Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 30 năm 2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.

2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.

- Nhận biết được chất dân gian được sử dung trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.

3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương mình.

* Tích hợp môi trường: Liên hệ, bảo vệ các loài chim, giữ cân bằng sinh thái.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Nội dung bài học.

- HS: Đọc và trả lời câu hỏi

 

doc 14 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 30 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 - BÀI 26+27
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 113 – HDĐT Văn bản: 
LAO XAO (T1)
(Trích: Tuổi thơ im lặng)
 - Duy Khán-
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian được sử dung trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương mình.
* Tích hợp môi trường: Liên hệ, bảo vệ các loài chim, giữ cân bằng sinh thái.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn văn: "Dòng suối đổ vào sông...Tổ quốc" Theo em đoạn văn ấy hay và sâu sắc ở chỗ nào?
- Bài kí Lòng yêu nước đã chứng minh một chân lí giản dị và đầy sức thuyết phục? Đó là chân lí nào ? 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Trong những truyện viết về thiếu nhi, viết cho thiếu nhi, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán là một tác phẩm đặc sắc. Kỉ niệm tuổi thơ, cảnh sắc làng quê, cuộc sống và hình ảnh con người hồn hậu, chất phác nơi xóm thôn... được tác giả kể lại với bao tình quê vơi đầy. Bài Lao xao trích trong Tuổi thơ im lặng nói về vườn quê chớm hè và thế giới loài chim trong bầu trời và tâm hồn bầy trẻ nhỏ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài văn.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu. Gọi HS đọc, GV nhận xét.
- Nêu một số nét khái quát về tác giả, tác phẩm?
- HD HS tìm hiểu chú thích sgk/112
- Tìm bố cục của bài văn ?
- Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả ?
- Gọi HS đọc lại đoạn mở đầu .
- Cảm nhận của em về Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê ?
- Tác giả miêu tả về đặc điểm của loài nào?
- Âm thanh nào khiến tác giả chú ý nhất? Vì sao ? 
- Nét nghệ thuật nào cần chú ý khi tìm hiểu đoạn này ?
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc văn bản:
- Yêu cầu đọc: Giọng đọc chậm rãi, tâm tình, kể lại những kỉ niệm tuổi thơ ở quê hương.
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả: 
- Duy Khán (1934 – 1995)
- Quê ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh
b. Tác phẩm:
- Văn bản Lao xao là một đoạn trích từ tập hồi kí, tự truyện “Tuổi thơ im lặng”.
- Được giải thưởng Hội nhà văn VN năm 1987
- Bài văn miêu tả một số loài chim thường thấy ở làng quê bằng cái nhìn hồn nhiên của tuổi thơ 
c. Giải thích từ khó : sgk/112
3. Bố cục: 2P
- P1 ( Từ đầu...râm ran): Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê .
- P2 ( Còn lại): Thế giới các loài chim . 
* Trình tự miêu tả : Từ khái quát → cụ thể, chia nhóm chim hiền, chim ác. Sau đó mới tả chọn lọc và cụ thể một vài loài tiêu biểu.
II. Phân tích văn bản:
1. Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả:
- Đoạn văn ngắn khoảng hơn 10 câu, kết cấu câu đơn giản: tác giả miêu tả cảnh khái quát buổi sớm chớm hè ở quê hương có cây, hoa cùng ong bướm. 
- Trung tâm: Cảnh cây và hoa cùng ong, bướm đánh đuổi nhau vì hoa, phấn, mật. 
- Tác giả miêu tả đặc điểm hoạt động của ong bướm. miêu tả ong bướm trong môi trường sinh sống của chúng: hoa trong vườn 
→ Cách miêu tả tạo được bức tranh sinh động về sự sống của ong và bướm trong thiên nhiên
- Âm thanh Lao xao - Từ láy tượng thanh
→ Đây là âm hưởng nhịp điệu của đất trời, cỏ cây và cả cái lao xao của tâm hồn tác giả.
Đặc biệt là âm thanh lao xao rất nhẹ nhàng khá rõ. Âm thanh của ong bướm, đất trời, thiên nhiên làng quê khi mùa hè tới .
- Những câu văn ngắn, chỉ có một từ → dụng ý nói các loài chim sẽ được miêu tả qua cái nhìn và cảm nhận của trẻ thơ, vui vẻ, hồn nhiên, rất ngây thơ. 
Hoạt động 3: Luyện tập 
- Miêu tả về một loài chim quen thuộc ở quê em.
Ho¹t ®éng 4: Cñng cè, HDVN:
4. Củng cố: 
- Cảm nghĩ của em về mùa hè ở làng quê?
- Đọc một số câu thơ viết (hoặc hát) về mùa hè mà em biết ? 
5. HDVN: 
 - Học kĩ bài, nắm được nghệ thuật miêu tả trong phần 1 của văn bản
- Đọc và chuẩn bị tiếp tiết 2 bài Lao xao
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 114 – HDĐT Văn bản: 
LAO XAO (T2)
(Trích: Tuổi thơ im lặng)
 - Duy Khán-
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian được sử dung trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương mình.
* Tích hợp môi trường: Liên hệ, bảo vệ các loài chim, giữ cân bằng sinh thái.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả được miêu tả như thế nào?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Đọc đoạn văn: "Sớm... râm ran" hãy nhận xét về số tiếng của mỗi câu? 
 - Các câu ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả?
- Nhận xét về cách miêu tả thế giới loài chim của tác giả?
* GV: Dụng ý cách phân loại này là để cho phù hợp với tâm lí trẻ thơ và chịu ảnh hưởng của văn hoá dân gian
- Trong số các loài chim mang vui đến cho mọi nhà, tác giả chú đến những loài nào?
- Chúng được kể bằng những chi tiết nào?
- Những biện pháp NT nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của biện pháp NT đó?
- Các câu đồng dao được đưa vào bài có ý nghĩa gì?
- Vì sao gọi đó là các loài chim hiền?
- Câu chuyện cổ tích về loài chim bìm bịp có ý nghĩa gì ?
 - Thống kê tên các loài chim ác, dữ được tả trong bài ? 
- Cảnh diều hâu bắt gà con, bị chèo bẻo đuổi đánh gợi cho em cảm xúc gì ? 
- Câu tục ngữ: Lia lịa, lau láu như quạ dòm chuồng lợn có ý nghĩa gì ?
- Thái độ của tác giả đối với loài chim này ntn ?
- Cảnh chim cắt xỉa chết chèo bẻo rồi bị chèo bẻo phục kích đánh cho ngấp ngoải, trong sự chứng kiến của lũ làng được miêu tả ntn ? Có ý nghĩa gì?
II. Phân tích văn bản ( tiếp)
2. Những bức tranh và mẩu chuyện về thế giới loài chim:
- Miêu tả thế giới loài chim theo hai nhóm: chim hiềm và chim ác.
a. Nhóm chim hiền: ( Hay còn gọi là chim mang vui đến cho mọi nhà)
- Chim sáo và tu hú
+ Chim sáo: Đậu cả trên lưng trâu mà hót; tọ toẹ học nói; bay đi ăn, chiều lại về với chủ.
+ Chim tu hú: Báo mùa tu hú chín; đỗ trên ngọn tu hú mà kêu.
- Chúng được kể về đặc điểm hoạt động (hót, học nói, kêu mùa vải chín)
- NT được sử dụng: Nhân hoá (Chị Điệp, cậu Sáo, em Tu hú); Từ láy tượng thanh: các các, chéc chéc, bịp bịp, tu hú Þ Tạo nên cảnh vui vẻ, sinh động.
- Câu đồng dao (ca dao cho trẻ em) quen thuộc phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
- Gọi đó là loài chim hiền vì chúng thường xuyên mang niềm vui đến cho người nông dân, cho thiên nhiên, cho đất trời
- Truyền thuyết : “Chim bìm bịp”, dựa vào màu long xám, suốt ngày rúc trong bụi cây kêu bìm bịp; Khi nó cất tiếng kêu => chim ác xuất hiện => chứng tỏ vốn hiểu biết phương pháp của tác giả về loài chim, văn hoá nghệ thuật 
b, Những loài chim ác, dữ : 
- Diều, hâu, quạ, chèo bẻo, cắt được miêu tả khá ấn tượng: Mắt tinh, mũi khoằn Cảnh gà mẹ xù long che trở đàn con => gợi cho người đọc thấy sự cạnh tranh sinh tồn tình mẩu tử khiến gà mẹ liều mình để giữ con.
- Cảnh diều hâu bất ngờ bị chèo bẻo đánh => gây hứng thú cho người đọc, chứng minh câu tục ngữ. Kẻ cắp bà già => cách giới thiệu của chèo bẻo chuyên trị kẻ ác là Diều Hâu. Ông lại chứng minh 1 quy luật khác của con người : “Người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm”
- Quạ : Ăn trộm trứng, ăn thịt xác chết, xác vữa => kém cỏi, hèn hạ, bẩn thỉu, đáng ghét => nhâng nháo, vội vã, => miêu tả đúng tư thế, động tác của quạ khi đậu, dòm vào chuồng lợn để kiếm mồi 
=> liên tưởng tới những người có tính cách, điệu bộ giống quạ.
- Chim Cắt : Là loài chim ác, dữ, khi đánh nhau chúng chỉ xỉa bằng cánh cứng nhọn, sắc như dao bầu. => Chèo bẻo tập chung đánh con chim cắt => bài học : dù có mạnh, giỏi đến đâu mà gây tội ác sẽ bị trừng trị, bị thất bại. Sức mạnh của đoàn kết, cộng đồng sẽ biến yếu thành mạnh, giành chiến thắng => đó là một quy luật tự nhiên 
Hoạt động 3: Luyện tập 
- Miêu tả về một loài chim quen thuộc ở quê em.
Ho¹t ®éng 4: Cñng cè, HDVN:
4. Củng cố: 
- Cảm nghĩ của em về mùa hè ở làng quê?
- Đọc một số câu thơ viết(hoặc hát) về mùa hè mà em biết ? 
5. HDVN: 
 - Học kĩ bài, nắm được nghệ thuật miêu tả trong phần 1 của văn bản
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra tiếng Việt 1 tiết
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 115 – Tiếng Việt:	
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Kiểm tra nhận thức của HS về các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, câu trần thuật đơn, các phép so sánh => ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, xác định và phân biệt từ láy và từ ghép 
- Tích hợp với phần văn và tập làm văn ở các văn bản tự sự và miêu tả đã học 
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng làm bài kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm cách lựa chọn câu trả lời đúng và nhanh.
3. Thái độ: 
- Có ý thức trong học tập và yêu thích ngôn ngữ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Đề bài
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Mức độ Thấp
Mức độ Cao
1. Phó từ
Hiểu được đặc điểm của phó từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu:1
Số điểm:0.25
Tỉ lệ:100%
Số câu:1
Số điểm: 0.25
Tỉ lệ %:100%
2. Ẩn dụ
Thấy được biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu:2
Số điểm:0.25
Tỉ lệ: 100%
Số câu:1
Số điểm: 0.25
Tỉ lệ %:100%
3. So sánh
Nắm được các kiểu so sánh
Phân loại được so sánh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu:4
Số điểm:0.25
Tỉ lệ: 50%
Câu:5
Số điểm:0.25
Tỉ lệ %:50%
Số câu:2
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ %:100%
4. Các thành phần chính của câu
Xác định được CN, VN và nêu được cấu tạo của CN, VN
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu:2
Số điểm:2,5 
Tỉ lệ:100%
Số câu:1
Số điểm:1 
Tỉ lệ %:100%
5. Câu trần thuật đơn
Nắm được tác dụng của câu trần thuật đơn.
Nắm được các kiểu câu trần thuật đơn. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu:7
Số điểm:0.25
Tỉ lệ %: 50%
Câu:3
Số điểm:0.25
Tỉ lệ %:50%
Số câu:2
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ %:100%
6. Câu trần thuật đơn có từ là
Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn có từ là
Đặt được câu và xác định được thành phần câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu:1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ %:50%
Câu:3
Số điểm:1
Tỉ lệ:50%
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỉ lệ %:100%
7. Nhân hoá
Xác định được hình ảnh nhân hoá
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu:6, 8
Điểm:0.5 
Tỉ lệ: 100%
Số câu:2
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ %:100%
8. Chủ đề chung
Nắm được khái niệm của các phép tu từ
Viết được đoạn văn có sử dụng phép tu từ nhân hoá, so sánh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu:9
Số điểm:1
Tỉ lệ: 50%
Câu:4
Số điểm:2
Tỉ lệ: 50%
Số câu:2
Số điểm: 4
Tỉ lệ %:100%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 3
30 %
Số câu: 7
Số điểm:4
40 %
Số câu: 1
Số điểm:1
10 %
Số câu: 1
Số điểm:2
20%
Số câu: 13
Số điểm:10
100%
B. ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm )
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng :
Câu 1: (0.5 điểm). Câu thơ “ Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.” 
Đã sử dụng phép tu từ :
A. So sánh B. Nhân hoá
C. Ẩn dụ	 D. Hoán dụ.
Câu 2: (0.5 điểm). Câu trần thuật đơn “ Trường học là nơi chúng em trưởng thành.” Thuộc kiểu câu: 
A. Câu định nghĩa B. Câu giới thiệu
 C. Câu miêu tả D. Câu đánh giá.
Câu 3: (0.5 điểm). Hai câu ca dao: Thân em như ớt trên cây
 Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. 
Là loại so sánh :
A. So sánh người với người B. So sánh vật với vật
C. So sánh người với vật D. So sánh cái cụ trể với cái trừu tượng.
Câu 4. (0.5 điểm). Hình ảnh nào sau đây là hình ảnh nhân hoá:
A. Cây dừa sải tay bơi B. Cỏ gà mọc ven đường
C. Kiến hành quân đầy đường D. Bố em đi cày về.
Câu 5: (1điểm). Nối nội dung cột A với nội dung cột B cho phù hợp.
A
B
1. So sánh
a. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Nhân hoá
b. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3. Ẩn dụ
c. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4. Hoán dụ
d. Là gọi, tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người. Làm cho thế giới loài vật, đồ vật trở nên gần gũi, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
Nối: 1 với.....; 2 với.....; 3 với.....; 4 với.....;
II. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm). Hãy nêu khái niệm về câu trần thuật đơn có từ là? Cho VD minh hoạ.
Câu 2: (2,5 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
“ Trong giờ kiểm tra, bạn An đã cho em mượn bút.”
Câu 3: (1 điểm). Đặt câu trần thuật đơn có từ là .Xác định thành phần của câu?
Câu 4: (2 điểm).Viết đoạn văn ngắn ( 7 - 10 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng phép tu từ nhân hoá, so sánh. Chỉ ra các câu có phép tu từ đó./.
Hoạt động 3: Học sinh làm bài:
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm )
Mỗi ý đúng 0.5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
B
C
B,D
1- c, 2 - d, 3 - b, 4 - a.
II. Phần tự luận (7 điểm):
Câu 1: (1,5điểm). 
- Nêu đúng khái niệm câu trần thuật đơn có từ là( 1 điểm)
- Lấy được đúng ví dụ( 0,5 điểm)
Câu 2: (2,5điểm). 
Xác định chủ ngữ, vị ngữ (1,5 điểm)
 - Trong giờ kiểm tra, bạn An / đã cho em mượn bút.
 TN CN VN
- CN: Danh từ	( 1 điểm)
- VN: Cụm động từ. 
Câu 3: (1 điểm). 
- Đặt đúng câu trần thuật đơn có từ là( 0,5 điểm)
- Phân tích được thành phần cấu tạo của câu (0,5điểm).
* Ví dụ:
 Câu 1: Vịnh Hạ Long / là di sản thiên nhiên văn hoá thế giới.
 CN VN
Câu 4: ( 2 điểm).
 - Viết được đoạn văn có chủ đề. ( 0,5 điểm)
 - Có bố cục rõ ràng.( 0,5điểm) 
 - Sử dụng hai phép tu từ: Nhân hoá, so sánh.( 0.5 điểm)
 - Chỉ rõ các phép tu từ trong đoạn văn.( 0.5 điểm).
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN: 
4. Củng cố: 
- Thu bài
- GV nhận xét giờ kiểm tra
5. HDVN:	
- Ôn tập lại toàn bộ các văn bản đã học
- Chuẩn bị cho tiết sau: Trả bài Tập làm văn số 6
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 116: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS tự nhận ra được ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của bản than về nội dung và hình thức biểu đạt 
- Từ đó, HS tìm cách tự sữa chữa lỗi của mình 
- Củng cố và ôn tập kiến thức lí thuyết, tả người
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng làm bài kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm cách lựa chọn câu trả lời đúng và nhanh.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Bài kiểm tra đã chấm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Ho¹t ®éng 2: Trả bài
A. Trả bài viết số 6
I. Đề bài:
 Tả lại hình ảnh mẹ em khi em làm được một việc tốt..
II. Yêu cầu đề bài :
1. Néi dung:
- KiÓu v¨n b¶n: Văn tả người.
- §èi t­îng: Người mẹ của em.
- Viết đúng yêu cầu của đề : Tả người
2. Kỹ năng
- Vận dụng các thao tác kể , thuật lại
- Chú ý trình bày, chữ viết, liên kết giũa các câu văn, đoạn văn.
- Phải nghiêm túc làm bài
3. H×nh thøc:
- Häc sinh cÇn x¸c ®inh ®óng yªu cÇu của ®Ò bµi.
- Bµi lµm cã bè côc râ rµng, logic, kÕt hîp biÖn ph¸p nghÖ thuËt, yÕu tè miªu t¶.
- Tr×nh bµy s¹ch sÏ, khoa häc, ch÷ viÕt ®óng chÝnh t¶.
III. Đáp án- thang điểm:
a) Mở bài :
- Niềm hạnh phúc khi được sống bên những người thân yêu.
- Mẹ là người gần gũi, thân yêu nhất.
b) Thân bài : 
* Tả bao quát:
- Dáng người ( đậm, khoẻ khoắn, nhanh nhẹn).
- Màu da, nụ cười, ánh mắt ( nên chọn một chi tiết để thể hiện chiều sâu tâm lí,).
- Tính tình ( cởi mở, chan hoà, dễ gần, ai cũng yêu mến).
* Tả cụ thể:
- Trong gia đình:
+ Nhanh nhẹn, đảm đang, gánh vác, thu vén công việc.
+ Tận tuỵ, hi sinh cho chồng con.
- Trong công việc:
+ Nghiêm túc, cần cù, có năng lực.
+ Hết lòng vì tập thể, được tín nhiệm, tin yêu.
* Kỉ niệm sâu sắc về mẹ khi em ốm làm việc tốt:
- Biểu hiện bên ngoài: cử chỉ âu yếm, ân cần; lời nói dịu dàng, nét mặt lo âu,
- Biểu hiện tâm lí qua ánh mắt, giọng nói động viên, khích lệ, bao dung,
c) Kết bài:
- Cảm nghĩ của em khi có mẹ chăm sóc.
- Sung sướng hạnh phúc.
- Yêu quí, biết ơn, muốn chia sẻ với mẹ những lo toan trong gia đình.
- Cố gắng làm vui lòng mẹ.
Thang điểm:
- Điểm 9 - 10 : Có lời văn tả giàu hình ảnh, cảm xúc thực sự, trình bày rõ ràng, sạch sẽ không sai lỗi chính tả.
- Điểm 7 - 8 : Bài viết đúng thể loại, đủ yêu cầu trên, sai không quá 5 - 6 lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6 : Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, ít cảm xúc , đôi chỗ câu văn còn lúng túng, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3 - 4: Bài viết lan man, trình bày không khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2 : Bài viết quá sơ sài, không đúng thể loại.
B. Trả bài kiểm tra văn
I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm)
( Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng)
Câu 1:( 0.5đ) Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ:
	A. Buồn rầu và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
	B. Ngẫm nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình với Dế Choắt.
	C. Thương xót, hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
	D. Than thở, hối hận vì mình quá hung hăng, dại dột.
Câu 2: ( 0.5đ) Bài văn “ Vượt thác” muốn làm nổi bật:
	A. Cảnh vượt thác.
	B. Vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ.
	C. Cảnh dòng sông theo hành trình của con thuyền.
	D. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động chinh phục thiên nhiên.
Câu 3: ( 0.5đ) Cảnh trong văn bản “Sông nước Cà Mau” được nhìn từ góc độ:
	A. Trên con thuyền xuôi theo kênh rạch;	C. Từ điểm nhìn trên cao;
	B. Trên đường bộ bám theo kênh rạch;	D. Từ một vị trí bên bờ sông.
Câu 4: ( 0.5đ) Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàn cảnh:
A. Trước cách mạng tháng Tám;
B. Trong thời kì chống Pháp;
C. Trong thời kì chống Mĩ;
D. Khi đất nước hòa bình.
Câu 5: ( 1điểm) Nối cột A với cột B cho đúng. 
Văn bản
Tác giả
1. Bài học đường đời đầu tiên
a) Tạ Duy Anh
2. Sông nước Cà Mau
b) Tô Hoài
3. Bức tranh của em gái tôi
c) Đoàn Giỏi
4. Vượt thác
d) An Phông xơ Đô đê
5. Buổi học cuối cùng
đ) Võ Quảng
B. Phần tự luận ( 7 điểm)
C©u 1: ( 2đ) KÕt thóc truyÖn " Bøc tranh cña em g¸i t«i" ng­êi Anh nghÜ: NÕu ®­îc nãi víi mÑ, t«i sÏ nãi r»ng " kh«ng ph¶i con ®©u, ®Êy lµ tÊm lßng nh©n hËu cña em con ®Êy". Em hiÓu g× vÒ suy nghÜ Êy?
Câu 2 : ( 2đ) Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi. 
Câu 3: ( 3đ) Qua văn bản Buổi học cuối cùng thầy Ha-men được miêu tả như thế nào? Những chi tiết đó gợi cho em hình dung về một người thầy như thế nào? 
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): 
Mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm, riêng câu 5 được 1 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
D
A
B
1- b; 2- c; 3- a; 4 – d; 5 - đ
II. Phần tự luận (7 điểm):
C©u 1: ( 2 ®):
	- T©m tr¹ng ©n hËn nhËn ra lçi lÇm, v­ît qua mÆc c¶m cña b¶n th©n.
	- V­ît lªn chÝnh m×nh.
	- §¸ng yªu.
C©u 2: ( 2 ®): 
- Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc. ( 1 ®): 
- Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả. ( 1 ®): 
Câu3: ( 3 ®): 
 - Hình ảnh người thầy Ha-men được miêu tả qua: 1,5 đ
+ Trang phục 
+ Thái độ với HS 
+ Điều tâm niệm về tiếng Pháp 
+ Hành động khi buổi học kết thúc. 
 - Các chi tiết miêu tả thầy Ha-men gợi cho em hình dung về thầy như sau: 1,5 đ
+ Thầy là người yêu nghề dạy học.
+ Tin ở tiếng nói của dân tộc Pháp
+ Có lòng yêu nước sâu sắc.
Ho¹t ®éng 3: Nhận xét và sửa lỗi
I. Nhận xét ưu- khuyết điểm
+ Ưu điểm: 
- Bài viết nhìn chung các em đã hiểu yêu cầu của đề bài. 
- Nhiều bài viết rất tốt 
- Bài viết nhìn chung sạch trình bày khoa học
+ Nhược điểm: 
Nhiều bài viết rất kém 
Nhiều bài viết chống đối chỉ được và dòng
Bố cục bài viết nhìn chung phần lớn các bạn viết không đảm bảo
Bài viết lạc đề, kể về chuyến về quê, không nêu được những đổi mới ở quê.
II. Sửa lỗi, giải đáp thắc mắc
- Lçi viÕt t¾t: Bµi viÕt nh×n chung cßn viÕt t¾t nhiÒu : tõ Kh«ng... 
- Lçi dïng tõ: Dïng tõ ch­a chuÈn x¸c nh­ cßn sö dông nhiÒu tõ ®Þa ph­¬ng nh­ tõ v·i
- Lçi chÝnh t¶: Cßn sai nhiÒu chÝnh t¶ nh­ phô ©m : s-x, gi-d- r
- §äc bµi viÕt kh¸ vµ bµi yÕu kÐm
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
 4. Củng cố: 
- Đọc bài văn, đoạn văn hay 
- Đánh giá,nhận xét giờ trả bài, ý thức chữa bài của học sinh
5. HDVN:
- Hoàn chỉnh bài chữa, ôn tập lý thuyết 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập truyện và kí

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tuan_30.doc