Giáo án Ngữ Văn 6 Tuần 31 - Bài 29: Cầu Long Biên chứng nhân Lịch sử - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản ny .

- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút ký có nhiều yếu tố hồi ký.

- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản nhật dụng .

 - Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta .

- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài .

2. Kĩ năng

 - Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dịng hồi tưởng .

 - Bước đầu làm quen với kỹ năng dọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút ký mang nhiều yếu tố hồi ký .

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước .

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1675Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 Tuần 31 - Bài 29: Cầu Long Biên chứng nhân Lịch sử - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	 Ngày soạn: 04/4/2015
Tiết 121 	 Ngày dạy: 08/4/2015
Văn bản: CẦU LONG BIÊN CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản ny .
- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút ký có nhiều yếu tố hồi ký.
- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản nhật dụng .
 - Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta .
- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài .
2. Kĩ năng
 - Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dịng hồi tưởng .
 - Bước đầu làm quen với kỹ năng dọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút ký mang nhiều yếu tố hồi ký .
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước .
3. Thái độ
 - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước .
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.....
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lớp 6A2, Vắng..
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra phần soạn bài của học sinh
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Cuộc sống quanh ta luôn biến đổi từng ngày từng giờ. Nếu chúng ta không theo dõi, nghe, nhìn sẽ rất khó nắm bắt được điều gì đang diễn ra. Cũng vì lí do đó “văn bản nhật dụng” được đưa vào chương trình, đưa các em hòa nhập vào xã hội, cập nhật và hiểu được những vấn đề bức thiết trong cuộc sống trước mắt để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
(?) Thế nào là văn bản nhật dụng ?
 ( căn cứ vào ND Vb để xác định thể loại VB nhật dụng)
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
(?) Thể loại của văn bản này? Trích ở đâu?
 ( Là bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí)
(?) Cầu LB bắc qua sông nào ? Ai thiết kế ? Xây dựng từ bao giờ ?
(?) Cầu long Biên khi mới hoàn thành mang tên gì ?
(?) Thực dân Pháp xây dựng cầu nhằm mục đích gì ?
(?) Tại sao chúng ta lại quyết định đổi tên là cầu Long Biên ?
(?) Cầu Long Biên đã chứng kiến những sự kiện nào của lịch sử dân tộc?
(?) Tại sao nói cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử?
(?) Tình cảm của em đối với cây cầu này ? Cho biết ý nghĩa của VB?
Cho học sinh đọc lại VB để rèn kĩ năng đọc cho HS.
Hoạt động 3:HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Thuộc phần chú thích về văn bản nhật dụng.
- Chuẩn bị bài : "Viết đơn".
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Khái niệm văn bản nhật dụng: sgk
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Đọc, hiểu chú thích
2.Tìm hiểu văn bản
a. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử: 
* Trước 1945:
- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, do kỹ sư Ép-phen xây dựng 1898, hoàn thành 1902 lúc đầu mang tên cầu Đu-me phục vụ khai thác thuộc địa.
 - Hàng ngàn người VN bị chết trong quá trình xây dựng cầu.
* Từ 1945 đến nay:
- Cầu mang tên là cầu Long Biên- nhân chứng cho cuộc CM tháng 8 thắng lợi.
- Chứng kiến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc ta.
- Chứng kiến thời kì đất nước đổi mới đi lên
à Cầu Long Biên là nhân chứng : chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử dân tộc: đầy đau thương mà anh dũng, hào hùng. Là nhịp cầu của hoà bình và thân thiện 
3.Tổng kết
- Ý nghĩa: Cầu LB là chứng nhân lịch sử đau thương và anh dũng của dân tộc VN. Bài văn thể hiện tình yêu sâu lặng của tác giả dành cho Hà Nội và đất nước.
 4. Luyện tập:
 Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Thuộc phần chú thích về văn bản nhật dụng.
- Chuẩn bị bài : "Viết đơn".
E. RÚT KINH NGHIỆM
..
..
Tuần 31	 Ngày soạn: 04/3/2015
Tiết 122	 Ngày dạy: 08/4/2015
Tiếng việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Củng cố kiến thức về cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. .
- Hiểu được công dụng của ba loại dấu kế thúc câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Biết tự phát hiện ra và sửa lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác.
- Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc .
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than .
2. Kĩ năng
 - Lựa chọn v sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết .
 - Phát hiện và sửa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than .
3. Thái độ
- Yêu tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp.....
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lớp 6A2, Vắng..
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới: 
- Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung 
(?) Em hãy nhắc lại công dụng của các loại dấu câu: dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than ?
(?) Đặt các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn? ( HS làm).
(?) Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
(?) Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong những câu ở ví dụ 2 có gì đặt biệt?
(?) So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu?
Hoạt động 2: Luyện tập
 HS dùng bút chì gạch chéo vào chỗ hết câu, cần đặt dấu chấm.Sau đó HS trao đổi bài với nhau, rồi lên chữa trên bảng lớp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập 2,3,4. GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm.
I. TÌM HIỂU CHUNG : 
1. Lý thuyết :
 + Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật.
+ Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu nghi vấn.
+ Dấu chấm than được đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
Ví dụ 1.
a, c: Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến.
d: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.
b: Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn.
Ví dụ 2: 
Cách dùng đặt biệt : 
a. (Câu 2 và 4 là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy dùng dấu chấm. 
b. Dấu (!), (?) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. Ghi nhớ: (Sgk)
3. Chữa một số lỗi: 
a. Dùng dấu chấm để phân tách lời nói thành các câu khác nhau có tác dụng giúp người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu.
- Dùng dấu (,) làm cho câu này trở thành câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau.
- Dùng dấu chấm ở đây để tách thành hai câu là đúng.
b. việc dùng dấu chấm để tách thành hai câu là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối với nhau bằng quan hệ tự vừa ...vừa. Do vậy , việc dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy ở đây là hợp lí.
 2 a. Dấu chấm hỏi đặt ở cuố câu 1,2 sai vì đây không phải là các câu hỏi.
b. " Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên ! " là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than là sai.
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1; Dấu chấm có thể đặt sau các từ ngữ dưới đây 
- sông Lương, đen xám, đã đến, tỏa khói.
trắng xóa.
 Bài tập 4 : 
- Lần lượt đặt các dấu câu : ? ! . ? ! ! 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Nêu cách dùng dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than.
 - Xem trước bài: "Ôn tập về dấu câu “ (dấu phẩy)
.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..
..
Tuần 31	Ngày soạn: 14/04/2015
Tiết 123, 124	Ngày dạy: 15/04/2015
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7.
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
 -Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình học kì II môn ngữ văn 6 theo nội dung văn miêu tả đã học. Nhằm đánh giá năng lực tiếp nhận khả năng viết văn của học sinh.
 - Giúp hs vận dụng kiến thức về văn miêu tả để viết một bài văn
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
- Hình thức: Tự luận 
- Cách tổ chức kiểm tra: cho hs làm bài kiểm tra trong 90 phút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lớp 6A2, Vắng..
 	 	 Lớp 6A3, vắng..
2. Kiểm tra bài cũ: không

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 31 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang.doc