Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Tuần 3

A/MỤC TIÊU : Giúp hs nắm

 1. Kiến thức:

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

 - Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộvà khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.

 - Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ hoang đường.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

 - Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.

 - Xác định ý nghĩa của truyện; Kể lại được truyện.

 3. Thái độ:

 GDHS có ý thức trồng cây gây rừng để chống xói mòn nhằm hạn chế những th.hại do t/ tai lũ lụt gây ra.

B/CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài; Bức tranh của VB.

- Tìm thêm tư liệu phục vụ cho bài dạy.

 2. Học sinh:

 - Học bài cũ, kể được truyện TG

 - Soạn bài theo định hướng của sgk/ 33, 34 và sự hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 24 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1334Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mà từ biểu thị.
* KT khả năng hiểu bài của hs, gv đưa VD, hs điền vào bằng bảng phụ. Chọn một trong các từ sau: “ chết, hy sinh, thiệt mạng” để điền vào chỗ trống trong câu: “Để bảo vệ nền độc lập hoà bình, nhân dân ta đã phải đánh đổi bằng cả sự cao cả”
HĐ3: Tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ
 MT: Hs nắm được cách giải thích nghĩa của từ.
 PP: Vấn đáp giải thích, minh họa; phân tích cắt nghĩa, t/luận.
 TG: 10 phút
II/Cách giải nghĩa của từ.
- Gv cho hs đọc lại phần I/ Sgk/ 35
Hs đọc lại phần I/ Sgk/ 35
1. Ví dụ:(Bảng phụ)
? Em hãy chỉ ra cách giải nghĩa của các từ đó?
- Gv cho hs tìm hiểu một số chú thích ở sgk và cho các em xác định các cách giải nghĩa của từ đó.
?Trong mỗi chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
T/luận nhóm.
Tập quán: Khái niệm mà từ đưa ra
 Lẫm liệt: Đồng nghĩa.
 Nao núng: được giải thích bằng cách vừa đưa ra từ đồng nghĩa vừa đưa ra từ trái nghĩa.
 2. Nhận xét.
? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
-HStl: có 2 cách
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó.
HĐ1 : Luyện tập
 MT: Hs vận dụng kiến thức làm bài tập.
 PP: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
 TG: 10 phút
III. Luyện tập:
Bài tập 2/sgk/36: Gv cho hs làm bài tập nhanh, thu ba bài làm nhanh nhất để chấm
Hs thảo luận nhóm
Bài tập 2: Bài tập nhanh.
a) học tập ; b) học lỏm
c) học hỏi ; d) học hành
Bài tập 3/sgk/36: gv hướng dẫn hs điền từ.
- Hs điiền từ- gv nhận xét và ghi bảng.
Cá nhân trả lời.
Bài tập 3: Điền từ
- Trung bình
- Trung gian.
- Trung niên
Bài tập 4/sgk/36: gv hướng dẫn cho hs giải nghĩa của từ.sau đó gv giảng thêm.
Hèn Nhát là thiếu can đảm đến mức hèn nhát đáng khinh bỉ
Hs giải nghĩa của từ
Bài tập 4: Giải nghĩa của từ.
- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.
- Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.
- Hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ).
Bài tập 5/sgk/36: gv hướng dẫn hs giải nghĩa từ "mất".
HS giải nghĩa từ.
Bài tập 5: giải nghĩa từ
-"Mất"theo cách giải nghĩa của nụ: không biết ở đâu=> g/thích sai.
-" Mất" hiểu theo nghĩa thông thường là không còn được sở hữu, không thuộc về mình nữa.
*Bài tập nhanh: giải thích nghĩa các từ: Thuyền, đánh, trung thực, thông minh
- Thuyền: chỉ sự vật, phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Đánh: hoạt động của chủ thể tác động đến một đối tượng khác.
-Trung thực: thật thà, thẳng thắn, ngay thật.
-Thông minh: trái nghĩa với tối dạ, đần độn, ngu dốt.
HĐ5: Hướng dẫn tự học (5 phút)
a) Bài vừa học:
 Lựa chọn từ để đặt câu trong h/động giao tiếp.
b) Bài sắp học: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ( Tiếp theo)
 **************************************
***************************
Tuần : 03
Tiết : 11
TLV: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ ( tiếp tiết 8 )
Soạn : 20/09/2015
Dạy : 22/09/2015
A. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự
 2. Kỹ năng :
- Chỉ ra dc sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự
- Xác định sự việc và nhân vật trong 1 đề bài cụ thể.
 3. Thái độ : Có thái độ tự tìm hiểu sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ:
 * GV:Giáo án, bảng phụ.
 * HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định lớp học:
 2. Kiểm tra bài cũ : (15 phút)
 Câu 1: Thế nào là sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự? Cho ví dụ?
 Câu 2: Phân tích các sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
HĐ của GV
	HĐ của HS
Nội dung
HĐ1 : Luyện tập
 MT: Hs vận dụng kiến thức làm bài tập.
 PP: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
 TG: 23 phút
III/Luyện tập:
Bài tập 1: 
- Gọi H đọc và nêu y/c bài tập.
- Y/c H thảo luận theo nhóm 
- Yêu cầu điền từ thích hợp vào dấu chấm.
? Câu a nêu vai trò, ý nghĩa của các nhân vật?
? Tại sao lại đặt tên truyện là Sơn Tinh, ThủyTinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không?
HS đọc 
Thảo luận theo nhóm
N1 BTa
N2 BTb
N3 BTd
N4 BT2
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung
-Hstl: 
HS trả lời:
Bài tập 1.
 * Các việc làm của nhân vật trong Sơn Tinh - Thủy Tinh.
 + Vua Hùng: kén rể, mời lạc hầu bàn, gả Mị Nương cho Sơn Tinh.
 + Mị Nương: theo chồng về núi.
 + Sơn Tinh: cầu hôn, mang sính lễ, giao tranh với ThủyTinh.
 + ThủyTinh: cầu hôn, mang sính lễ, dâng nước đánh Sơn Tinh, dâng nước hàng năm.
a) Nhận xét vai trò ý nghĩa của nhân vật
 - Vai trò: Sơn Tinh, ThủyTinh là nhân vật chính trong truyện.
 - Ý nghĩa:
+Thủy Tinh: tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên
+ Sơn Tinh: ý chí chống thiên tai của nhân dân.
b) Tóm tắt truyện (về nhà làm)
c) Vì: gọi tên nhân vật chính trong truyện (theo thói quen dân gian) VD: Sọ Dừa, Tấm Cám. có đổi được không?
 ¨Không nên đổi: - Vua Hùng kén rể: chưa nói rõ nd chính của truyện 
- Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh (dài dòng lại đánh đồng n/v chính với n/v phụ).
- Bài ca chiến công Sơn Tinh =>Có thể đặt.
Gv gọi hs xác định yêu cầu bài tập 2/ 39.
-Hs xác định yêu cầu bài tập 2.
Bài tập 2. Nhan đề: Một lần không vâng lời: ¨kể câu chuyện.
MB: Giới thiệu câu chuyện.
TB: Diễn biến câu chuyện
+Nhân vật: tôi
+Địa điểm: ở nhà hay ở trường?
+Thời gian: thứ mấy, sáng, chiều, tối.
+Diễn biến các sự việc
+Kết quả thế nào?
KB: Suy nghĩ của mình về lần không vâng lời đó, đưa ra lời khuyên cho các bạn.
-GV cho hs làm thêm bt: Kể 1 chuyện tổng hợp về thời các vua Hùng = cách xâu chuỗi 4 truyện đã học.
HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
¬BT nâng cao: 
HD: Mở đầu: Giải thích nguồn gốc, giống nòi, nguồn gốc DT
 Diễn biến: Giới thiệu sự nghiệp sáng tạo văn hoá.
 - Đấu tranh chống thiên tai.
 - Đấu tranh chống giặc ng. xâm.
 - Kết thúc: Niềm tự hào biết ơn đối với các Vua Hùng có công dựng và giữ nước.
HĐ5: Hướng dẫn tự học (7 phút)
 a) Bài vừa học:
 - Nắm được nội dung bài vừa học.
 - Tập phân tích sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự tự chọn.
 b) Bài sắp học: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ.
 Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk/ 44, 45.
 **************************************
***************************
Tuần : 03
Tiết : 12
TLV: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
Soạn : 23/09/2015
Dạy : 25/09/2015
A/MỤC TIÊU : Giúp hs
	1. Kiến thức: - Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.
 - Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.
B/CHUẨN BỊ :
	* Thầy soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
	* Trò soạn bài theo định hướng của GV và sgk/ 44, 45
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp học:
	2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
?Thế nào là nhân vật trong văn tự sự? Có những kiểu nhân vật nào trong văn tự sự?
? Nêu những hiểu biết về sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
 HĐ1: Gíơi thiệu bài mới
 MT: Tạo tâm thế định hướng chú ý cho hs
 PP: Thuyết trình
 TG: 1 phút
 Một bài văn tự sự có ý nghĩa phải được trình bày theo một chủ đề nhất định và phải được sắp xếp hợp lí. Đó là vấn đề mà chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
 HĐ2: Chủ đề trong văn tự sự
 MT: Hs nắm được chủ đề văn ts.
 PP: vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm.
 TG: 17 phút
I/ Chủ đề trong văn tự sự
- Gv gọi hs đọc văn bản sgk/44
- Hs đọc văn bản.
 1.Ví dụ: Văn bản "Tuệ Tĩnh và hai người bệnh"
? Ở phần thân bài Tuệ Tĩnh đã làm mấy việc? Đó là những việc nào?
- Hstl: Tuệ Tĩnh đã làm 2 việc:
 +Từ chối chữa cho người nhà giàu vì bệnh ông ta nhẹ hơn.
 +Chữa cho con trai người nông dân nghèo trước vì bệnh nguy hiểm hơn.
 2. Nhận xét:
? Qua những việc làm đó, nhất là việc chữa trị trước cho con người nông dân đã nói lên phẩm chất gì của người thầy?
-Hstl: Tuệ Tĩnh có bản lĩnh, hết lòng cứu giúp người bệnh=> phẩm chất đạo đức cao cả.
GV: Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người viết muốn thể hiện trong VB. Vậy theo em văn bản muốn thể hiện chủ đề gì?
 GV cho hs thảo luận nhóm
- Hs thảo luận nhóm: ca ngợi lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh.
? Chủ đề đó dược thể hiện ở câu văn nào trong VB?
- Hstl : “hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh” hoặc “Người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ân huệ”.
? Chủ đề thường nằm ở vị trí nào trong bài văn?
Gv: Có thể toát lên từ toàn bộ nội dung truyện mà không nằm hẳn trong câu nào.
- Hstl: Vị trí của chủ đề trong bài văn
- Trong phần đầu
- Trong phần giữa 
- Trong phần cuối
- Gv cho hs đọc các đề bài sgk/45
? Tên của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Trong các nhan đề sau nhan đề nào thích hợp? Nêu lí do?
- Hs đọc các đề văn.
- Hstl: - 3 nhan đề đều hợp nhưng sác thái khác nhau
+ Nhan đề 1: nêu lên tình huống lựa chọn qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y Tuệ Tĩnh.
+ Nhan đề 2: sát với chủ đề nhấn mạnh khía cạnh tình cảm.
+Nhan đề 3: y đức là đạo đức nghề nghiệp (thương người)
? Em có thể đặt tên khác cho bài văn không?
Hstl: “Một lòng vì người bệnh” hoặc “Ai có bệnh nặng hơn thì chữa trước cho người đó”.
? Qua đó em hiểu thế nào là chủ đề trong văn tự sự?
Gvkl và ghi bảng:
- Hstl: 
 - Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà văn bản muốn nói tới.
 - Chủ đề và sự việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: sự việc thể hiện chủ đề, chủ đề thấm nhuần trong sự việc.
 - Chủ đề bài văn tự sự thể hiện qua sự thống nhất giữa nhan đề, lời kể, n.vật, sự việc,
HĐ3: Dàn bài trong văn tự sự
 MT: Hs nắm được dàn bài tự sự.
 PP: vấn đáp tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm.
 TG: 7 phút
II/ Dàn bài tự sự 
? Em hãy cho biết bài văn ở phần I gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần?
- Hstl: Gồm 3 phần
MB, TB, KB.
MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
TB: Kể diễn biến sự việc
KB: Kể lại kết thúc của truyện.
? Trong 3 phần đó có thể thiếu một phần được không? Vì sao?
GV: 
- Dàn bài hay còn gọi là bố cục, dàn ý của bài.
- Để viết bài đầy đủ, mạch lạc nhất thiết cần xây dựng bài gồm 3 phần với những ý lớn rồi dựa vào đó mà triển khai làm bài chi tiết. 
-Hstl: - Không thể thiếu bất cứ phần nào.
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
 - Thân bài: D/ biến của sự việc.
 - Kết bài: Kết cục của sự việc.
? Vậy trong một bài văn tự sự gồm có mấy phần? Nội dung từng phần?Gvkl và ghi bảng
-Hstl: 
HĐ4: Luyện tập
 MT: - Xác định chủ đề, tìm từ ngữ thể hiện chủ đề của một tác phẩm tự sự đã học.
 - Xác định 3 phần của truyện.
 - Đọc, tìm hiểu cách mở bài và cách kết thúc của một truyện đã học.
 - Tập viết phần mở bài cho bài văn tự sự theo 2 cách: giới thiệu chủ đề câu chuyện và kể tình huống nảy sinh câu chuyện.
 PP: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình
 TG: 10 phút
Gv gọi hs đọc BT 1/ sgk/ 45
? Chủ đề của truyện là gì? Em hãy chỉ ra các phần của văn bản?
- Hs đọc bài tập1.
Bài tập 1.
c) So sánh :
(Tuệ Tĩnh)
-MB: nói rõ chủ đề
-KB: Mở (có sức gợi) bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu 1 cuộc chữa bệnh mới.
*Bất ngờ ở đầu truyện.
(Phần thưởng)
-MB:giới thiệu tình huống
-KB: (khép) Viên quan bị đuổi
Nông dân được thưởng.
*Bất ngờ ở cuối truyện.
Chủ đề của truyện “Tuệ Tĩnh” thể hiện ở câu chữ trên VB.
Chủ đề của truyện “Phần thưởng” thể hiện ở sự việc thú vị.
III/Luyện tập:
BT1/45: X/định c/ đề và lập dàn ý.
a) Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin được thưởng roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó.
 b) Dàn ý:
 + Mở bài: Câu 1.
 + Kết bài: Câu cuối.
 +Thân bài: Các câu còn lại
d) Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng
- K.thúc bất ngờ¨nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.
- Gv gọi hs đọc BT2/ sgk/ 46
- Gv gợi ý để hs thực hiện BT2
- Hs đọc bài tập 2
- Hs làm bài theo hướng dẫn của GV.
Bài tập 2: Đánh giá cách mở bài và kết bài.
¬Văn bản Sự tích HG.
-MB: Nêu tình huống nhưng dẫn giải dài
- KB: Nêu sự việc kết thúc
¬Văn bản STTT.
MB: Nêu tình huống
KB: Nêu sự việc tiếp diễn
HĐ5: Hướng dẫn tự học (5phút)
 a) Bài vừa học:
 - Nắm được bài văn tự sự cần có chủ đề thống nhất và bố cục rõ ràng.
 - Xác định chủ đề và dàn ý của một truyện dân gian đã học.
 b) Bài sắp học: Hướng dẫn đọc thêm : “SỰ TÍCH HỒ GƯƠM” / SGK/39->41.
**************************************
***************************
Tuần : 04
Tiết : 13
Văn bản : SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
 (Truyền thuyết- Hướng dẫn đọc thêm)
Soạn : 26/09/2015
Dạy : 28/09/2015
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
1. Kiến thức : - Nhân vật, s/kiện trong " Sự tích Hồ Gươm".
 - Truyền thuyết địa danh.
 - Cốt lõi l/sử trong một t/phẩm thuộc chuỗi t/thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu v/bản t/thuyết.
 - Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
 - Kể lại được truyện .
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài; Bức tranh của VB.
- Tìm thêm tư liệu phục vụ cho bài dạy.
 2. Học sinh: 
 - Học bài cũ, kể được truyện " STHG"
 - Soạn bài theo định hướng của sgk và sự hướng dẫn của giáo viên.
C/ Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp học (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) 
? Truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh có ý nghĩa như thế nào?Hãy kể tóm tắt câu chuyện ấy?
	(Đáp án tiết 9)
 HĐ1: Gv giới thiệu vào bài
 MT: Tạo tâm thế định hướng sự chú ý của học sinh.
 PP: Thuyết trình.
 TG: 2 phút.
Nằm giữa thủ đô Hà Nội, một cái hồ thơ mộng mang tên là Hồ Gươm. Tại sao Hồ Gươm lại có tên như vậy? Bài học ngày hôm nay sẽ phần nào giúp em hiểu rõ thêm.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 2: Tìm hiểu chung về văn bản.
 MT: Hs đọc, kể nội dung văn bản, tìm hiểu chú thích.
 PP: Đọc, kể diễn cảm.
 TG : 15 phút
I. Tìm hiểu chung:
? Nêu hiểu biết của em về Lê Lợi?
? Thế nào là t/thuyết địa danh?
-Hstl: 
1. Tìm hiểu tác phẩm:
- L/Lợi là linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của n/dân ta chống giặc Minh xân lược ở tk XV.
- Truyền thuyết địa danh: loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.
- STHG là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Hoàn Kiếm và Lê Lợi.
Gv hướng dẫn hs đọc hiểu v/bản
- Gv đọc mẫu đoạn đầu, gọi hs đọc tiếp đến hết bài
- Gv gọi hs đọc phần chú thích trong sgk
HS đọc văn bản.
? Theo em văn bản được chia làm mấy phần? nôi dung của các phần ntn?
-Hstl: Văn bản được chia làm 2 phần
P1, Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
P2, Còn lại: Long Quân đòi lại gươm sau khi nghĩa quân đã dẹp yên giặc.
2.Bố cục: 
HĐ3: Tìm hiểu chi tiết
 MT: Hs tìm hiểu nội dung bài học.
 PP: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, th/trình, t/ luận nhóm.
 TG: 45 phút
II. Đọc - hiểu văn bản:
? Theo em Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào? Buổi đầu thế lực của nghĩa quân ra sao? 
-Hstl: Giặc Minh xâm lược nước ta, chúng làm nhiều điều bạo nhược, nhân dân căm giận đến tân xương tuỷ. Ở Lam Sơn(Thanh Hoá) nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng thế lực yếu nên nhiều lần bị thua. Long quân thấy vậy quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc.
1/ Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần
- Đất nước bị giặc Minh xâm lược.
- Thế lực quân ta non yếu.
GV treo tranh cho hs quan sát: ? Lê Lợi nhận được thanh gươm trong hoàn cảnh nào?
( Lưỡi gươm? Chuôi gươm? )
-Hstl: Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng, ráp lại vừa như in 
-Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng, ráp lại vừa như in 
GV cho hs thảo luận nhóm:
? Lưỡi gươm và chuôi gươm xuất hiện ở hai địa điểm cách xa nhau nhưng ráp lại thì vừa in, điều này có ý nghĩa gì? 
Gv: Đó là s/mạnh của lòng đ/kết của nhân dân miền ngược, miền xuôi.
Hs thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời: Việc được gươm ở dưới nước, trên cạn có ý nghĩa việc đánh giặc cứu nước diễn ra ở khắp mọi nơi, từ miền sông nước đến vùng rừng núi. Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi lắp vào thì vừa như in. điều đó có ý nghĩa là nguyện vọng nhất trí đồng lòng của cả dân tộc.
] Nhất trí đồng lòng đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
?Thanh gươm này có đặc điểm gì khác so với những thanh gươm bình thường?
-Hstl : Đặc điểm thanh Gươm
Lưỡi gươm khắc hai chữ thuận thiên 
?Ý nghĩa của hai chữ thuận thiên? 
-Hstl: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là hợp ý trời 
?Ngoài đặc điểm trên, thanh gươm còn có đặc điểm gì khác?
-Hstl: Phát sáng 
?Thanh gươm đã phát sáng ở những thời điểm nào? 
-Hstl: + Ở nhà Lê Thuận
 + Ở gốc cây đa
? Việc toả sáng ở những nơi ấy có ý nghĩa gì? 
-Hstl: Thúc giục Lê Lợi mau lên đường đánh giặc
?Từ khi có thanh gươm trong tay, nghĩa quân đã chiến đấu như thế nào?
-Hstl: thanh gươm có sức mạnh kỳ diệu ; -Thanh gươm tung hoành ; - Xông xáo đi tìm giặc ; - Gươm thần mở đường.
? Câu văn “Gươm thần tung hoành, Gươm thần mở đường có ý nghĩa gì? Kết quả ra sao? 
-Hstl: Thắng lợi của chính nghĩa, của lòng dân, ý trời hoàn hợp
? Khi sạch bóng quân thù, thì Long Quân đã làm gì với thanh gươm?
-Hstl: Đòi lại gươm
2. Long Quân cho đòi gươm :
? Vì sao Long Quân đòi lại gươm?
-Hstl: Đất nước thanh bình
-Hoàn cảnh đ/nước thanh bình trở lại
? Lúc đó vua Lê lợi đang làm gì?
-Hstl: Vua Lê Lợi dạo thuyền trên hồ Tả Vọng và rùa thần hiện lên
-Nhà vua ngự trên thuyền rồng ở hồ Hoàn Kiếm.
? Thần đòi lại gươm thần khi đất nước thái bình. Điều đó có ý nghĩa gì?
-Hstl: Gươm chỉ dùng để đánh giặc ( Đó là quan điểm yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta).
- Rùa Vàng đòi lại gươm báu .
? Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa ntn?
-Hstl: Truyện ca ngợi tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi là vị chủ tướng của nghĩa quân. Đức Long Quân là biểu tương cho tổ tiên, hồn thiêng của dân tộc.
Truyền thuyết đã suy tôn Lê Lợi, gây thanh thế cho cuộc khởi nghĩa và củng cố uy thế cho nhà Lê sau cuộc k/ nghĩa
 Truyện còn giải thích nguồn gốc tên hồ.
? Việc giải thích tên hồ có ý nghĩa ntn?
-Hstl: Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn đối với giặc minh. Đồng thời phản ánh tình cảm yêu hoà bình đã thành truyền thống của dân tộc.
Tên hồ đã có ý nghĩa cảnh giác răn đe đối với giặc ngoại xâm.
HĐ 4: Tổng kết
 MT: Tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa của câu chuyện.
 PP: nêu vấn đề, thuyết trình
 TG: 15 phút.
II . Tổng kết :
Nêu nghệ thuật nổi bật của v/bản?
HS tìm hiểu trả lời.
1. Nghệ thuật: 
- X/dựng các t/tiết t/hiện ý nguyện, t/thần của n/dân ta đ/kết một lòng đánh giặc x/lược.
- Sử dụng h/ảnh, c/tiết kì ảo giàu ý nghĩa như : gươm thần, Rùa vàng( mang ý nghĩa t/trưng cho khí thiêng, hồn thiêng s/núi,tổ tiên, tư tưởng, t/cảm và trí tuệ, sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân).
V/bản có ý nghĩa như thế nào?
HS tự cá nhân trả lời 
2. Ý nghĩa văn bản:
Truyện g/thích tên gọi hồ HK , ca ngợi cuộc k/chiến c/nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi l/đạo đã c/thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết , khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian:7 phút.
 1. Bài vừa học: 
Đọc kĩ truyện nhớ các nhân vật chính , tập đọc diễn cảm và kể lại truyện .
Phân tích ý nghĩa và nội dung của một và chi tiết t/tượng.
Sưu tầm các bài viêt về HG.
Ôn tập về các tp thuộc thể loại t/thuyết.
2. Bài sắp học: "TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ"/ SGK/ 55
Địa danh Hồ Hoàn Kiếm
**************************************
**************************
Tuần : 04
Tiết : 14
TV: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Soạn : 27/09/2015
Dạy : 29/09/2015
A/ Mục tiêu: Giúp hs
	1. Kiến thức:
 - Từ nhiều nghĩa.
 - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
 - Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
B/ Chuẩn bị:
	* Thầy soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng và tìm thêm tư liệu để phục vụ bài giảng.
	* Trò soạn bài theo định hướng của giáo viên và sgk/ 55-> 57
C/ Các bước lên lớp
	1. Ổn định lớp học:
	2. Kiểm tra bài cũ:(3phút)? Em hiểu thế nào là nghĩa của từ?Có mấy cách g/ thích nghĩa của từ?
 HĐ1: Gíơi thiệu bài mới
 MT: Tạo tâm thế định hướng chú ý cho hs
 PP: Thuyết trình
 TG: 2 phút
 Khi mới xuất hiện, thường từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng khi xã hội phát triển, nhận thức con người cũng phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá và vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá và biểu thị khái niệm mới được nhận thức đó vì thế mới có hiện tượng một từ được dùng với nhiều nghĩa.Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều này
 HĐ của GV
	HĐ của HS
Nội dung
HĐ2: Khái niệm từ nhiều nghĩa
 MT: Khái niệm từ nhiều nghĩa
 PP: Phân tích VD, khái quát, quy nạp.
 TG: 10 phút
I/ Từ nhiều nghĩa:
- Gv cho hs đọc đoạn thơ của Vũ Quần Phương/ sgk/ 55
- Hs đọc đoạn thơ
1.Ví dụ:
* GV ghi VD lên bảng: 
VD1: Chân em bé rất xinh.
VD2: đoạn thơ sgk/55.
Gọi HS đọc VD. 
? Theo em từ “Chân” Ở VD 1 có nghĩa là gì? Ở VD 2 có mấy sự vật có chân?
-Hs quan sát vd.
-Hs đọc 2 vd.
- Hstl: Chân ở VD 1 là bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật dùng để di chuyển à Nghĩa đen
VD2: Từ chân (Cái gậy, com pa, cái kiềng) bộ phận dưới cùng để nâng đỡ các bộ phận khác à 4 sự vật có chân. 
2.Nhận xét:
? Nhận xét nghĩa của từ chân ở VD 1 và 4 sự vật có chân ở VD 2 có gì giống và khác nhau? 
- Hstl: Giống: Chân là nơi tiếp xúc với đất, - Khác: Chân là cái gậy ở đáy compa giúp com pa có thể quay được; chân kiềng: đỡ thân kiềng, xoong, chân bàn đỡ thân bàn.
*GV Mở rộng: Hãy tìm một số nghĩa khác của từ chân? 
-Hstl: Chân giường, chân tủ, chân đèn à Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chung) Chân tường, chân núi à Bộ phần gắn liền với đất hay một sự vật khác. 
? Em hãy tìm một số từ ngữ khác có nhiều nghĩa như từ chân ở trên?
Hstl: : Từ bàn Bộ phận dưới cùng của chân(bàn chân)
Dùng để đồ dùng(mặt bàn)
Trao đổi bàn bạc(bàn luận)
:? Những từ nào chỉ có một nghĩa?
 -Hstl: Bút: Dùng để viết.
 Sách: Dùng để đọc.
Xe đạp, xe máy, compa, hoa nhài
? Vậy từ chân có phải là từ nhiều nghĩa không?
- Hstl: Chân là từ nhiều nghĩa.
? Vậy em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN_6_TUAN_34.doc