Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 6

A: Mức độ cần đạt:

 Giúp học sinh :

- Hiểu được nội dung, ý nghiã của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.

 Kể lại được truyện (kể lại những tình tiết chính bằng ngôn ngữ của HS)

- Rèn kĩ năng kể chuỵên cổ tích 1 cách diễn cảm.

B: Trọng tâm kiến thức , kĩ năng:

1: Kiến thức

- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi dũng sĩ.

- Sự ra đời của nhân vật

2:Kĩ năng:

- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận , suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trongtruyện.

- Tóm tắt được câu chuyện cổ tích.

C: Hoạt động trên lớp:

 Bài cũ:

 Kể tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm. Sự tích Hồ Gươm có từ đâu?

 Bài mới:

Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích VN, được nhân dân ta rất yêu thích. Cuộc đời và những chiến công của TS cùng với sự hấp dẫn của truyện và của nhiều chi tiết thần kì đã làm xúc động, say mê rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe. Để hiểu sâu hơn về truyện và nhân vật TS, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

 

doc 18 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 27 Văn bản: th¹ch sanh
A: Mức độ cần đạt: 
 Giúp học sinh : 
Hiểu được nội dung, ý nghiã của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
- Tích hợp với tiếng Việt ở các lỗi dùng từ và cách chữa. ở dàn ý và lời văn đoạn văn tự sự. 
Rèn kĩ năng kể chuỵên cổ tích 1 cách diễn cảm. 
B: Trọng tâm kiến thức , kĩ năng:
1: Kiến thức
Nhóm truyện cổ tích ca ngợi dũng sĩ.
 Niềm tin thiện thằng ác , chính nghĩa tháng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian trong truyện cổ tích Thạch Sanh.
2:Kĩ năng:
Bước đầu biết trình bày những cảm nhận , suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện.
 Kể lại được câu chuyện cổ tích. 
C: Hoạt động trên lớp: 
 Bài cũ: 
 Nêu những sự việc chính của truyện Thạch Sanh? 
Em có nhận xét già về sự ra đời của Thạch Sanh ?
 Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên- học sinh 
 Nội dung cần đạt
* GV: Nhân vật Thạch Sanh thuộc nhân vật dũng sỹ, vậy chàng đã gặp những kho khăn thử thách nào và chàng đã làm sao để vượt qua được? 
Thảo luận nhóm: 
N1. Nêu những thử thách và chiến công mà Thạch Sanh đã đạt được?
N2. Theo em, Thạch Sanh đạt được những chiến công đó là nhờ vào những gì? 
Thạch Sanh chiến thắng là nhờ
+ Tài năng
+ Phương tiện thần kỳ
+ Dũng cảm
H: Em có nhận xét gì về mức độ và tính chất các cuộc thử thách và những chiến công của TS đạt được?
 Kẻ thù của chàng rất đông, rất độc ác và ngày càng xảo quyệt. Chúng chính là cái xấu, cái ác hiện hình. Kẻ thù trên trời (đại bàng) .kẻ thù trong hang động(hồ tinh). kẻthù là con người . Kẻ thù dân tộc.
->Thử thách ngày một tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm, chiến công ngày rực rỡ vẻ vang.
Những sự cản trở, nguy hiểm cứ dần qua từng chặng, Thạch Sanh đã vượt qua những khó khăn đó một cách hào hùng nhờ lòng dũng cảm tài năng và sự trợ giúp của những lực lượng thần kì. Hình tượng Thạch Sanh giống như chàng dũng sĩ Héc-quyn lập những chiến công nối tiếp nhau, tạo nên sự hấp dẫn hồi hộp của câu chuyện.
H:Mục đích chiến đấu của chàng là gì? 
 Luôn sáng ngời chính nghĩa: diệt trừ cái xấu, cái ác để bảo vệ mọi người, bảo vệ dân, bảo vệ nước. Đó chính là chiến công kì diệu.
 H: Trải qua những thử thách, em thấy HS bộc lộ những phẩm chất gì?
Những thử thách mà chàng dũng sĩ ThạchSanh vượt qua đã phần nào bộc lộ phẩm Chất tốt đẹp của nhân vật: một con người Thật thà chất phác, tin tưởng vào người khác, có tấm lòng vị tha và bao dung. Hết
lần này đến lần khác chàng bị Lí Thông lừa gạt mà không oán thán, rồi không nề hà khi cứu người, sau cùng lại tha cho mẹ con Lí Thông. Thạch Sanh là một người dũng cảm và tài năng. Chàng đến miếu 
chằn tinh giữa đêm khuya, đi xuống hangsâu của đại bàng đi xuống thủy cung, bình tĩnh đối phó với 18 nước chư hầu. Những phẩm chất và tài năng đó đã giúp chàng vượt qua thử thách và đạt được hạnh phúc.
GV : những phẩm chất của TS cũng là những phẩm chất tiêu biểu của nhân dân ta. Vì thế truyện cổ tích được nhân dân ta rất yêu thích.
H: Thạch Sanh chiến thắng kẻ thù một phần là nhờ 
vũ khí nào
Thảo luận nhóm (2 phút) 
? Nhóm 1: Ý nghĩa của cây đàn
Nhóm 2. Ý nghĩa của niêu cơm
- Cây dàn là vũ khí âm nhạc giúp cho nhân vật vạch mặt kẻ thù nham hiểm, được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm,. đó là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của mình.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.
* Chi tiêt niêu cơm thần kì:
- Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì là tượng chưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân.
 Sau này Nguyễn Trãi đã từng: “ thần vũ chẳng giết hại/ thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh” -> truyền thống nhân đạo.
- Niêu cơm ăn hết lại đầy phản ánh ước mơ bình dị của dân lao động: muốn có cuộc sống ấm no, đầy đủ.
Gv Lực lượng kì ảo, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích (đặc biệt là tiểu loại truyện cổ tích thần kì) là những nhân vật, đồ vật, những phép màu nhiệm vốn không có trong thựctế nhưng tồn tại trong thế giới tưởng tượng, trong ước mơ của con người.
 Những yếu tố thần kì đó tạo nên thế giới kì ảo của truyện cổ tích, chứa đựng những hình ảnh bay bổng, mơ mộng nâng đỡ và an ủi cho những đau khổ 
của con người. Đó có thể là con ngựa có cánh, tấm thảm biết bay, viên ngọc ước, cây gậy thần, đền thần Những lực lượng thần kì vừa đóng vai trò thử thách nhân vật vừa ban thưởng cho nhân vật chính.
H: Để tôn vinh người dũng sĩ TS, nhân dân ta đã tạo thêm một nhân vật chức năng đối lập, đó là Lí Thông.Trong truyện Lí Thông đã mấy lần hãm hại TS? Đó là những lần nào?
Lừa thạch Sanh đi canh miếu để nộp mạng thay mình. 
Lừa Thạch Sanh để cướp công giết chằn tinh.
 Lấp cưả hang chặn đường sống của Thạch Sanh. 
H:Vậy Lí Thông là người như thế nào?
->Âm mưu thâm hiểm ,hành động độc ác dã man-> Xảo trá, lừa lọc,độc ác,vong ân bội nghĩa.
->Điều ác, cái ác, cái xấu 
H:Y và mẹ ý ko bị Thạch Sanh trừng phạt nhưng lại bị thiên lôi đánh chết và bị biến thành bọ hung bẩn thỉu.Vì sao? 
 Thạch Sanh vôn nhân ái, độ lượng nhưng trời đất ko dung tha y-> công lí nhân dân ra tay trừng trị. 
 H:Cách trừng trị đó có thoả đáng ko? Vì sao? 
 Xứng đáng vì bị hoá thành con vật bẩn thỉu, suốt đời bị người phỉ nhổ, khinh ghét.
H. Theo em, hai nhân vật thuộc những tuyến nhân vật nào? 
Phe thiện – phe ác.
H:Kết thúc truyện , Thạch Sanh được kết hôn công chúa lên ngôi vua. Lí thông bị hóa thành bọ hung đã thể hiện điều gì? Có phổ biến trong truyện cổ tích ko? 
 Niềm tin 1 cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với người xứng đáng. 
Cách kết thúc có hậu, thể hiện công lí xã hội ước mơ nhân dân về đạo đức sống ở đời.(như nhiều truyên cổ tích khác)
Quan niệm của dân gian: ở hiền gặp lành, ở ác gặp
ác; có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Vua
là biểu trưng cho giá trị giàu sang, sung sướng, uy
quyền. Nhân vật được làm vua là phần thưởng to 
lớn về cả tinh thần
Liên hệ: học xong truyện em thấy mình cần sống như thế nào? 
Khi thấy bạn có thái độ không tốt em sẽ làm gì? Làm như vậy sẽ có tác dụng gì? 
H. Đặc sắc nghệ thuật của truyện? ( các chi tiết được sắp xếp ra sao?)
 Công chúa lâm nạn gặp Thạch sanh trong hang sâu-> công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ nên chồng) 
H. Qua văn bản , nhân dân ta muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì? ( thể hiện mong ước nào của nhân dân ta?
Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chi tiết.
1.Nhân vật thạch sanh: 
b: Những thử thách và chiến chiến công:
- Đánh chằn tinh trừ hại cho dân.
Diệt đại bàng cưú công chúa.
 cứu thái tử. 
- Dùng đàn đánh tan 18 nước chư hầu. 
->Thử thách ngày một tăng, chiến công rực rỡ vẻ vang.
Phẩm chất. 
- Thật thà chất phác
- dũng cảm 
- Nhân hậu, cao thượng, yêu hoà bình.
2: Lí Thông: 
- Lừa TS đi nôp mạng thay mình.
- Cướp công của TS
Þ lừa lọc, nham hiểm, xảo quyệt, bất nhân, bất nghĩa....
Tổng kết:
Nghệ thuật:
Sắp xếp các tình tiết tự nhiên khéo léo.
Sử dụng những chi tiết thần kì
 Kết thúc có hậu
Ý nghĩa:
 Thể hiện ước mơ , niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện. 
 IV, Luyện tập: 
Hãy tìm sự đối lập về tính cách và hành động của 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông.
Tốt – xấu
Thiện – ác 
Thật thà trung thực- lừa dối, xảo trá
Vị tha – vị kỉ
Anh hùng, cao thượng- tiểu nhân thấp hèn
2. Trong truyện, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? 
Hướng dẫn tự học:
Nhớ các chiến công của TS ; kể lại được từng chiến công theo đúng trình tự. Cảm nhận về các chiến công đó.
 Tập trình bày những cảm nhận , suy nghĩ của em về các chiến công của Thạch Sanh.
Ngày soạn 6/10/2014
Ngày dạy 6C 6D
 Tiết 28 ch÷a lçi dïng tõ 
A:Mức độ cần đạt: 
 Giúp học sinh: 
Nhận ra các lỗi lặp từ và lẫn lộn từ gần âm. Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. 
Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn từ gần âm.
 -Tích hợp với phàn văn trong văn bản Thạch Sanh. Với tập làm văn ở kết quả bài làm văn số 1. 
- Luyện kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi, các cách sửa.
B: Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1: Kiến thức:
Các lỗi dùng từ: lặp âm, lẫn lộn những từ gần âm.
 Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn từ gần âm. 
2: Kĩ năng:
Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
 Dùng từ chính xác khi nói, viết.
C:Hoạt động trên lớp: 
 Bài cũ: 
Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Làm bài tập 4 - tr 57 
 Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
 Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn VD
* Thảo luận nhóm .
N1. H: Hãy gạch dưới những từ giống nhau trong đoạn tríc ha?
H: Việc lặp lại nhằm mục đích gì?
N2. H:Trong đoạn văn b có từ ngữ nào được lặp lại? Việc lặp lại ấy cho em cảm nhận được gì? 
 Nhàm chán, thiếu chất văn.
 Ngữ: đơn vị ngữ pháp ở bậc trung gian giữa từ và câu (lớn hơn từ , nhỏ hơn câu)
H:Cùng là lặp, nhưng việc lặp ở 2 đoạn có giống nhau ko? Tại sao? 
 Đoạn a: lặp có mục đích. đoạn b lặp do lỗi dùng từ. 
H: Theo em, nguyên nhân mắc lỗi là do đâu?
Nguyên nhân mắc lỗi là do người viết diễn đạt kém, ko biết dùng từ ngữ thích hợp để biểu đạt ý của mình. 
H: Vậy nên sửa câu này như thế nào?Em hãy chữa lại. Có Mẫy cách chữa? 
H:Khi đọc câu văn có lỗi lặp từ nó gây cho ta cảm giác gì?
 Nhàm chán , nặng nề.
H: Từ bài tập này, em rút ra điều gì khi dùng từ? 
 Khi viết phải cân nhắc suy nghĩ tránh lặp từ 1 cách vô ý thức khiến cho lời nói (viết) trở nên nặng nề , dài dòng. 
 Bài tập nhanh: 
Phát hiện và chữa lỗi về dùng từ trong các câu sau:
- Hùng là 1 người rất cao ráo. (cao và khô ráo, ko ẩm thấp)->cao lớn, cao to
- Ông ngồi dậy cho dễ dàng. 
- GV treo bảng phụ
H: Trong VD a, em thấy từ ngữ nào người viết dã dùng không đúng? Vì sao?
* GV: Thăm quan không có trong từ điển TV chỉ có thăm hỏi, thăm viếng, thăm dò.
- Em biết từ nào phát âm gần giống với từ thăm quan và có thể thay thế cho từ thăm quan?
 Tham quan: xem tận mắt , mở rộng hiểu bíêt hoặc để học tập kinh nghiệm.
H: Tại sao có thể thay thế được?
H: Theo em, nguyên nhân nào khiến người viết dùng sai từ?
H: Đọc VD B và phát hiện từ sai? Tại sao dùng từ đó là sai?
H: Từ nào có cách đọc gần giống với từ nhấp nháy?
 Mấp máy: động đậy ở miệng.
H: Nguyên nhân dùng trừ sai là do đâu?
- Nguyên nhân: Không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.
H: Em sẽ sửa như thế nào?
H:Theo em, vì sao phải sửa từ cho chính xác?
 Vì: từ có 2 mặt nội dung và hình thức.(học ở bài 3) 2 mặt này luôn gẵn với nhau. Vì vậy sai về hình thức dẫn đến sai nội dung. 
 Ví dụ: tham quan: xem tận mắt
 Thăm quan: vô nghĩa. Chỉ có thăm viếng
 H: Làm thế nào để trong khi viết văn tránh lỗi dùng sai âm của từ? 
 Phải hiểu đúng , chắc chắn nghĩa của từ. 
I: Lặp từ: 
 Xét ví dụ sgk tr 68.
 Nhận xét: 
a: lặp từ: 
 Tre (7 lần) , giữ (4 lần), anh hùng (2 lần) 
 Mục đích: Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà cho đoạn văn xuôi giàu chất thơ. 
b: lặp từ ngữ: 
truyện dân gian 2 lần-> Lỗi diễn đạt. 
 Sửa:có 2 cách: 
+ Bỏ cụm từ "truyện dân gian" Thứ 2.
+ đảo cấu trúc:
Em thích đọc truyện dân gian vì có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. 
II: Lẫn lộn từ gần âm: 
1:Xét ví dụ sgk tr 68.
- ở VD a: Từ thăm quan dùng không đúng.
- ở VD b: Từ dùng sai là từ nhấp nháy
- Cách chữa:
+ Thay từ thăm quan bằng từ tham quan.
+ Thay từ nhấp nháy bằng từ mấp máy
* Ghi nhớ: sgk
 Bài tập nhanh: 
Chữa các lỗi dùng từ sau: 
Khu nhà này thật hoang mang.(tâm lí con người)-> hoang vắng. 
Bố em là thương binh, ông có dị vật lạ ở phần mềm.(vật lạ, khác thường)-> vật.
BãI biển quê em mùa này đẹp ghê gớm. ->tuyệt vời. 
 III:Luyện tập: 
1: Lược bỏ từ trùng lặp: 
a: bỏ: bạn, ai, cũng rất, lấy, làm,bạn, lan. 
 Còn lại: Lan là 1 lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý. 
b: bỏ: câu chuyện ấy 
 thay “câu chuyện này” bằng “câu chuyện ấy”.
 “những nhân vật ấy” bằng đại từ “họ”
 “những nhân vật ấy” bằng “những người”. 
 Câu sau khi chữa: Sau khi nghe cô giaó kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất tốt đẹp.
c. Bỏ từ lớn lên vì lặp nghĩa với từ trưởng thành.
Câu còn lại: Quá trình vượt núi cao cũng là quá tình con người trưởng thành.
Bài 2: xác định nguyên nhân sai và thay thể từ dùng sai trong các câu
a. Thay từ linh động bằng từ sinh động.
- Nguyên nhân: Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ.
- Phân biệt nghiã: 
+ Sinh động: Gợi ra hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng.
+ Linh động: không rập khuôn máy móc các nguyên tắc.
b. Thay thế từ bàng quang bằng từ bàng quan.
- Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm
- Phân biệt nghĩa: 
+ Bàng quang: bọng chứa nước tiểu
+ Bàng quan: dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc.
c. Thay từ thủ tục bằng từ hủ tục
- Nguyên nhân: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm
- Phân biệt nghĩa:
+ Thủ tục: những việc phải làm theo qui định
+ Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.
 Bài tập bổ trợ: 
GV yêu cầu hs đọc, kiểm tra các lỗi dùng từ trong bàivăn tự sự của mình làm ở nhà(gv đã chỉ rõ) 
 Ghi các từ đó lên bảng.
Yêu cầu hs chữa. Rút ra bài học 
 Hướng dẫn tự học: 
 Tìm và lập bảng phân nghĩa của các từ gần âm để dùng cho chính xác.
Ngày soạn 6/10/2014
Ngày dạy 6C 6D
Tiết 29 Chữa lỗi dùng từ
A: Mức độ cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Phải phát hiện ra lỗi dùng từ sai nghĩa.Mối quan hệ của các từ gần nghĩa.
 Rèn luyện kĩ năng dùng từ đúng.
Tích hợp với phần văn trong văn bản :em bé thông minh. Và tập làm văn trong : luyện nói văn kể chuyện. 
B: Trong tâm kiến thức, kĩ năng:
1: Kiến thức: 
Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
 Biết cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
2: Kĩ năng:
Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa.
 Dùng từ chính xác , tránh lỗi về nghĩa của từ.
C: hoạt động trên lớp: 
 Bài cũ:
 Ở tiết học trước em đã gặp những loại lỗi nào trong việc dùng từ? Lặp từ và lẫn lộn từ đồng âm. 
 Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên- học sinh
 Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ đã viết VD
H: Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ sai trong 3 VD?
H: Vì sao dùng các từ đó là sai?
- Các từ đó dùng sai bởi nghĩa của các từ này không hợp trong văn cảnh:
H:Hãy giảI nghĩa các từ đó? 
a. Yếu điểm: điểm quan trọng
b. Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn do cấp thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là do bầu cử.
c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
* Thảo luận nhóm đôi:
H: Theo em, người viết dùng từ sai là do đâu?
H:Hậu quả của việc dùng từ sai?
 Nội dung câu văn ko trong sáng. Người đọc khó hiểu, hoặc hiểu sai.
H:theo em ta phảI sửa bằng cách nào? 
 Tìm từ thích hợp , đúng nghĩa với văn cảnh để thay vào cho phù hợp. 
H: Vì sao em lại thay thế từ đó?
H: Biện pháp lâu dài để ko dùng từ sai?
* GV: Tự bồi dưỡng vốn từ hằng ngày để làm cho vốn hiểu biết về từ của mình ngày càng phong phú. Muốn thế ta phải đọc sách báo, dùng từ điển để tra cứu nghĩa của từ. Có thói quen giải nghĩa từ theo 2 cách đã học: theo khái niệm; tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
H: Em hãy nhắc lại các bước cần thực hiện khi chữa lỗi?
I:Dùng từ không đúng nghĩa: 
1. Ví dụ: SGK - Tr 75
* Nhận xét: 
- Các từ dùng sai:
a. Yếu điểm
b. Đề bạt
c. Chứng thực
- Nguyên nhân:
không biết nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa, hiểu chưa đầy đủ nghĩa của từ.
 Vốn từ nghèo. 
- Chữa:
a. Thay từ "yếu điểm" bằng "nhược điểm, khuyết điểm
b. Thay từ "đề bạt" bằng từ "bầu, chọn, cử
a. Thay thế từ "chứng thực" bằng từ "chứng kiến, trông thấy, nhìn thấy
(- Bầu: tập thể chọn người giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hay biểu quyết.....
Từ đó hợp văn cảnh)
2:Ghi nhớ: 
- Phát hiện lỗi sai
- Tìm nguyên nhân
- Cách khắc phục chữa lỗi.
 II:Luyện tập: 
Làm bài theo nhóm. 
 Nhóm 1: Bài 1: Chữa lỗi dùng từ sai:
 Dùng sai Dùng đúng
- Bảng ( tuyên ngôn): vật có mặt phẳng thường = gỗ dùng để viết hoặc dán những gì cần nêu cho mọi người xem. bản (đúng) : Tờ giấy , tập giấy có chữ hoặc hình vẽ mang 1 nội dung nhất định.
- Sáng lạng (tương lai) : o có. xán lạn: Rực rỡ.
- Buôn ba (hải ngoại) bôn ba: đi đây đó , chịu nhiều vất vả gian lao.
- Thuỷ mặc (bức tranh) thuỷ mạc: Lối vẽ dùng mực tàu.
- Tự tiện (nói năng) : Theo ý thích của mình ko xin phép ai cả. tuỳ tiện: tiện đâu là đó ko có nguyên tắc nào cả.
Nhóm 2 Bài 2: Điền từ
a. Khinh khỉnh b. Khẩn trương c. Băn khoăn.
Bài 3: Chữa lỗi dùng từ:
a. Bộ phận (tay, chân) của người thường có sự tương ứng với các hoạt động sau:
- Tống bằng tay tương ứng với một cú đấm
- Tung bvằng chân tương ứng với một cú đã
- Câu này có hai cách chữa:
+ Thay cú đá bằng cú đấm, giữ nguyên "tống"
+ Thay "tống" bằng "tung" giữ nguyên "cú đá"
b. Thay thực thà bằng thành khẩn
- Thay tinh tú bằng tinh hoa ,tinh tuý 
Hướng dẫn tự học:
 - Häc bµi, thuéc ghi nhí.
Hoµn thiÖn bµi tËp.
So¹n: các bài tập trong sgk và vở bài tập
 Ngày soạn 10/10/2014
Ngày dạy 6C 6D 
Tiết 30 Tự chọn văn .
Tiết 31 LẬP DÀN Ý TRONG VĂN TỰ SỰ
A Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Kiến thức : HS lập được dàn ý cho một bài văn tự sự.
- Kỹ năng : Lập dàn ý nhanh, chính xác, đảm bảo nội dung yêu cầu của đề.
- Thái độ : Có thói quen lập dàn ý trước khi làm bài.
B.Chuẩn bị của GV- HS:
- GV : Đọc SGV, SGK, Sách tham khảo, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ
- HS : Đọc bài trước, soạn bài.
C. Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học 
	- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở tự chọn của HS.
	- Tiến trình dạy- học bài mới 
 Hoạt động của giáo viên 
 Nội dung cần đạt
H. Thế nào là lập dàn ý cho một bài văn tự sự?
- GV củng cố lại kiến thức cũ cho hs
H. Dàn ý gồm có những phần nào?
H.Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau. 
H.Mở bài cần nêu ý gì? 
H. Phần thân bài em cần phải có những ý nào? Kể theo trình tự nào? 
H. Ở đề này, em cần có cách kết bài như thế nào? 
-Gv yêu cầu hs tìm ý cho đề trên.
 - HS thảo luận nhóm, làm bài cá nhân.
 - Gv gọi một số hs đọc bài làm của mình trước lớp.
 - Gv bổ sung định hướng bài làm của hs.
 - Gv gọi 2 hs c ó bài làm tốt lên bảng chép bài làm của mình cho cả lớp tham khảo
Ôn tập lí thuyết.
- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Dàn ý gồm: 
 MB:Giới thiệu nhân vật và sự việc.
 TB: Kể diễn biến của sự việc theo trình tự trước sau
 KB: Nêu ý nghĩa của truyện
Thực hành lập dàn ý. 
            Kể về một lần em mắc lỗi khiến cha mẹ buồn và nêu những suy nghĩ  của em sau lần mắc lỗi đó
  Dàn bài 
a- Mở bài: 
     - Dẫn dắt để giới thiệu câu chuyện. 
     - Giới thiệu câu chuyện một lần mắc lỗi khiến cha, mẹ buồn và thấy ân hận. 
b- Thân bài:  
     - Kể về lần mắc lỗi lầm của mình: 
          + Hoàn cảnh mắc lỗi.  
          + Diễn biến của việc mắc lỗi.  
          + Hậu quả do việc mắc lỗi gây ra.  
     - Kể về thái độ, việc làm của cha mẹ trước lỗi lầm của em.  
          + Thái độ của cha mẹ.  
          + Hành động của cha mẹ.  
     - Kể về những suy nghĩ của em sau lần mắc lỗi đó: 
          + Nhận ra lỗi lầm, ân hận day dứt. 
          + Xúc động trước sự khoan dung, dạy bảo của cha mẹ.  
          + Tự nhủ sẽ không bao giờ tái phạm.  
c- Kết bài:  
     - Bài học mà em rút ra sau lần mắc lỗi ấy.  
     - Thái độ và tình cảm của em đối với cha mẹ.  
 .
 Củng cố - Dặn dò: 
 - Gv củng cố lại nội dung bài học.
 - Hs học bài và tìm ý các đề bài tiết trước.
	 - Gv nhắc hs chuẩn bị bài tiết sau.
Ngày soạn 10/10/ 2014 
Ngày dạy 6C 6D
 Bài 7 Tiết 31 &32
 Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH
 (Truyện cổ tích) 
A:Mức độ cần đạt: 
 Giúp học sinh: 
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện. Đề cao trí tuệ quần chúng.
Tích hợp với kĩ năng nói, kể chuyện.
 Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu truyện. 
B: Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1: Kiến thức:
Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm “Em bé thông minh”
2: Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đúng đặc trưng thể loại.
 Trình bày những suy nghĩ , tình cảm về nhân vật thông minh.
 Kể lại câu chuyện cổ tích.
C: hoạt động trên lớp: 
 Bài cũ: 
 Nêu những chiến công của Thạch Sanh? Phẩm chất của chàng? ý nghĩa của vũ khí đàn thần và niêu cơm?
 Bài mới: 
 Vào bài: Bên cạnh nhân vật dũng sĩ của cổ tích thần kì còn có loại nhân vật thông minh của cổ tích sinh hoạt. Trí tuệ dân gian VN sắc sảo và vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, trong những tình huống phức tạp. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 nhân vật như thế qua truện “em bé thông minh”. 
 Hoạt động của gíao viên- học sinh
 Nội dung cần đạt
Yêu cầu đọc: Giọng vui , hóm hỉnh.
 GV đọc mẫu 1 đoạn, 2 học sinh đọc , nhận xét. 
H: GV hỏi một số chú thích 3,4,6,13,16?
H: Tóm tắt các sự việc chính của truyện?
- Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.
- Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm. 
- cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại.
- Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.
- Em bé đã tìm cách đối diện vua và giải được câu đố.
- Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.
- Em bé giải đó bằng cách đố lại.
- Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn rò la tìm người tài bằng một câu đố.
- Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.
- Em bé được phong là trạng nguyên.
H: Qua việc đọc và tìm hiểu , em thấy văn bản Em bé thông minh thuộc phương thức biểu đạt nào?
H: Chỉ rõ bố cục của văn bản?
a. Mở truyện: Từ đầu đến Lỗi lạc: vua sai tìm người tài.
b. Thân truyện: Tiếp đến Láng giềng: Em bé giải đố.
c. Còn lại: Em bé thành trạng nguyên.
- HS đọc phần mở truyện
H: Câu chuyện mở đầu bằng tình huống nào?
Vua tìm người tài giỏi giúp nước. Quan đi nhiều nơi,ra nhìêu câu đố nhưng chưa tìm ra ai -> người tài hiếm hoi. 
H:ý ng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 6.doc