Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 32 năm 2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra đánh giá nhận thức, kĩ năng của HS về kiểu bài miêu tả sáng tạo. Qua bài viết đánh giá năng lực, đọc, nhớ, quan sát, nhận xột, liên tưởng, tưởng tượng của HS

- Tích hợp : Biện pháp so sánh nhân hoá . Câu trần thuật đơn không có từ là, văn bản miêu tả

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng viết văn cho HS.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước. Độc lập làm bài.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Đề bài

- HS: Đọc và trả lời câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1259Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 32 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 - BÀI 28+29
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 121+122 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 - VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá nhận thức, kĩ năng của HS về kiểu bài miêu tả sáng tạo. Qua bài viết đánh giá năng lực, đọc, nhớ, quan sát, nhận xột, liên tưởng, tưởng tượng của HS
- Tích hợp : Biện pháp so sánh nhân hoá . Câu trần thuật đơn không có từ là, văn bản miêu tả 
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết văn cho HS.	
3. Thái độ: 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, đất nước. Độc lập làm bài.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Đề bài
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: 
I. Đề bài: Em hãy miêu tả khu vườn nhà em trong một ngày đẹp trời.
II. Yêu cầu đề bài :
1. Néi dung:
- KiÓu v¨n b¶n: Văn miêu tả sáng tạo.
- §èi t­îng: khu vườn nhà em trong một ngày đẹp trời
- Viết đúng yêu cầu của đề : Tả cảnh
2. Kỹ năng
- Vận dụng các thao tác kể , thuật lại
- Chú ý trình bày, chữ viết, liên kết giũa các câu văn, đoạn văn.
- Phải nghiêm túc làm bài
3. H×nh thøc:
- Häc sinh cÇn x¸c ®inh ®óng yªu cÇu của ®Ò bµi.
- Bµi lµm cã bè côc râ rµng, logic, kÕt hîp biÖn ph¸p nghÖ thuËt, yÕu tè miªu t¶.
- Tr×nh bµy s¹ch sÏ, khoa häc, ch÷ viÕt ®óng chÝnh t¶.
Hoạt động 3: Học sinh làm bài 
III. Đáp án- thang điểm:
* Mở bài: 
 Giới thiệu về khu vườn định tả: ở đâu, trong không gian, thời gian nào?
* Thân bài:
+ Buổi sáng: 
	- Mặt trời: lên ...
	- Âm thanh: tiếng chim
	- Vườn cây: Bừng tỉnh, màu sắc, không khí, 
	- Tâm trạng của em.
+ Buổi trưa :
	- Mặt trời lên cao, nắng
	- Âm thanh: tiếng ve
	- Vườn cây: Tả nột số cây tiêu biểu : Nhãn, mít, na, giàn mướp, giàn thiên lí
	( HS tả chi tiết về thân, lá, hoa, quả, giá trị kinh tế)
- Cảm nhận chung của em về khu vườn: Yêu thích, khoan khoái, thư thái...khi ở trong vườn)
	- Kết hợp tả cảnh chim, ong bướm 
* Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ về ý nghĩa của không gian vườn đối với đời sống con người trong điều kiện cảnh báo về ô nhiễm môi trường do con người gây ra.
IV. Biểu điểm:
- Điểm 9 -10: HS trình bày đúng nội dung yêu cầu, bài viết đầy đủ ý, văn viết có cảm xúc, người viết tỏ ra thông hiểu về các loài cây, thể hiện được tình cảm với khu vườn. Không sai lỗi thông thường.
- Điểm 7- 8: HS nắm được yêu cầu của bài viết, trình bày được nội dung theo yêu cầu của đề , cấu tạo đầy dủ 3 phần . Sai không quá 4 lỗi .
- Điểm 5- 6: Hiểu đề song đôi lúc trình bày chưa rõ ràng, nội dung đôi chỗ chưa sâu sai không quá 5 lỗi .
- Điểm 3- 4: Trình bày chưa rõ ý, cấu tạo bài viết chưa đủ 3 phần, sai nhiều lỗi.
- Điểm 1- 2: Không hiểu đề, trình bày lan man .
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố
- Giáo viên thu bài, nhân xét giờ làm bài.
	- Nêu một vài yêu cầu của bài viết
	- Học và nắm vững lý thuyết văn tự sự, phương pháp làm bài 
5. HDVN 
 - Đọc các bài văn tham khảo
	- Lập dàn ý cho các đề văn còn lại.
- Chuẩn bị bài: HDĐT: Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử.
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 123 – HDĐT Văn bản: 
CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
(Theo Thuý Lan, báo Người Hà Nội)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản nhật dụng.
- Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dung của dân tộc ta.
- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.
2. Kỹ năng:
- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
- Bước đầu làm quen với kỹ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài ký mang nhiều yếu tố hồi ký.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
3. Thái độ: 
- GD HS tình yêu đất nước, biết giữ gìn di tích lịch sử.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan từng được đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ Văn lớp 6 của chúng ta. Bài văn sẽ đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử .
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV HD HS đọc văn bản
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc văn bản
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc văn bản:
- Yêu cầu: giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang trò chuyện với cây cầu.
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả:
- Tác giả: Thuý Lan
b. Tác phẩm:
- Em hiểu thế nào văn bản nhật dung?
- GV hỏi chú thích 1,3,7,8,10
- Nêu bố cục của bài kí?
* Thể loại: Văn bản nhật dụng:
- Nội dung: có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...
- Về hình thức: Thường là những bài báo, thường được viết theo thể bút kí trong đó có sự kết hợp giữa các phương thức kể, tả, biểu cảm...
- Tác dụng: Văn bản nhật dụng có giá trị thông tin tuyên truyền, phổ biến, cập nhật một vấn đề văn hoá, xã hội nào đó là chủ yếu.
 Tuy nhiên nó cũng có giá trị nghệ thụât nhất định => coi đó là một tác phẩm văn chương 
* Lớp 6 gồm có 3 văn bản nhật dụng : 
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
- Động Phong Nha 
 Được xếp vào thể loại kí: Hồi kí, bút kí, thuyết minh, giới thiệu 
* Tác phẩm: 
 Cầu Long Biên - chứng nhân LS là bài báo đăng trên báo "Người Hà Nội". Thể loại kí, hồi kí một cây cầu nổi tiếng trên đất nước ta.
c. Giải nghĩa từ khó: Sgk/126
3. Bố cục: 3P
- P1( Từ đầu...Hà Nội): Khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân LS.
- P2( Tiếp...vững chắc): Cầu Long Biên qua một thế kỉ đau thương và anh dũng của đất nước và nhân dân VN
- P3( Còn lại): Cầu Long Biên trong tương lai.
- HS đọc đoạn 1 (từ đầu đến HN)
- Tác giả giới thiệu cầu Long Biên bằng những chi tiết nào?
- Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả?
- Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên gì? Cái tên đó có ý nghĩa gì?
- Tại sao cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
- Vì sao nói là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa?
- Đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy gợi cho em cảm xúc gì?
- Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là cầu Long Biên điều đó có ý nghĩa gì?
- Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì?
- Việc trích dẫn một bài thơ và lời bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng như thế nào trong việc nổi bật ý nghĩa nhân chứng của cây cầu?
- Kỉ niệm cây cầu trong thời chống Mĩ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp?
- Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì? Vì sao người viết thầm cảm ơn cầu?
- Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng gì?
- Câu văn cuối cùng " Còn tôi cố gắng....VN", câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long biên và tác giả của bài viết này?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/128
II. Phân tích văn bản:
1. Giới thiệu khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử:
- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
- Khởi công 1898 - 4 năm sau thì hoàn thành.
- Kiến trúc sư người Pháp thiết kế.
Þ Cách giới thiệu ngắn gọn, khái quát đầy đủ, thuyết phục người đọc bằng hình ảnh nhân hoá . 
Hình ảnh nhân hoá trở thành nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài viết
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:
a. Cầu Long Biên thời Pháp thuộc:
- Cầu Long Biên mang tên toàn quyền Pháp Đu-me Þ Cái tên gợi nhắc một thời thực dân nô lệ, áp bức và bất công. Nó biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở VN.
- Cây cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở VN.
- Nó được XD không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng cả xương máu của bao con người VN .
- Hình ảnh so sánh: Cây cầu như một dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồng Þ Gây cho người đọc bất ngờ lí thú vì sức mạnh của kĩ thuật cầu sắt sự tiến bộ của công nghệ làm cầu, lần đầu tiên được áp dụng ở VN. 
 Ngoài ra còn gợi nhớ đến không khí LS, XH, bày tỏ tình cảm của người viết khi nhắc nhớ lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu VN và cảnh đối xử tàn nhẫn của các chủ TB Pháp, khiến hàng nghìn người Vn bị chết trong quá trình làm cầu .
=> Như vậy cầu Long Biên là chứng nhân sống động, ghi lại phần nào giai đoạn LS đau thương của ND VN.
b. Cầu Long Biên từ Cách mạng tháng Tám đến nay:
- Việc đổi tên này có ý nghĩa rất quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền, độc lập của dân tộc. Long Biên là tên một hồ bên làng Bắc Sông Hồng nơi cây cầu bắc qua.
- Tác giả tả cụ thể về cây cầu để người đọc hình dung tường tận về cây cầu hơn.
- Việc trích dẫn bài thơ, bản nhạc chứng minh thêm tính nhân chứng LS của cây cầu, tăng ý vị trữ tình của bài viết. Cầu Long Biên đã trở thành kỉ niệm mang tính chất cá nhân của mỗi mgười dân, mỗi cán bộ, chiến sĩ, mỗi HS khi cắp sách đến trường.
- Đoạn văn hồi tưởng cây cầu thời chống Mĩ thật hùng tráng trong mưa bom, bão đạn của giặc mĩ, cây cầu đổ gục bị thương tơi tả...quân dân thủ đô HN anh hùng viết bản hùng ca.
So với thời chống Pháp, thời chống Mĩ ác liệt hùng vĩ hơn, hoành tráng hơn, đau thương và anh dũng. Tất cả dều gắn với cây cầu LS.
- Đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của người viết đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên muốn ca ngợi tính nhân chứng LS của cây cầu ở phương diện khác - phương diện chống chọi lại thiên nhiên, bão lũ.
- Tác giả thầm cảm ơn cây cầu đã bền bỉ dẻo dai, vững chắc vượt lên và chiến thắng thuỷ thần hung bạo, cảm ơn ND HN đã bảo vệ cây cầu.
3. Cầu Long Biên hôm nay và ngày mai:
- Bắc qua sông Hồng có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương : nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước
- Ý tưởng nối nhịp cầu vô hình nơi du khách... Þ là một ý tưởng đẹp, mới và rất nhân văn, nhân bản. Với ý tưởng này cầu Long Biên còn sống lâu, sẽ trẻ lại, sẽ thành điểm dừng chân du lịch khá lí thú với du khách năm Châu.
Như vậy: Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN. Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ - SGK tr128
Hoạt động 3: Luyện tập
- Tìm hiểu ở địa phương em những di tích có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
- Thế nào là văn bản nhật dụng?
- Các di tích lịc sử có ý nghĩa như thế nào đối với quê hương, đất nước?
5. HDVN:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài.
- Hiểu ý nghĩa “ chứng nhân lich sử” của câu Long Biên.
- Tìm các di tích lịch sử có ý nghĩa ở quê em.
- Chuẩn bị bài: Viết đơn.
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 124 – Tập làm văn:	
VIẾT ĐƠN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Các tình huống cần viết đơn.
- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.
2. Kỹ năng:
- Viết đơn đúng quy cách.
- Nhận ra và sửa chữa những sai sót thường gặp khi viết đơn.
3. Thái độ:
 - Học sinh có ý thức vận dụng các thao tác viết đơn vào những tình huống cần thiết.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Nội dung bài học
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
- Nêu sự giống nhau và khác nhau của văn tả cảnh với văn tả người?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Văn miêu tả ở lớp 6 gồm tả cảnh, tả người. vậy tả cảnh và tả người có những điểm nào chung, điểm nào khác biệt ? Làm thế nào để phân biệt một đoạn văn tự sự và miêu tả.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Gọi HS đọc tình huống trên bảng phụ.
- Em rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn?
- Cho HS đọc các tình huống trong SGK.
- Trong những trường hợp đó, trường hợp nào cần viết đơn? 
 Trường hợp nào cần phải viết văn bản khác? Vì sao?
- Từ 2 bài tập trên em có thể rút ra kết luận gì?
- Hãy so sánh và tìm những chỗ giống và khác nhau trong hai lá đơn từ đó rút ra những nội dung nhất thiết cần phải có trong 1 lá đơn, giải thích lí do?
 - HS quan sát, đọc kĩ hai lá đơn và rút ra nhận xét.
- Những nội dung nào không thể thiếu trong đơn ?
- Gọi HS đọc
- HS rút ra cách trình bày.
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/134
Hoạt động 3
- GV HD HS thực hiện
- HS viết
- Gọi đại diện trình bày trước lớp
- Gọi HS khác nhận xét bổ xung ( nếu có)
- GV kết luận
I. Bài học
1. Khi nào cần viết đơn ?
- Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống phải viết đơn; không có đơn nhất định nguyện vọng, công việc không được giải quyết.
* Các trường hợp viết đơn :
a. Bị mất chiếc xe đạt khi đến thăm bạn Þ Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe đạp.
b. Muốn theo học lớp nhạc hoạ Þ Viết đơn xin nhập học.
c. Cãi nhau Þ Viết bản tường trình hay kiểm điểm.
d. Muốn học ở nơi mới Þ Đơn xin chuyển trường, Đơn xin học.
Þ Kết luận:
- Trong cuộc sống con người rất nhiều khi cần phải viết đơn, khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
- Đơn từ là loại văn bản không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.
2. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
2.1. Các loại đơn.
a. Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết đơn chỉ cần điền những từ, câu thích hợp vào những chỗ có dấu ...
b. Viết đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày.
2.2. Nội dung không thể thiếu được trong đơn.
- Quốc hiệu, để tỏ ý trang trọng.
- Tên của đơn: để người đọc biết được mục đích của người viết đơn.
- Tên người viết đơn.
- Nơi (tên người) nhận đơn.
- Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị của người viết đơn.
- Ngày tháng năm và nơi viết đơn.
- Chữ kí của người viết đơn.
Chú ý: Đơn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng chữ kí thì nhất thiết phải tự kí.
3. Cách thức viết đơn :
3.1. Đơn có mẫu: Điều vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
3.2. Đơn không theo mẫu: (SGK)
3.3. Cách trình bày:
- Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in.
- Phần quốc hiệu, tên đơn phải viết giưũa trang giấy.
- Lời văn: gọn gàng, sáng sủa, dễ đọc, nhất là phần yêu cầu, dề nghị phải viết thành thực, chính đáng. Không viết dài dòng.
* Ghi nhớ : SGK/134
II. Luyện tập :
 Tập viết đơn xin 
- Nghỉ học 
- Chuyển trường
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- Khi nào cần viết đơn?
- Những nội dung không thể thiếu trong đơn?
5. HDVN:
- Học kĩ bài, nắm được cách viết đơn 
- Luyện viết đơn không theo mẫu.
- Sưu tầm một số đơn để tham khảo.
- Đọc và soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tuan_32.doc