Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 năm 2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.

- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.

- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.

- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.

- Kể lại được truyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức tình cảm yêu quý, kính trọng những tấm gương về lòng nhân hậu.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Nội dung bài học.

- HS: Đọc và trả lời câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 20 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1235Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phát triển - kết thúc
II. Phân tích văn bản
1. Nhân vật lương y Phạm Bân
a. Giới thiệu:
- Cụ tổ bên ngoại, họ Phạm, tên huý là Bân
- Dùng từ tôn xưng “ngài”
- Chức: thái y lệnh
- Nghề: y gia truyền
Þ Lời giới thiệu trang trọng, thái độ thành kính, giới thiệu đầy đủ: lai lịch, tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ
® người thật, việc thật
* Hành động - việc làm
- Không tiếc tiền của - cứu giúp người nghèo
- Không nề hà cho người nghèo ở, chữa bệnh tại nhà
- Năm đói: Dựng thêm nhà .cứu sống hơn hàng ngàn người
Þ Quả là bậc lương y có tấm lòng y đức (lương tâm thầy thuốc), được mọi người trọng vọng, đặt niềm tin lớn
b. Thử thách y đức của Phạm Bân
- Tình huống phải lựa chọn:
+ Người nghèo, bệnh nặng
+ Theo lệnh vua khám bệnh cho quý nhân trong vương phủ
Þ Quyết định cứu người bệnh nặng ® thử thách gay go đối với y đức và bản lĩnh Phạm Bân
- Thái độ, lời nói quan Trung sứ:
“ Phận làm tôiông định cứu người ta mà không cứu tính mạng mình chăng”
Þ Nhắc đến bổn phận làm tôi® vua, nhằm đe doạ, cảnh cáo về mối nguy hiểm cho thái y.
- Lời đáp: “Tôi có mắc tộingười kia không cứu sẽ chếttính mệnhchúa thượngthoát tội tôi xin chịu”
+ Bản lĩnh: Quyền uy không thắng nổi y đức 
+ Phương châm hành đạo: Cứu bệnh như cứu hoả
+ Đặt tính mệnh người dân lâm bệnh lên trên hết tính mệnh của bản thân
Þ Sức mạnh của trí tuệ trong cách ứng xử (linh hoạt, sáng suốt)
- Yết kiến vua:
+ Quở trách, tức giận® vua mừng, ca ngợi “ngươi thật là một lương y chân chính.
- Thắng lợi của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ, lòng nhân ái
- Khẳng định cao nhất về tài, đức của lương y
- Vua Trần Anh Vương cũng là một vị minh vương đời Trần: Sáng suốt, nhân đức
c. Kết truyện
- Sự thành đạt, vinh hiển của con cháu
- Sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông Þ kết thúc theo lối truyền thống: Thuyết nhân quả
2. Ý nghĩa truyện
- Phải tu dưỡng y đức, đạo đức® đó là cái gốc của người thầy thuốc chân chính, của con người
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Chép sử có giá trị văn chương
- Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói
- Lời văn cô đúc, hàm súc
2. Nội dung:
- Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị thái y lệnh họ Phạm ® đề cao y đức
* Ghi nhớ SGK/165
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Bài 1: 
 - Bậc lương y chân chính theo mong mỏi của vua Trần Anh Vương: Vừa giỏi nghề, vừa phải lấy việc trị bệnh cứu người là trên hết, không vì tiền bạc, quyền uy mà mất y đức, sẵn sàng cứu giúp người nghèo
2. Bài 2
- Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
+ Cách 1: đúng, chưa đủ
+ Cách 2: đúng, sát hơn- chú trọng đến y đức và chuyên môn nghiệp vụ
Hoạt động 4. Củng cố, HDVN:
4. Củng cố
- Đọc ghi nhớ SGK Tr 165 
- Giáo viên hệ thống khái quát nôi dung, nghệ thuật cơ bản
5. HDVN:
- Hoàn chỉnh các bài tập 
- Kể diễn cảm truyện 
- Sưu tầm truyện dân gian địa phương 	
 - Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 66 – Tiếng Việt:	
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
II. CHUẨN BỊ 
- GV: 
+ Nội dung bài học.
+ Bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
 - Kể lại truyện “Mẹ hiền dạy con” và nêu ý nghĩa của truyện?
	- Nêu đặc điểm của truyện trung đại? (Chú thích * trong "Con hổ có nghĩa")
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Ôn tập
1. Cấu tạo từ: (Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trình bày các kiến thức đã học)
Cấu tạo từ
Từ phức
Từ ghép
Từ đơn
Từ láy
- Nghĩa của từ là gì?
- Nêu các loại nghĩa của từ?
- Từ thuần việt là gì?
- Từ mượn là gì?
- Hãy nêu các lỗi dùng từ thường gặp
- Hãy nêu các từ loại đã học? Cho ví dụ
2. Nghĩa của từ: 
- Là nội dung (Sự việc, tính cách, hành động, quan hệ) mà từ biểu thị
- Nghĩa gốc: Là nghĩa xuât hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác
- Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
3. Phân loại từ theo nguồn gốc
* Từ thuần Việt: Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra
* Từ mượn: Là những từ vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng,đặc điểm mà tiếng việt chưa có từ thích hợp biểu thị
- Các loại
+ Từ mượn các ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Nga
+ Từ mượn tiếng Hán: từ gốc Hán, từ Hán Việt
4. Lỗi dùng từ.
- Lỗi lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
5. Từ loại và cụm từ
* Từ loại: Danh từ - động từ- tính từ - số từ - lượng từ - chỉ từ
Từ loại
Đinh nghĩa
Chức vụ ngữ pháp
Phân loại
Danh từ
 Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
 Làm chủ ngữ, vị ngữ Þ thêm từ “là”
* Danh từ chỉ đơn vị
- tự nhiên
- quy ước: 
 + ước chừng
 + Chính xác
* Danh từ chỉ sự vật
- Danh từ chung
- Danh từ chung
Động từ
Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật
Tính từ
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Lượng từ
Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
Chỉ từ
Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian
*Cụm từ: - Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Bài tập 1: Cho các từ sau: xanh biếc, dòng sông, học sinh, học tập, nhân dân
- Phân loại các từ trên theo theo: cấu tạo từ; phân loại từ theo nguồn gốc; từ loại và cụm từ
 	- Phát triển thành các cụm từ
- Phát triển thành câu và phân tích chủ ngữ, vị ngữ
2. Bài tập2. Cho các cụm từ sau: hãy sắp xếp các cụm từ thành 3 cột: Cụm danh từ; Cụm động từ; Cụm tính từ.
- những bàn chân	
- cười như nắc nẻ	
- đồng không mông quạnh
- đổi tiền nhanh	
- xanh biếc màu xanh	
- tay làm hàm nhai
- buồn nẫu ruột	
- trận mưa rào	
- xanh vỏ đỏ lòng
Hoạt động 4. Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản cần nắm vững
5. HDVN:
	- Ôn lý thuyết, học thuộc các ghi nhớ
	- Làm bài tập SGK trang 159, chuẩn bị giấy kiểm tra học kì I
Ngày soạn: ..././12 /2014 
Ngày giảng 6A: T..././12 /2014 
Tiết 67, 68: 
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức :
- Nhằm đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh ở cả ba phần : Đọc - hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học ở kì I lớp 6.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện.
2. Về kỹ năng :
- Nội dung và kiến thức đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu tích hợp giữa ba phần và với thực tế một cách hài hòa, cân đối và hiệu quả.
3. Về thái độ :
- Rèn các kĩ năng trả lời câu hỏi và làm bài tự luận.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: 
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TÊN CHỦ ĐỀ
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
TỔNG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thấp
Cao
Văn
 - Biết được đặc điểm thể loại truyện trung đại 
- Hiểu ra được đặc điểm của thể loại truyền thuyết
- Từ việc hiểu nghĩa của từ " Đồng bào" suy nghĩ về nguồn gốc dân tộc qua truyện " Con rồng cháu tiên"
Số câu: 3 
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 1 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Tiếng Việt
- Nhận biết được cấu trúc đầy đủ của một cụm danh từ 
- Phân biệt được các từ Hán Việt với từ thuần Việt 
- Xác định được cấu tạo của cụm danh từ
Số câu: 3 
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 1 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Tập làm văn
- Viết bài văn kể chuyện về một người thân
Số câu: 1 
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 1 
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
TỔNG
 Số câu: 2
Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10%
 Số câu: 2 
Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10 %
 Số câu: 3
Số điểm: 8
 Tỉ lệ: 80%
Số câu: 7
 Số điểm: 10
 Tỉ lệ: 100%
B. ĐỀ KIỂM TRA
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2đ):
Khoanh tròn vào chữ cái đầu các câu trả lời đúng.
Câu 1: Chỉ ra một đặc điểm chỉ có ở truyền thuyết:
A. Nhân vật có thể là thần thánh, có thể là người 
B. Gắn với các sự kiện và nhân vật lịch sử.	 
C. Có yếu tố hoang đường, kỳ ảo. 
D. Kể lại hiện thực một cách chân thực.
Câu 2: Truyện " Con hổ có nghĩa" thuộc thể loại truyện :
 A. Truyện dân gian . B. Truyện Trung đại Việt Nam.
 C. Truyện hiện đại Việt Nam. D. Không thuộc thể loại truyện nào kể trên.
Câu 3 : Trong các cụm danh từ sau, cụm từ nào có đủ cấu trúc 3 phần: phần đầu, phần trung tâm, phần sau:
A. Những chiếc thuyền buồm	 C. Một chiếc thuyền buồm
B. Những chiếc thuyền	 D. Một chiếc thuyền buồm màu xanh
Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn :
	A. Sơn hà	C. Sính lễ.
	B. Thách cưới	D. Ngựa sắt
Phần II : Tự luận (8đ):
Câu 1 (1,5đ): Hiểu nghĩa của từ " Đồng bào" trong văn bản " Con rồng cháu tiên" là gì? Từ nội dung văn bản em có suy nghĩ gì về nguồn gốc của dân tộc. 
Câu 2 (1,5đ): Thế nào là cụm danh từ ? Xác định cụm danh từ trong câu sau:
	 Bố em mới mua cho em một cây bút thật đẹp.
Câu 3(5đ) : Kể về một người thân yêu của em.
Hoạt động 3: HS làm bài
C. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm ( 2đ)
( Khoanh tròn vào đáp án đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
CÂU
1
2
3
4
ĐÁP ÁN
B
B
D
A,C
II. Phần tự luận ( 8 điểm)
Câu 1(1,5đ) : 
 - Giải nghĩa được nghĩa của từ " Đồng bào" (0,75 đ)
 - Tự hào về nguồn gốc giống nòi cao quý. Sự đoàn kết, thống nhất cộng dồng của người Việt ( HS viết thành đoạn văn). ( 0,75đ)
Câu 2 (1,5đ)
- Cụm danh từ: Là tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (1đ)
- Xác định cụm danh từ: một cây bút thật đẹp. (0,5)
 Câu 3 (5đ) :
 Yêu cầu : - HS viết thành một bài Tập làm văn hoàn chỉnh.
 - Thể loại : Văn tự sự ( kể chuyện đời thường).
 - Nội dung: Câu chuyện về một người thân yêu ( HS có thể chọn người thân yêu là : Bố, me, ông, bà, thầy, cô, bạn bè...
 Dàn ý:
a. Mở bài : Giới thiệu người thân yêu đó là ai ? Vì sao lại chọn kể về người đó? (0,5đ).
b. Thân bài : Kể được câu chuyện về người đó. (3đ).
c. Kết bài : Tình cảm của em ..... (0,5đ).
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 5 : Bài viết có bố cục 3 phần, ý đầy đủ,diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả 
- Điểm 3-4: Bài viết có bố cục 3 phần, thiếu một vài ý nhỏ, diễn đạt tương đối mạch lạc, mắc 4,5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt 
- Điểm 1-2: Bài viết có bố cục 3 phần tuy nhiên chưa hợp lý lắm, thiếu 1 ý chính và vài ý phụ, diễn đạt lủng củng,mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Điểm 0 : Bài bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
 ( Ngoài yêu cầu trên, tùy theo mức độ sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh mà GV cho điểm) 
Hoạt động 4. Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Thu bài
- Nhận xét giờ kiểm tra
5. HDVN:
	- Ôn tập lại các kiến thức đã học
	- Chuẩn bị bài: Hoạt động ngữ văn ( Thi kể chuyện)
TUẦN 18
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 69:	
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
Thi kể chuyện
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Tập tóm tắt nhớ lại và kể lại đúng ngôi kể, thứ tự kể của các văn bản đã học .
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng kể chuyện, tóm tắt các truyện đã học.
3. Thái độ: 
- Nhiệt tình, tự giác, hăng say khi kể chuyện có xen sự sáng tạo khi kể.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: (GV có thể nêu vai trò, ý nghĩa của kể chuyện trong đời sống)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- GV chép đề bài lên bảng
- Nêu một số yêu cầu khi làm bài
Hoạt động 3
- Gọi đại diện HS lên kể
- HS khac nhận xét bổ xung (nếu có)
- Gv nhận xét 
I. Đề bài:	
 Em hãy kể lại một câu chuyện mà em yêu thích (Truyện dân gian địa phương, truyện đăng trên các báo, tạp chí hoặc những tấm gương người tốt, việc tốt mà em biết)
II. Yêu cầu: 
- Nội dung: Hấp dẫn, có ý nghĩa
- Giọng kể: To, rõ ràng, diễn cảm, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật
- Khi kể: Có lời mở, lời kết sinh đọng
- Bố cục truyện mạch lạc, chặt chẽ.
- Minh hoạ bằng động tác, cử chỉ, nét mặt (nếu cần)
III. Tiến hành kể:
- Thi kể miệng trên lớp
- Dưới lớp chú ý nghe và nhận xét, đánh gía: Biết rút ra được nội dung cơ bản của một câu chuyện bạn kể; nhận xét về nội dung, nghệ thuật của truyện và cách kể của bạn
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN: 
4. Củng cố:
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học, có khen chê.
5. HDVN:
- Tiếp tục sưu tầm những truyện hay và tập kể diễn cảm.
	- Đọc thêm các bài văn tham khảo	
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương ( Phần Tiếng Việt)
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 70: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Tiếng Việt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương.
2. Kỹ năng:
- Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
3. Về thái độ :
- Nghiêm túc,tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập nhóm,cá nhân .
* Tích hợp môi trường: Cho bài viết chính tả về môi trường.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 3
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
- Giáo viên sửa chữa, uốn nắn những điểm sai
- Học sinh làm vào vở ® trả bài, giáo viên chữa đúng
- Học sinh làm bài tập và chữa đúng
Giáo viên đọc, học sinh chép vào vở, gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài tập
I. Tìm hiểu chung:
- Có thể nhận ra tiếng nói của các vùng miền dựa vào cách phát âm.
- Cách phát âm sai chuẩn thường dẫn đến cách viết không đúng chính tả.
II. Luyện tập
Cho HS những bài tập luyện viết đúng các phụ âm đầu, vần, thanh điệu
1. Điền ch/tr, s /x, r/d /gi, l /n vào chỗ trống
- ái cây, ờ đợi, uyển chỗ, ải qua, ôi ảy, ơ trụi, nói uyện, ương trình,  ẻ tre.
- ấp ngửa, ản uất, ơ sài, ung kích, cái ẻng, xuất hiện, chim áo
âu bọ, ua đuổi, bổ ung
- ũ rượi, ắc rối, iảm giá, iáo vụ, iang sơn, au diếp, ao kéo, iáo mác, 
- ạc hậu, ói liều, gian an, ...ết na, ương thiện, ruộng ương, én lút, bếp úc, ỡ làng
2. Lựa chọn điền vào chỗ trống
a/ Vây, dây, giây
ây cá, sợi ây, ây điện, iây phút
b/ Viết, giết, diết
iết giặc, da iết, chữ iết
c/ vẻ, dẻ, giẻ
hạt ẻ, ẻ vang, iẻ lau, mảnh ẻ, ẻ đẹp, iẻ rách
3. Chọn s, x điền vào chỗ trống
Bầu trời ám xịt như à xuống át mặt đất, ấm rền vang, chớp loé áng rạch é cả không gian. Cây ung già trước cửaổ trút lá theo trận, trơ lại những cành ơ ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trời mưa dông ầm ập đổ, gõ lên mái tôn loảng oảng.
Chữa:
Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất, sấm rền vang, chớp loé sáng rạch xé cả không gian. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc
4. Điền từ thích hợp có vần “ uôc, uột”
Thắt lưng bụng,  miệng nói ra, cùng một , con bạch , quả dưa , con chẫu
Chữa: Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra, cùng một duộc , con bạch tuộc, quả dưa chuột, con chẫu chuộc
5. Viết hỏi hay ngã ở chữ gạch chân?
Ve tranh, biêu quyết, dè biu, bun rủn, dai dăng, tương tượng, cô lỗ
6. Viết chính tả
 Các em yêu mến! Hãy nghĩ xem, còn gì sung sướng hơn được làm lụng đổ mồ hôi trên đất nước của Tổ Quốc liền một khối từ Lạng Sơn đến cà mau, đất nước mà hiện giờ ta đang phải lấy cả máu mình để bảo vệ; Còn gì sung sướng hơn được nói, viết, học tiếng Việt, tâm hồn ta gắn làm một với tinh hoa tiếng Việt Nam yêu quý. (Theo Xuân Diệu)
Hoạt động 4. Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ dạy, sửa lỗi thường có của học sinh
5. HDVN:
	- Ôn lại luật chính tả
	- Tập viết đoạn văn, chú ý lỗi chính tả
Ngày soạn: 
Ngày giảng 6A: T..././12 /2014 
Tiết 71: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và Tập làm văn)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Một số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương.
2. Kỹ năng:
- Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu; biểu diễn một trò chơi dân gian hoặc sân khấu hóa một truyện cổ dân gian đã học.
3. Về thái độ :
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập nhóm, cá nhân .
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Giáo viên đọc, học sinh chép vào vở, chữa bài
- GV kể cho HS nghe một chuyện dân gian ở địa phương
- GV giới thiệu tính chất địa phương của truyện
- GV giới thiệu cho HS
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS thực hiện
1. Tập viết chính tả:
 “ Ngày mùa quê em thật rộn ràng. Từ sáng tinh mơ, bà con nông dân, nhà nào nhà nấy, vợ chồng con cái tấp nập ra đồng. Trên cánh đồng lúa chín vàng suộm, tiếng liềm hái đưa xoèn xoẹt. Từng hàng nón trắng lấp lánh. Bên bờ mương, mấy chiếc máy tuốt chạy hết công suất. Thóc chảy rào rào, rơm bay phùn phụt. Cậu Chín điều khiển máy, mặt mũi đỏ ửng, mồ hôi nhễ nhại, luôn tay bón lúa vào miệng máy. Mùi thơm của rơm, của lúa nồng nàn”
2. Kể một truyện dân gian địa phương, sau đó giới thiệu tính chất địa phương của truyện
TRUYỀN THUYẾT "HÁT XOAN"
Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế Hoa, múa giỏi hát hay, ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu. Nếu đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời, Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua. Bấy giờ bà đang lên cơn đau dữ dội. Quế Hoa đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm, khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát, không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc này nàng Quế Hoa hát chầu Vợ Vua là vào mùa xuân nên các Mỵ nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan)". 
 Sự tích hát Xoan còn được ghi lại trong chuyện kể nối đời của dân làng Cao Mại - Việt Trì với một vài chi tiết khác. Tuy nhiên, thông qua những truyền thuyết này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào sinh hoạt múa hát đầu xuân của tổ tiên ta. Những "Sinh hoạt văn hoá cơ sở" ấy qua thời gian và sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người đã được trau chuốt thêm, làm giàu thêm để ngày hôm nay có được một làn điệu dân ca mà cả nước biết đến.
3. Giới thiệu 1 số trò chơi hoặc tiết mục văn nghệ địa phương
a. Trò chơi dân gian
* Mèo đuổi chuột
- Yêu cầu: Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. 
- Luật chơi: Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộn Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được 
tiếp tục
* Ô ăn quan:
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. 
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi.
Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên 
phần mình để tiếp tục cuộc chơi
* Ném còn
Với người Việt cổ xưa, trò chơi này thường dành cho giới nữ, con nhà quý phái, xưa kia là các mỵ nương, con gái Lạc hầu, Lạc tướng. Đối với các dân tộc Mường, Tày, H’mông, Thái... ném còn là trò tín ngưỡng hấp dẫn nhất của trai gái trong dịp hội xuân. Quả "còn" hình cầu to bằng nắm tay trẻ nhỏ, được khâu bằng nhiều múi vải màu, bên trong nhồi thóc và hạt bông (thóc nuôi sống con người, bông cho sợi dệt vải). Quả còn có các tua vải nhiều màu trang trí và có tác dụng định hướng trong khi bay. Sân ném còn là bãi đất rộng, ở giữa chôn một cây tre (hoặc vầu) cao, trên đỉnh có “vòng còn” hình tròn (khung còn), khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng). Cả mặt giấy là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái. Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn, ném quả còn lọt qua vò

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_6_tuan_17.doc