò hỏi: Hàng xóm giết lợn làm gì?
Nói lỡ lời: sửa ngay bằng hành động mua thịt cho con ăn
5
Bỏ học, về nhà ® ham chơi hơn ham học
Cắt đứt tấm vải đang dệt (tạo hành động so sánh để con rút ra bài học)
Kq
Học hành chăm chỉ ® nổi danh hiền tài
Mẹ hiền nổi tiếng dạy con
-Vì sao Mạnh Tử lúc nhỏ cứ ở đâu lại bắt chước cách sống của những người ở đó? Vì sao bà mẹ phải chuyển nhà (tư duy độc lập chưa phát triển, chưa phân biệt được tốt, xấu, hay, dở)
- Vì sao bà mẹ không dùng cách nghiêm khắc cấm con không được học cái xấu mà laị chọn cách chuyển nhà phức tạp, tốn kém?
THMT: Môi trường sống tác động sâu sắc tới sự phát triển của trẻ em, của con người
- Lấy VD thực tế? Tìm các câu thành ngữ có nội dung?
- “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng 
- “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài’ 
- “Đi với bụt mặc áo cà sa. 
 Đi với ma mặc áo giấy" 
- Ở lần 4, bà mẹ đã làm gì? Đó là việc làm cầu kì hay nuông chiều con quá mức của bà mẹ?
(GV: Tăng Sâm - học trò xuất sắc của Khổng Tử, ngày bé một hôm mẹ đi chợ, Tăng Sâm đòi đi theo, mẹ dỗ “ở nhà mẹ đi chợ mua cho miếng gan mà ăn”. Ra chợ không có miếng gan lợn để mua, về nhà bà mổ lợn nhà lấy gan cho con ăn)
-> Chữ tín khác nuông chiều
- Tìm một số câu tục ngữ có nội dung: 
+ Lời nói đi đôi với việc làm
+ Nói mộtđằng, làm một nẻo
+ Trăm voi không được bát nước xáo
- Sự việc gì xảy ra trong lần cuối? ý nghĩa giáo dục của hành động đột ngột đó? Làm thế nào để con thấm thía sâu sắc bài học bỏ học, ham chơi? (giảng giải, khuyên răn, chửi,đánh đập.® không tác dụng)
Þ Bà đã chọn biện pháp bất ngờ, quyết liệt, nghiêm khắc
+ Vải có thể dệt lại được, người hư khó làm lại 
- Thái độ dạy con ngiêm khắc ấy có phải biểu hiện của tình thương không? Vì sao? Kết quả của việc dạy con có ý nghĩa như thế nào? 
- GV: (Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ tuyệt vời, thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy con - Hiệu quả giáo dục thật to lớn® con trai bà thành bậc đại hiền) 
- Gía trị nội dung và nghệ thuật? 
2. Phân tích sự việc: 
+ Lần 1,2,3 phải chuyển nhà 
- Tâm hồn trẻ ngây thơ, trong trắng, thói quen bắt trước
- Tuy là bắt chước vô ý thức nhưng mà kéo dài, lặp đi lặp lại thành thói quen, thành tính cách con người rất khó đổi thay 
®Thấy rõ điều nguy hiểm đó vì thương con, lo lắng cho tương lai của con nên bà mẹ phải chuyển nhà tới hai lần
- Lần1: môi trường vẫn không gì phù hợp, còn nguy hiểm hơn 
- Lấn 2: Gần trường học mới đúng là chỗ ở thích hợp 
® môi trường sống tác động sâu sắc tới sự phát triển của trẻ em, của con người
+ Bà ý thức sâu sắc ảnh hưởng của môi trường
+ Ngăn ngừa triệt để, từ xa 
+ Để tạo cho con phát triển đúng hướng
- Được hoà mình vào môi trường phù hợp, trong thời gian sớm nhất
* Lần thứ 4: Mua thịt cho con ăn
-> Là một việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa giáo dục lớn
- Một lời nói vô tình, dùa ® bà đã nhận ra sai lầm về cách dạy con của mình (Vô tình dạy con nói dối, dạy con không trung thực, lời nói không đi đôi với việc làm ) 
- Bà sửa chữa ngay: mua thịt cho con ăn có thể lãng phí, tiêu hoang một chút, nhưng bù lại sẽ được rất nhiều: uy tín với con, tính trung thực được củng cố và phát triển trong tâm hồn con trai) 
® Các bà mẹ: 
/ Khi chuyện trò, nói năng, hứa với con điều gì không được tuỳ tiện, phải cân nhắc kỹ
/ Muốn con thành người thật thà lời nói đi đôi với việc làm thì trước hết người mẹ phải là người như vậy 
* Lần thứ 5: Cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt
-> Hành động lạ thường, tác động mạnh mẽ đến con
Thái độ kiên quyết, dứt khoát ® Dạy con ý chí học tập 
- Kết hợp lời nói bằng hình ảnh so sánh, ẩn dụ bằng thực tế®Mạnh Tử giật mình, choáng người, vừa sợ, vừa kính yêu cảm phục mẹ ®Mạnh tử không bao giờ bỏ học nữa 
- Kết quả: Mạnh Tử biết vâng lời mẹ, học tập chuyên cần® trở thành bậc đức cao tài rộng, nổi tiếng sau này
III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK Tr 135
* Nghệ thuật: cốt truyện, nhân vật đơn giản chi tiết người thật, việc thật gần với ký, gần sử 
® Tác dụng giáo dục con người
* Nội dung: Cách dạy con
- Phải chọn môi trường tốt 
- Phải dạy đạo đức
- Đạo đức chưa đủ ® dạy lòng say mê học tập 
- Không được nuông chiều, cần nghiêm khắc 
* HĐ3: IV. Luyện tập: 
1. Phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt  
2. Từ truyện suy nghĩ về đạo làm con 
3. Phân loại và giải nghĩa từ ‘Tử” 
 Tử: chết (Tử trận, bất tử ) 
 Tử: con (Công tử, hoàng tử, đệ tử) 
* HĐ4: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố:
- GV củng cố khái quát bài để HS nắm được nội dung và nghệ thuật
- Kể tóm tắt truyện 
- Kể diễn cảm truyện 
5. HDVN:
 - Học bài theo nội dung đã phân tích.
- Soạn "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng"
Soạn: 11/12/2011	 
Giảng: 6A:.	 6B:.
Tiết 63: 
 TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Khái niệm tính từ :
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ . Các loại tính từ. Cụm tính từ :
+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
+ Nghĩa của cụm tính từ. Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
+ Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Bảng phụ mô hình cụm tính từ; soạn giáo án.
	- Học sinh: Ôn laih kiến thức về tính từ. Đọc trước bài. 	
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
	1. Ổn định: 6A :; 6B:
	2. Kiểm tra: - Mô hình cụm động từ? Cho ví dụ
	3. Bài mới: Giới thiệu bài 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới:
 Ngữ liệu và phân tích
1/ Tìm tính từ trong các câu sau: SGK Tr 153
a. bé, oa i® chỉ tính chất, đặc điểm
b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi ® chỉ màu sắc
2. Kể thêm một số tính từ mà em biết?
/ cay, đắng, ngọt, bùi, chua, chát ® mùi vị
/ gầy gò, to béo, chăm chỉ, lười biếng ®đặc điểm
 - Em hiểu tính từ là gì?
-Thử cho kết hợp với những từ kiểm định của động từ?
+ Đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng + ĐT ®được
+ Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn + tính từ ® ĐT (được)
+ Hãy, chớ, đừng +TT® không được, hạn chế
- Cho ví dụ tính từ làm chủ ngữ:
 Cái đẹp/ được mọi người tôn thờ
- Em hãy so sánh các tổ hợp từ sau:
+ Em bé/ ngã (1) -> Câu + Em bé thông minh (2) -> Cụm từ
 -> muón tổ hợp 2 thành câu ta phải thêm vào sau từ "em bé" một chỉ từ (em bé ấy) hoặc thêm vào trươc hay sau tính từ "thông
I. Bài học:
1/ Đặc điểm của tính từ
- Tính từ: Là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
- So sánh với động từ
* Giống: 
/ Có thể kết hợp với: Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn
/ Cùng có khă năng làm chủ ngữ
*Khác:
/ ĐT kết hợp hãy, chớ, đừng; TT hạn chế
/ Khả năng làm vị ngữ trong câu: Tính từ hạn chế hơn ĐT
Ghi nhớ 1: SGK trang 154
2/ Các loại tính từ: 2 loại
a. tính từ chỉ đặc điểm tương đối: Kết hợp được với các từ chỉ mức độ 
b. Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ
Ghi nhớ 2: SGK trang 154
minh" một phụ từ (lắm, rất) VD: Em bé ấy/ thông minh lắm (rất- chỉ mức độ)
- Cho một số từ kết hợp: Rất, hơi, lắm, quá (từ chỉ mức độ) trong tính từ tìm được ở phần 1, từ nào không kết hợp được?
a bé, oai ® rất bé, rất oai ® tính từ tương đối
b. vàng hoe ® rất vàng hoe ® không được
 vàng lịm ® rất vàng lịm ® không được
 (b) là các tính từ tuyệt đối
3/ Cụm tính từ
- Phần trước: Biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định
- Phần sau: Biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ phạm vi hay nguyênnhân của đặc điểm, tính chất
-Phần trung tâm: Tính từ
* Ghi nhớ 3; SGK trang 155
- Mô hình cấu tạo cụm tính từ: Điền các ví dụ vào mô hình
Phần trước
Trung tâm
Phần sau
vẫn/ còn/ đang
Vốn/ đã/ rất
trẻ
yên tĩnh
nhỏ
sáng
nhỏ
cao 
như một thanh niên
lại (lắm)
vằng vặc ở trên không
lBằng con kiến (so sánh)
Năm mét (định lượng)
* HĐ 3. Luyện tập: Đọc và tìm các cụm tính từ trong câu
Bài 1: sgk
a. sun sun như con đỉa
b. chần chẫn như cái đòn càng
c. bè bè như cái quạt thóc
d. sừng sững như cái cột đình
e. tun tủn như cái chổi sể 
Bài 2: sgk
- Các tính từ đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm
- Hình ảnh mà tính từ gợi ra là SV tầm thường, không giúp cho việc nhận thức SV to lớn (con voi)
- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan
* HĐ 4. Củng cố, dặn dò
 4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống, khái quát nội dung cơ bản về tính từ và cụm tính từ
 5. HDVN:
	- Nắm vững bài học, thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3, 4 SGK trang 156
	- Ôn tập toàn bộ kiến thức phân môn Tiếng Việt, chuẩn bị kiểm tra học kỳ I
Soạn: 11/12/2011	 
Giảng: 6A:.	 6B:.
Tiết 64: 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Đánh giá mức độ chân thật và sáng tạo của học sinh qua bài viết hoàn chỉnh tại lớp
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tự sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài của bạn và học tập rút ra nhận xét
B. Chuẩn bị:	
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
	1. Ổn định: 6A :; 6B:
	2. Kiểm tra: 	 
	3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
* HĐ 2: Nội dung:
- Giáo viên đọc và chép đề lên bảng
- Học sinh đọc đề bài và gạch chân các từ ngữ quan trọng
- Nêu yêu cầu, nội dung- nghệ thuật của đề?
- Kể chuyện đời thường có những yêu cầu và đặc điểm gì?
- Nhận xét, sửa lỗi
* HĐ 3: Sửa lỗi:
I. Đề bài: 
Kể về những đổi mới ở quê hương em
II. Phân tích đề, dàn ý
- Kể chuyện đời thường: HS biết quan sát và kể được những đổi thay ở quê hương mình.
- Người kể được phép tưởng tượng, hư cấu song không nên làm thay đổi chất liệu và diện mạo đời thường.
- Chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa.
+ Mở bài: Giới thiệu quê em
+Thân bài: Kể về những đổi thay chính
+ Kết bài: Cảm nghĩ về quê hương em.
III. Nhận xét ưu- khuyết điểm
+ Ưu điểm: 
Bài viết nhìn chung các em đã hiểu yêu cầu của đề bài. 
Nhiều bài viết rất tốt như bài bạn THiền, Chung (6B), bạn BHiền, Linh, ngọc (6A)
Bài viết nhìn chung sạch trình bày khoa học
+ Nhược điểm: 
Nhiều bài viết rất kém như bài bạn Đường, Giang, Dương...
Nhiều bài viết chống đối chỉ được và dòng như bài bạn Nam, Đức
Bố cục bài viết nhìn chung phần lớn các bạn viết klhông đảm bảo
Bài viết lạc đề, kể về chuyến về quê, không nêu được những đổi mới ở quê.
IV. Sửa lỗi, giải đáp thắc mắc
- Học sinh tự sửa các lỗi trong bài viết của mình
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
4. Củng cố:
 - Đọc bài văn, đoạn văn hay 
 - Đánh giá,nhận xét giờ trả bài, ý thức chữa bài của học sinh
5. HDVN:
 - Hoàn chỉnh bài chữa, ôn tập lý thuyết ® Kiểm tra học kì I
Soạn: 11/12/2011	 
Giảng: 6A:.	 6B:.
Tiết 65: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
	(Nam Ông mộng lục - Hồ Nguyên Trừng)
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị:
	- Thầy: Nội dung bài giảng
	- Học sinh: Đọc, soạn bài theo câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản.	
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
	1. Ổn định: : 6A:.	 6B:.
	2. Kiểm tra: - Kể lại truyện”Mẹ hiền dạy con” và nêu ý nghĩa của truyện?
	 - Nêu đặc điểm của truyện trung đại? (Chú thích * trong "Con hổ có nghĩa")
	3. Bài mới:: 
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản
Giáo viên nêu cách đọc ® đọc mẫu. Gọi 2 học sinh đọc tiếp
- Kể tóm tắt truyện
- Học sinh đọc chú thích SGK 
- Giáo viên nhấn mạnh lưu ý một số chú thích khó 
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
-Truyện được kể theo trình tự nào? chia làm mấy nội dung?
- Nhân vật chính trong tác phẩm? - - Phần đầu của tác phẩm tự sự thường có nhiệm vụ gì? lương y được giới thiệu như thế nào?
- Hãy nhận xét về giọng điệu, thái độ của tác giả đối với nhân vật? 
- Đọc hai đoạn văn tiếp theo. Hai đoạn tiếp tục giới thiệu về lương y Phạm Bân như thế nào? Ông có những việc làm như thế nào?
- Hành động ấy xuất phát từ đâu? - Những việc làm ấy đã thể hiện ông là người như thế nào? người đời có thái độ ra sao? 
- Diễn biến sự việc kể về chuyện gì? xảy ra tình huống như thế nào? 
- Phạm Bân đã lựa chọn? Câu trả lời của lương y Phạm Bân nói lên phẩm chất gì của ông ? 
- Viên Trung sứ có lời nói và thái độ như thế nào? 
- Lời nói có ý gì?
(Lời nói đặtThái y trước những đấu tranh quyết liệt, cần có sự lựa chọn đúng đắn: Cứu người dân thường -> không làm tròn bổn phận bề tôi; Cứu được tính mạng người dân nhưng còn tính mạng chính mình?)
 Phân tích lời đáp của P Bân? qua đó thể hiện phẩm chất nhân cách gì của Phạm Bân? 
- GV: Vẫn giữ được phận làm tôi nếu vua là người có lương tâm, lương tri sẽ không bị tội
- Học sinh đọc “nói rồi mỏi” Thái độ của vua? Lời ngợi ca của vua có ý nghĩa gì? 
- Học sinh đọc phần kết thúc truyện 
- Nhận xét phần kết có ý nghĩa gì ? “ở hiền gặp lành”
“Làm việc thiện để phúc cho con cháu” 
Qua câu chuyện nói về y đức của thái y, truyện có ý nghĩa giáo dục như thế nào? 
- Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện?
- Nêu giá trị nội dung đặc sắc của truyện? Chủ đề của truyện?
- So sánh với truyện Tuệ Tĩnh? 
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK T 165 
- So sánh hai nhan đề? 
I. Tiếp xúc văn bản; 
1. Đọc và kể: 
- Đọc đúng ngữ âm, ngữ điệu, lời thoại 
- Kể: Chuyển lời thoại thành lời kể chuyện 
2. Tìm hiểu chú thích: 
- Hồ Nguyên Trừng: Con trưởng Hồ Quý Ly, bị giặc Minh bắt sang Trung Quốc
- Nam Ông mộng lục: Ghi chép về giấc mộng của ông già phương Nam, được viết ở Trung Quốc Þtâm sự nhớ nhà, mối hoài niệm về đất nước Đại Việt
3. Bố cục
- Kể theo trình tự thời gian, diễn biến sự việc
- 3 phần: Giới thiệu- phát triển- kết thúc
II. Phân tích văn bản
1. Nhân vật lương y Phạm Bân
a. Giới thiệu:
+ Cụ tổ bên ngoại, họ Phạm, tên huý là Bân
+ Dùng từ tôn xưng “ngài”
+ Chức: thái y lệnh
+ Nghề: y gia truyền
Þ Lời giới thiệu trang trọng, thái độ thành kính, giới thiệu đầy đủ: lai lịch, tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ
® người thật, việc thật
* Hành động - việc làm
+ Không tiếc tiền của - cứu giúp người nghèo
+ Không nề hà cho người nghèo ở, chữa bệnh tại nhà
+ Năm đói: Dựng thêm nhà .cứu sống hơn hàng ngàn người
Þ Quả là bậc lương y có tấm lòng y đức (lương tâm thầy thuốc), được mọi người trọng vọng, đặt niềm tin lớn
b. Thử thách y đức của Phạm Bân
- Tình huống phải lựa chọn:
+ Người nghèo, bệnh nặng
+ Theo lệnh vua khám bệnh cho quý nhân trong vương phủ
Þ Quyết định cứu người bệnh nặng ® thử thách gay go đối với y đức và bản lĩnh Phạm Bân
- Thái độ, lời nói quan Trung sứ:
“ Phận làm tôiông định cứu người ta mà không cứu tính mạng mình chăng”
Þ Nhắc đến bổn phận làm tôi® vua, nhằm đe doạ, cảnh cáo về mối nguy hiểm cho thái y.
- Lời đáp: “Tôi có mắc tộingười kia không cứu sẽ chếttính mệnhchúa thượngthoát tội tôi xin chịu”
+ Bản lĩnh: Quyền uy không thắng nổi y đức 
+ Phương châm hành đạo: Cứu bệnh như cứu hoả
+ Đặt tính mệnh người dân lâm bệnh lên trên hết tính mệnh của bản thân
Þ Sức mạnh của trí tuệ trong cách ứng xử (linh hoạt, sáng suốt)
- Yết kiến vua:
+ Quở trách, tức giận® vua mừng, ca ngợi “ ngươi thật là một lương y chân chính.
- Thắng lợi của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ, lòng nhân ái
- Khẳng định cao nhất về tài, đức của lương y
- Vua Trần Anh Vương cũng là một vị minh vương đời Trần: Sáng suốt, nhân đức
c. Kết truyện
- Sự thành đạt, vinh hiển của con cháu
- Sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ôngÞ kết thúc theo lối truyền thống: Thuyết nhân quả
2. Ý nghĩa truyện
- Phải tu dưỡng y đức,đạo đức® đó là cái gốc của người thầy thuốc chân chính, của con người
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
+ Chép sử có giá trị văn chương
+ Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói
+ Lời văn cô đúc, hàm súc
2. Nội dung: Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị thái y lệnh họ Phạm ® đề cao y đức
* Ghi nhớ SGK
* HĐ 3. IV. Luyện tập
Bài 1: Bậc lương y chân chính theo mong mỏi của vua Trần Anh Vương: Vừa giỏi nghề, vừa phải lấy việc trị bệnh cứu người là trên hết, không vì tiền bạc, quyền uy mà mất y đức, sẵn sàng cứu giúp người nghèo
Bài 2
- Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
+ Cách 1: đúng, chưa đủ
+ Cách 2: đúng, sát hơn- chú trọng đến y đức và chuyên môn nghiệp vụ
* HĐ 4. Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố:	
- Đọc ghi nhớ SGK Tr 165 
- Giáo viên hệ thống khái quát nôi dung, nghệ thuật cơ bản
5. HDVN:
- Hoàn chỉnh các bài tập - Kể diễn cảm truyện 
- Sưu tầm truyện dân gian địa phương 	
 - Chuẩn bị giờ sau ôn tập TViệt

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_6_T6265.doc