Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 36 năm 2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học trong chương trình, biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra viết.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra viết, kĩ năng phân tích tác phẩm

- Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong một bài viết và bài văn nói chung.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác làm bài .

II. CHUẨN BỊ

- GV: Đề bài

- HS: Đọc và trả lời câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 36 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 36
Ngày soạn: ././2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 137+138 : 
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học trong chương trình, biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra viết.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra viết, kĩ năng phân tích tác phẩm
- Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong một bài viết và bài văn nói chung.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác làm bài .
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Đề bài
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Kiểm tra
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TÊN CHỦ ĐỀ
CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
TỔNG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thấp
Cao
Văn
 - Biết được đặc điểm thể loại truyện trung đại 
- Hiểu ra được đặc điểm của thể loại truyền thuyết
- Từ việc hiểu nghĩa của từ " Đồng bào" suy nghĩ về nguồn gốc dân tộc qua truyện " Con rồng cháu tiên"
Số câu: 3 
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 1 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Tiếng Việt
- Nhận biết được cấu trúc đầy đủ của một cụm danh từ 
- Phân biệt được các từ Hán Việt với từ thuần Việt 
- Xác định được cấu tạo của cụm danh từ
Số câu: 3 
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 1 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Tập làm văn
- Viết bài văn kể chuyện về một người thân
Số câu: 1 
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 1 
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
TỔNG
 Số câu: 2
Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10%
 Số câu: 2 
Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10 %
 Số câu: 3
Số điểm: 8
 Tỉ lệ: 80%
Số câu: 7
 Số điểm: 10
 Tỉ lệ: 100%
B. ĐỀ BÀI
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm): Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là:
Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc lấy vạ vào thân.
Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.
Ở đời phải biết trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
Câu 2 (0,5 điểm): Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần:
A. Chủ ngữ.	 C. Trạng ngữ.
B. Vị ngữ.	D. Phụ ngữ.
Câu 3 (0,5 điểm): Cho câu văn sau: “Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ :
A. Ẩn dụ C. Hoán dụ
B. So sánh D. Nhân hoá
Câu 4 (0,5 điểm): Kết luận nào chưa chính xác khi muốn làm văn miêu tả:
Xác định được đối tượng miêu tả.
Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
Chọn ngôi kể phù hợp.
Kể theo một thứ tự hợp lí. 
Phần II : Tự luận (8,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nêu khái quát về tác giả, xuất xứ của đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên”? Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn mắc phải là gì? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
Câu 2 (1,0 điểm) : Chỉ ra các hình ảnh và xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: 
 “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước . Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt . . .’’
 (Vượt thác - Võ Quảng )
Câu 3(5,0 điểm) : Hăy tả lại vẻ đẹp của đất trời khi vào thu.	
Hoạt động 3: Học sinh làm bài:
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm khách quan: ( 2 điểm )
Mỗi ý đúng 0.5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
C
B
C,D
II. Phần tự luận (8 điểm):
 Câu 
 Yêu cầu
 Điểm
 Câu 1
(2,0 điểm)
* Học sinh nêu được khái quát về tác giả, xuất xứ của đoạn trích:
+ Tác giả: Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội. Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng 8 - 1945. Ông có khối lượng tác phẩm rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại.
+ Xuất xứ của đoạn trích: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" được trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí". Truyện được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi...
* Chỉ ra bài học đầu tiên mà Dế Mèn mắc phải và rút ra bài học cho bản thân:
+ Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn mắc phải là: Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương, oan uổng của Dế Choắt.
+ Học sinh rút ra được bài học cho bản thân: Ở đời không nên huênh hoang, kiêu ngạo, coi thường người khác...Vì như thế trước sau thì cũng gây tai hoạ vào thân.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(1,0 điểm)
Học sinh chỉ đúng mỗi biện pháp tu từ: 
Biện pháp : 
- So sánh :
 Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt
- Nhân hóa :
Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước
0.5đ
0.5đ
 Câu 3
(5.0 điểm)
A. Yêu cầu chung:
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, viết hoàn chỉnh
- Biết vận dụng kĩ năng miêu tả kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm. Học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học để tả lại khung cảnh khi đất trời vào thu. 
B. Yêu cầu cụ thể: Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau
1. Mở bài: 
- Giới thiệu cảnh đất trời vào thu. 
- Cảm xúc khi mùa thu tới 
0,5đ
2. Thân bài: 
a. Tả bao quát cảnh: ( mỗi ý đúng được 0.5 điểm)
- Không gian: như rộng hơn.
- Tiết trời: mát mẻ, se se lạnh, dễ chịu.
b. Tả cụ thể: 
* Trong vườn: ( mỗi ý đúng được 0.5 điểm)
- Nắng nhẹ rơi, sương tan dần trong nắng.
- Bầu trời xanh trong, cao vời vợi, Gió mát dịu.
- Mấy đóa hồng nhung còn e ấp chưa muốn nở.
- Cây hồng lúc lỉu quả chín đỏ như những chiếc đèn lồng.
* Bên ngoài: ( mỗi ý đúng được 0.25 điểm)
- Sương sớm bao trùm cảnh vật, bồng bềnh trôi trên các triền núi cao.
- Hoa cúc vàng tươi nở rộ như nụ cười của các cô thôn nữ.
- Nắng hanh hao, vàng như rót mật.
- Các em bé đến trường trong niềm vui hân hoan của ngày khai trường rộn rã.
4 đ
1 đ
3 đ
2 đ
1 đ
3. Kết bài: 
Tình cảm của em về mùa thu, sự kì diệu của thiên nhiên tạo vật. Mùa thu trong quy luật của thiên nhiên. 
0,5đ
Ghi chú: Trong quá trình chấm bài thi của học sinh, giáo viên vận dụng linh hoạt đáp án, nghiên cứu kỹ bài làm của học sinh. Học sinh có thể giải theo cách khác đáp án mà đúng vẫn cho điểm. Khi chấm tổ chấm có thể chia nhỏ điểm tới 0,25 điểm.
Điểm 5: Bài viết đáp ứng được các yêu cầu trên, hiểu đề sâu sắc, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung, hình thức diễn đạt lưu loát. Trình bày diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng, chữ viết đẹp, sạch sẽ; lời văn trong sáng,có cảm xúc, sáng tạo. 
Điểm 4: Hiểu đề, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Trình bày diễn đạt tương đối tốt, bố cục bài văn rõ ràng, trình bày sạch sẽ. Bài làm có cảm xúc nhưng đôi chỗ còn kể chưa sáng tạo, lời tả chưa sinh động, còn mắc một, hai lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ. 
Điểm 3: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng văn miêu tả chưa tốt, có miêu tả nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man. Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 2: Bài viết tỏ ra hiểu yêu cầu chính của đề, trình bày được ½ số ý nhưng cách làm bài bài còn sơ sài, rườm rà.
Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng thể loại văn miêu tả để làm bài, diễn đạt yếu, chữ xấu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu. Tùy vào mức độ để cho điểm.
- Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
 ( Ngoài yêu cầu trên, tùy theo mức độ sáng tạo và kĩ năng làm bài của học sinh mà GV cho điểm) 
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN: 
4. Củng cố: 
- Thu bài
- GV nhận xét giờ kiểm tra
5. HDVN:	
- Ôn tập lại toàn bộ các văn bản đã học
- Chuẩn bị: Ch­¬ng tr×nh ®Þa ph­¬ng
TUẦN 37
Ngày soạn: ././2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 139 : 
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập ngữ văn học kỳ II lớp 6 nói riêng, chương trình ngữ văn THCS nói chung. Thấy được khả năng nhận thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đầu bài.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tự nhận xét đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết
- Giáo dục ý thức tự học 
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS ý thức và thái độ học tập tốt .
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Bài kiểm tra đã chấm.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Trả bài
A. ĐỀ BÀI
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm): Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là:
Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc lấy vạ vào thân.
Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.
Ở đời phải biết trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
Câu 2 (0,5 điểm): Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần:
A. Chủ ngữ.	 C. Trạng ngữ.
B. Vị ngữ.	D. Phụ ngữ.
Câu 3 (0,5 điểm): Cho câu văn sau: “Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ :
A. Ẩn dụ C. Hoán dụ
B. So sánh D. Nhân hoá
Câu 4 (0,5 điểm): Kết luận nào chưa chính xác khi muốn làm văn miêu tả:
Xác định được đối tượng miêu tả.
Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
Chọn ngôi kể phù hợp.
Kể theo một thứ tự hợp lí. 
Phần II : Tự luận (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nêu khái quát về tác giả, xuất xứ của đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên”? Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn mắc phải là gì? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân? 
Câu 2 (1,0 điểm) : Chỉ ra các hình ảnh và xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: 
 “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt . . .’’
 (Vượt thác - Võ Quảng )
Câu 3(5,0 điểm) : Hãy tả lại vẻ đẹp của đất trời khi vào thu.	
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm khách quan: ( 2 điểm )
Mỗi ý đúng 0.5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
C
B
C,D
II. Phần tự luận (8 điểm):
 Câu 
 Yêu cầu
 Điểm
 Câu 1
(2,0 điểm)
* Học sinh nêu được khái quát về tác giả, xuất xứ của đoạn trích:
+ Tác giả: Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội. Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng 8 - 1945. Ông có khối lượng tác phẩm rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại.
+ Xuất xứ của đoạn trích: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" được trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí". Truyện được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi...
* Chỉ ra bài học đầu tiên mà Dế Mèn mắc phải và rút ra bài học cho bản thân:
+ Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn mắc phải là: Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương, oan uổng của Dế Choắt.
+ Học sinh rút ra được bài học cho bản thân: Ở đời không nên huênh hoang, kiêu ngạo, coi thường người khác...Vì như thế trước sau thì cũng gây tai hoạ vào thân.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(1,0 điểm)
Học sinh chỉ đúng mỗi biện pháp tu từ: 
Biện pháp : 
- So sánh :
 Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt
- Nhân hóa :
Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước
0.5đ
0.5đ
 Câu 3
(5.0 điểm)
A. Yêu cầu chung:
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, viết hoàn chỉnh
- Biết vận dụng kĩ năng miêu tả kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm. Học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học để tả lại khung cảnh khi đất trời vào thu. 
B. Yêu cầu cụ thể: Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau
1. Mở bài: 
- Giới thiệu cảnh đất trời vào thu. 
- Cảm xúc khi mùa thu tới 
0,5đ
2. Thân bài: 
a. Tả bao quát cảnh: ( mỗi ý đúng được 0.5 điểm)
- Không gian: như rộng hơn.
- Tiết trời: mát mẻ, se se lạnh, dễ chịu.
b. Tả cụ thể: 
* Trong vườn: ( mỗi ý đúng được 0.5 điểm)
- Nắng nhẹ rơi, sương tan dần trong nắng.
- Bầu trời xanh trong, cao vời vợi, Gió mát dịu.
- Mấy đóa hồng nhung còn e ấp chưa muốn nở.
- Cây hồng lúc lỉu quả chín đỏ như những chiếc đèn lồng.
* Bên ngoài: ( mỗi ý đúng được 0.25 điểm)
- Sương sớm bao trùm cảnh vật, bồng bềnh trôi trên các triền núi cao.
- Hoa cúc vàng tươi nở rộ như nụ cười của các cô thôn nữ.
- Nắng hanh hao, vàng như rót mật.
- Các em bé đến trường trong niềm vui hân hoan của ngày khai trường rộn rã.
4 đ
1 đ
3 đ
2 đ
1 đ
3. Kết bài: 
Tình cảm của em về mùa thu, sự kì diệu của thiên nhiên tạo vật. Mùa thu trong quy luật của thiên nhiên. 
0,5đ
Ho¹t ®éng 3: Nhận xét và sửa lỗi
I. Nhận xét ưu- khuyết điểm
+ Ưu điểm: 
- Bài viết nhìn chung các em đã hiểu yêu cầu của đề bài. 
- Nhiều bài viết rất tốt 
- Bài viết nhìn chung sạch trình bày khoa học
+ Nhược điểm: 
Nhiều bài viết rất kém 
Nhiều bài viết chống đối chỉ được và dòng
Bố cục bài viết nhìn chung phần lớn các bạn viết không đảm bảo
Bài viết lạc đề, kể về chuyến về quê, không nêu được những đổi mới ở quê.
II. Sửa lỗi, giải đáp thắc mắc
- Lçi viÕt t¾t: Bµi viÕt nh×n chung cßn viÕt t¾t nhiÒu : tõ Kh«ng... 
- Lçi dïng tõ: Dïng tõ ch­a chuÈn x¸c nh­ cßn sö dông nhiÒu tõ ®Þa ph­¬ng 
- Lçi chÝnh t¶: Cßn sai nhiÒu chÝnh t¶ nh­ phô ©m : s-x, gi-d- r
- §äc bµi viÕt kh¸ vµ bµi yÕu kÐm
Ho¹t ®éng 4: Cñng cè, HDVN
4. Củng cố: 
- Đọc bài văn, đoạn văn hay 
- Đánh giá,nhận xét giờ trả bài, ý thức chữa bài của học sinh
5. HDVN:
- Hoàn chỉnh bài chữa, ôn tập lý thuyết 
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương
Ngày soạn: ././2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
TiÕt 140:	
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương 
2. Kỹ năng:
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
3. Thái độ:
- Bước đầu biết bày tỏ thái độ cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.
* Tích hợp môi trường: Trực tiếp khai tác về đề tài môi trường
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Nội dung bài học.
 - HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Ôn tập
- Trong chương trình Ngữ văn 6 em đã được học những thể loại văn học nào?
- Hãy nêu đặc điểm từng thể loại ?
- GV lưu ý học sinh cần nắm được nội dung, ý nghĩa các văn bản đã học.
- Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" có nội dung gì ? ý nghĩa của văn bản ?
- Qua văn bản Cô Tô, em hiểu gì về thiên nhiên và con người trên vùng đất này ?
I. PHẦN VĂN BẢN:
- Văn học dân gian, truyện trung đại, truyện và kí hiện đại, văn bản nhật dụng 
* Đặc điểm thể loại: 
+ Truyện dân gian: Nêu triết lí ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, cái ác bị trừng trị.
+ Truyện trung đại: Tình người được nêu cao. Sống phải có lòng nhân nghĩa, có đạo đức.
+ Truyện, kí hiện đại; Tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam
* Nội dung, ý nghĩa của các văn bản đã học: 
- Kể về chú Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng đã gây nên các chết thương tâm của Dế Choắt. Mèn ân hận và rút ra bài học -> Truyện khuyên nhủ con người không nên kiêu căng, tự phụ, sống biết chia sẻ, cảm thông với người khác.
- Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thật trong sáng, tươi đẹp. Thiên nhiên trong trẻo, sáng sủa, con người hăng say lao động trong sự yên bình, hạnh phúc.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
* Thống kê các kiểu từ, câu, các biện pháp tu từ.
- GV hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống các kiến thức về từ, câu và các biện pháp tu từ đã học, lấy ví dụ minh hoạ, đặt câu cho mỗi biện pháp tu từ và nêu tác dụng.
Từ
Câu
Các biện pháp tu từ
- Từ mượn
- Nghĩa cuả từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Danh từ- cụm danh từ
- Tính từ - cụm tính từ
- Động từ - cụm động từ
- Số từ
- Lượng từ
- Phó từ
- Chỉ từ
- Các thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- Câu trần thuật đơn có từ là
- Câu trần thuật đơn không có từ là
- Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
- So sánh
- Nhân hoá
- ẩn dụ
- Hoán dụ
Hoạt động 3: Luyện tập
Trong các văn bản đã học em thích nhất nhân vật nào? Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật đó?
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố:
- GV hệ thống kiến thức.
- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá ?
5. HDVN
- Ôn tập tổng hợp kiến thức Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tuan_3637.doc