Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 6 - Trịnh Đình Vinh - THCS Biên Giới

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Hiểu được sơ lược khái niệm Truyện cổ tích.

- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ .

 - Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh .

 2. Kỹ năng:

 - Bước đầu biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại .

- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện .

 - Kể lại một câu chuyện cổ tích .

 3. Thái độ:

- Giáo dục HS thái độ sống thật thà, biết ơn người đã giúp mình.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Khái niệm truyện cổ tích.

 - Thấy được lẽ công bằng trong xã hội

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: . Phương tiện: Tranh ảnh.

2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.

2. Kiểm tra miệng:

? Kể tóm tắt truyện “Sự tích Hồ Gươm”?(8đ)

 (-HS kể theo nội dung SGK.)

? Nêu ý nghĩa truyện? (2đ)

 * Trả lời:

-Ca ngợi tính chất khởi nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

 -Giải thích tên gọi Hồ Hòan Kiếm, thể hiện khát vọng của dân tộc.

 ( HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.)

 

doc 13 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 6 - Trịnh Đình Vinh - THCS Biên Giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6- Tiết 21 
THẠCH SANH Truyện cổ tích
Tuần 6
 Văn bản 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được sơ lược khái niệm Truyện cổ tích.
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ .
	- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh .
 2. Kỹ năng: 
	- Bước đầu biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại .
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện .
 - Kể lại một câu chuyện cổ tích .
 3. Thái độ: 
- Giáo dục HS thái độ sống thật thà, biết ơn người đã giúp mình.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - Khái niệm truyện cổ tích.
 - Thấy được lẽ công bằng trong xã hội
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: . Phương tiện: Tranh ảnh. 
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
2. Kiểm tra miệng: 
? Kể tóm tắt truyện “Sự tích Hồ Gươm”?(8đ)
 (-HS kể theo nội dung SGK.)
? Nêu ý nghĩa truyện? (2đ)
 * Trả lời: 
-Ca ngợi tính chất khởi nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 -Giải thích tên gọi Hồ Hòan Kiếm, thể hiện khát vọng của dân tộc.
 ( HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.)
3. Tiến trình bài học
* Giới thiệu bài
“Thạch Sanh” là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa, chống xâm lược. Đồng thời, thể hiện ước mơ, niềm tin và đạo đức, công lý xã hội của nhân dân ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về ý nghĩa của truyện. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: 20P
Hướng dẫn đọc, Tìm hiểu chú thích
 GV hướng dẫn đọc: giọng đọc gợi không khí cổ tích, chậm rãi, sâu lắng. Phân biệt giọng kể và giọng nhân vật, nhất là giọng Lý Thông.
" GV cùng HS đọc toàn truyện một lần.
Gọi HS kể tóm tắt truyện
 (Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ sống bên gốc đa hằng ngày đốn củi nuôi thân, 13 tuổi Thạch Sanh có sức khoẻ phi thường, được ông tiên dạy võ nghệ và phép thuật tinh thông. Bị anh kết nghĩa Lý Thông nhiều phen hãm hại. Thạch Sanh đều thoát nạn và lập nhiều chiến công. Chàng dùng cây đàn kỳ diệu làm lui quân 18 nước. Đất nước thái bình, Thạch Sanh được nhường ngôi vua, an hưởng phú quý – Mẹ con lý thông độc ác phải đền tội)
Chú ý các chú thích 3,6,7,8,9,11,12,13
o.Tìm hiểu định nghĩa truyện cổ tích
 HS đọc chú thích dấu sao trang 53
? Em hiểu thế nào là truyện cổ tích 
? Truyện cổ tích thường xoay quanh kiểu nhân vật nào 
? Truyện cổ tích thể hiện ước mơ của ai ? Ước mơ điều gì ?
 HS trả lời, GV nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 15P
+ Xác định phần mở truyện (mở bài), thân truyện, kết truyện? (HS :thảo luận trả lời)
Bố cục:
+Mở truyện: Lai lịch, nguồn gốc của Thạch Sanh.
+Thân truyện:
-Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông.
-Thạch Sanh diệt chằn tinh
-Thạch Sanh diệt đại bàng
-Thạch Sanh bị oan, đi tù
-Thạch Sanh được giải oan, thắng 18 nước chư hầu.
+Kết truyện:Thạch Sanh lên nối ngôi
=>GV chốt ý: Truyện có thể chia bố cục theo dàn ý mở truyện thân truyện kết truyện cũng có thể chia bố cục theo 4 phần (theo từng nội dung)
+ Truyện gồm những nhân vật nào?
+ Nhân vật chính của truyện là ai? Nhân vật này thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
 ? Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường.
 - Bình thường: là con một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
 - Khác thường: 
 + Ra đời do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
 + Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.
 + Thạch Sanh được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ.
 ? Kể về sự ra đời của Thạch Sanh như vậy nhân dân muốn thể hiện điều gì ?
" HS trả lời, GV chốt, ghi bảng
(Kể về sự ra đời của Thạch Sanh vừa bình thường, vừa khác thường nhằm thể hiện quan niệm của nhân dân ta ngày xưa về người anh hùng dũng sĩ. Người dũng sĩ là người có tài phi thường. Người dũng sĩ gần gũi với nhân dân )
II. Đọc, tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc - kể
2. Thể loại: Cổ tích
 SGK
3. Chú thích:
 ( SGK)
II. Tìm hiểu văn bản:
1/. Sự ra đời của Thạch Sanh
 - Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
 - Bà mẹ mang thai trong nhiều năm.
 " Tô đậm tính chất kỳ lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lý tưởng.
4. Tổng kết
* GV treo tranh: Bức tranh thể hiện chi tiết nào trong truyện?
- Tranh 1: Thạch Sanh diệt Chằn Tinh
- Tranh 2: Thạch Sanh diệt Đại Bàng
GV treo bảng phụ
? Nhận xét nào nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?
 	A. Từ thế giới thần linh
 	B. Từ những người chịu nhiều đau khổ 
C. Từ chú bé mồ côi
 	D. Từ những người đấu tranh quật khởi
5. Hướng dẫn HS tự học :
- Học bài, làm BT
- Soạn bài “Thạch Sanh” (tt): 
+Trả lời các câu hỏi SGK
+ Những chiến công của Thạch Sanh.
+ Nhân vật Lí Thông.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
THẠCH SANH (tt) Truyện cổ tích
Bài 6 
Tiết 22 
 Văn bản 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được sơ lược khái niệm Truyện cổ tích.
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ .
	- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh .
 2. Kỹ năng: 
	- Bước đầu biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại .
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện .
 - Kể lại một câu chuyện cổ tích .
 3. Thái độ: 
- Giáo dục HS thái độ sống thật thà, biết ơn người đã giúp mình
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 - ý nghĩa của yếu tố thần kì
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Nghiên cứu, TKTL, soạn giáo án. Phương tiện: Tranh ảnh. 
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
2. Kiểm tra miệng 
? Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh? (7đ)
 (HS kể)
* GV treo bảng phụ
? Tác giả đang kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì? (3đ)
A. Thể hiện ước mơ về một sức mạnh thần kì để chiến thắng thiên nhiên.
B. Thể hiện ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm.
C. Thỏa mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống.
D. Ca ngợi phẩm chất tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động.
3.. Tiến trình bài học:
 * Giới thiệu bài:
Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những chiến công của Thạch Sanh và nhân vật Lí Thông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: 10p Những thử thách Thạch Sanh trãi qua
? Trước khi kết hôn với công chúa Thạch Sanh trãi qua những thử thách như thế nào ?
? Khi xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, Thạch sanh gặp phải tai nạn gì ?
? Hồn chằn tinh, đại bàng sau khi chết đã làm gì ?
? Trước khi kết hôn với công chúa thì điều gì đã xảy ra ?
" HS nêu, GV ghi bảng
? Qua những lần thử thách đó, Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì ?
 GV gợi ý
Trong mọi thử thách, Thạch Sanh luôn là người thật thà, tốt bụng và dũng cảm mưu trí chàng luôn chiến đấu cho điều thiện chứ không vì quyền lợi cá nhân . Tài của Thạch Sanh xuất phát từ tâm đức từ bản tính lương thiện của chàng
Hoạt động 2: 10p Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Thạch Sanh và Lý Thông
? Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông đối lập về tính cách và hành động. Em hãy chứng minh.
 (Thạch Sanh là người như thế nào, Lý Thông là người như thế nào?)
Hoạt động 3: 10pÝ nghĩa một số chi tiết thần kỳ:
? Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kỳ. Em hãy kể ra ?
" HS kể, GV ghi bảng
? Nêu một vài truyện có âm nhạc tương tự.
? Tiếng đàn ở đây có ý nghĩa gì.(Tiếng đàn giúp cho Thạch Sanh những gì ?)
? Tiếng đàn tượng trưng cho những gì.
? Tiếng đàn nói gì để giải oan, giải thoát ? Thái độ 18 nước chư hầu như thế nào ?
 - Tiếng đàn phân tích phải trái, đúng sai, giải bày tình yêu, đòi hỏi công lý. Tiếng đàn làm quân 18 nước chư hầu phải cuối giáp xin hàng. Với khả năng thần kỳ, tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.
? Niêu cơm ăn hết lại đầy, thái độ 18 nước chư hầu như thế nào ?
? Với niêu thần kỳ, lời thách đố của Thạch Sanh, sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu, chứng tỏ Thạch sanh là người như thế nào ?
? Niêu cơm thần tượng trưng cho điều gì ?
? Qua niêu cơm thần thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động ?
 " HS trả lời, GV chốt, ghi bảng.
* Liên hệ: Lê Lợi chống giặc Minh, GDHS tinh thần nhân đạo.
Hoạt động 10p: Kết thúc truyện và ước mơ của người lao động:
HS thảo luận nhóm, 5 phút
 Nhóm 1,2: 1. Cuối truyện Thạch sanh được những phần thưởng gì ?
 Nhóm 3,4: 2. Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt ra sao? Cách kết thúc truyện như thế có phổ biến trong truyện cổ tích không ?
 Các nhóm trình bày, GV nhận xét, chốt ý, treo bảng phụ.
 1. Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa và lên làm vua.
 2. Mẹ con Lý Thông bị lưỡi tầm xét của thiên lôi và cũng là của công lý đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
 Các truyện có cách kết thúc tương tự: Sọ Dừa, tấm cám, Cây tre trăm đốt, Cây bút thần, 
? Em có nhận xét gì về phần thưởng dành cho Thạch Sanh và hình phạt cho mẹ con Lý Thông?
 - Đây là phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách mà nhân vật đã trãi qua. Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt tương xứng với những thủ đoạn và tội ác mà họ đã gây ra.
? Cách kết thúc truyện như trên thể hiện điều gì?
 - Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
? Truyện Thạch sanh kể về ai, kiểu nhân vật nào
? Thạch Sanh làm những gì? Truyện thể hiện ước mơ gì của người lao động?
 HS đọc ghi nhớ
2/. Thạch Sanh trãi qua những thử thách:
 - Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ thế mạng, diệt chằn tinh.
 - Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa bị lấp cửa hang
 - Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù.
 - Mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh.
* Phẩm chất của Thạch Sanh
 - Thật thà, chất phác.
 - Sự dũng cảm và tài năng.
 - Lòng nhân đạo và yêu hòa bình.
3/. Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Thạch Sanh và Lý Thông:
 * Thạch Sanh * Lý Thông
- Hiền lành, thật thà - Độc ác, xảo trá 
- Dũng cảm - Hèn nhát
- Giàu tình nghĩa - Bất nghĩa 
à Sống hạnh phúc à Bị trừng trị 
 (Cái thiện) (Cái ác)
4/. Ý nghĩa một số chi tiết thần kỳ:
 a. Tiếng đàn:
- Giải oan, giải thoát
- Là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù
 Đại diện cho công lý, cái thiện và yêu chuộng hòa bình.
 b. Niêu cơm:
 - Khiến 18 nước chư hầu ngạc nhiên, thán phục.
 - Chứng tỏ Thạch sanh là người tài giỏi.
 - Tượng trưng cho lòng nhân đạo, tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
 - Thể hiện ước mơ mùa màng bội thu, lương thực dồi dào.
5/. Kết thúc truyện và ước mơ của người lao động:
 * Ghi nhớ: (SGK / 67)
4. Tổng kết
 - Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm trong truyện có ý nghĩa gì ?
 - Truyện thể hiện ước mơ gì của người lao động ?
5.Hướng dẫn học sinh tự học 
 - Học ghi nhớ, nắm vững nội dung ghi tập.
 - Chuẩn bị:Văn bản Em bé thông minh
 + Đọc văn bản và soạn bài theo câu hỏi Sgk trang 70 – 74 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
Bài 6 
Tiết 23 
Tuần 6
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
 - Các lỗi dùng từ : lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm .
 - Cách sửa chữa các lỗi lặ từ, lẫn lộn những từ gần âm .
 2. Kỹ năng: 
	- Bước đầu có kỹ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ .
 - Dùng từ chính xác khi nói, viết .
 3. Thái độ: 
 - HS có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Lổi lặp từ và những từ gần âm
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Phương tiện: bảng phụ.
 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà. 
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
2. Kiểm tra miệng: 
 ?Từ có mấy nghĩa ? Cho ví dụ. Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào? (4đ)
 ? Thông thường trong câu từ có bao nhiêu nghĩa? (4đ)
* Trả lời:
 - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
 Ví dụ: Từ mũi, xe đạp
 + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu.
 + Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
 - Từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
 (GV nhận xét và kiểm tra VBT của HS, ghi điểm.) 
3..Tiến trình bài học:
* Giới thiệu bài
 Trong khi nói và viết, lỗi thường mắc đó là: lặp từ và cách dùng từ chưa đúng chỗ khiến cho lời nói trở nên dài dòng, lủng củng. Vậy chúng ta phải dùng như thế nào trong khi nói và viết để đạt hiệu quả giao tiếp, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: 10p 
 Phát hiện và sửa lỗi lặp từ 
 GV gọi HS đọc câu 1 SGK
? Gạch chân những từ ngữ giống nhau trong những câu vừa đọc. 
" HS thực hiện
? Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác việc lặp từ ở ví dụ b
 * Cùng là hiện tượng lặp nhưng có tác dụng khác nhau
 - Câu a phép lặp được dùng với mục đích tao ra nhịp điệu hài hòa cho một đoạn văn xuôi giàu chất trữ tình.
 - Câu b là lặp lỗi do diễn đạt kém.
? Hãy chữa lại câu mắc lỗi lặp từ.
b. - Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc.
 - Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
GV nhấn mạnh : Khi nói và viết cần chú ý về cách diễn đạt tránh việc lặp từ không nhằm mục đích nào cả. Điều ấy sẽ dẫn đến cách diễn đạt lời văn lủng củng. 
Hoạt động 2: 10p
Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
HS đọc câu a, b mục II, GV treo bảng phụ
a. Ngày mai chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tỉnh.
b. Ông họa sĩ già nhấp nhái bộ ria mép quen thuộc.
? Trong các câu, những từ nào dùng không đúng ? 
? Nguyên nhân mắc lỗi là gì ? Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng ? 
- HS :Xác định- sửa chữa
? Giải thích nghĩa tham quan và mấp mái
 - Tham quan: xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc để học tập kinh nghiệm.
 - Mấp mái: cữ động khẽ, liên tiếp.
GV:Nhận xét cung cấp nghĩa các từ đó
+ Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ 
Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ gần âm? 
GV giảng giải để HS hiểu về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa của từ (1 từ) 
=>Từ những nguyên nhân trên theo em hướng khắc phục như thế nào?
- GV nhấn mạnh : Khi nói và viết cần chú ý, không nên lẫn lộn giữa các từ gần âm . 
* Từ có hai mặt: hình thức và nội dung. Hai mặt này luôn gắn với nhau, vì vậy sai về hình thức sẽ dẫn đến sai về nội dung
- GV nhấn mạnh : Khi nói và viết cần chú ý, không nên lẫn lộn giữa các từ gần âm . 
Hoạt động 3: 15p
Hướng dẫn luyện tập
 HS đọc bài tập 1 và chỉ ra những từ trùng lặp
 GV hướng dẫn
a. Bỏ các từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn Lan
b. Bỏ: câu chuyện ấy
 Thay câu chuyện này bằng câu chuyện ấy
 Thay những nhân vật ấy bằng đại từ họ
c. Bỏ: lớn lên (trùng nghĩa với trưởng thành)
HS đọc bài tập 2
? Thay từ dùng sai bằng từ khác và ch o biết nguyên nhân mắc lỗi.
" HS thực hiện
I. Lỗi lặp từ:
 * Ví dụ:SGK/68
a. Tre ( 7 lần ) ; giữ ( 4 lần ); anh hùng 
( 4 lần ) 
-> Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa . 
b. Truyện dân gian ( 2 lần ) 
-> Cảm giác nặng nề, lủng củng => lỗi lặp . 
c. Sửa lỗi: Có 2 cách:
+ Bỏ ngữ: Truyện dân gian
+ Đảo cấu trúc câu: Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
II. Lẫn lộn các từ gần âm:
 * Ví dụ SGK/68
- Từ dùng sai Sửa lại 
 Thăm quan -> Tham quan 
 Nhấp nháy -> Mấp máy 
+ Nghĩa các từ: 
- Từ Tham quan: là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết.
- Từ mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp
- Từ nhấp nháy: mở – tắt liên tiếp.
 à Nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục 
+ Nguyên nhân: 
Vốn từ ngữ nghĩa 
Thiếu cân nhắc khi nói viết à Lỗi lặp từ 
Chưa nhớ rõ ngữ âm 
Chưa hiểu rõ ngữ nghĩa 
à Lỗi lẫn lộn các từ gần nghĩa. 
+ Khắc phục 
- Để tránh lỗi lặp từ cần thường xuyên đọc sách báo thận trọng khi nói hoặc viết 
- Để tránh lẫn lộn từ gần âm cần phải hiểu, nhớ rõ ngữ nghĩa, ngữ âm của từ. 
III. Luyện tập:
1/. Lược bỏ từ ngữ lặp:
a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến.
b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2/. Thay từ dùng sai bằng từ khác:
a. Thay linh động bằng sinh động
b. Thay thủ tục bằng hủ tục
c. Thay bàng quang bằng bàng quan
 * Nguyên nhân mắc lỗi:
 Lẫn lộn các từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
4.Tổng kết
Gạch chân những từ dùng không đúng trong các câu văn sau:
 a. Những yếu tố kỳ ảo tạo nên giá trị tản mạn trong truyện cổ tích.
 b. Đô vật là những con người có thân hình lực lượng
 * Đáp án:
 a. Thay tản mạn bằng lãng mạn
 b. Thay lực lượng bằng khỏe mạnh
5. Hướng dẫn học sinh tự học 
 - Xem lại phần bài học và bài tập.
 - Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)
 + Làm trước các bài tập SGK trang 75-76
V. RÚT KINH NGHIỆM:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
Bài 6
Tiết 24 Tập làm văn 
Tuần 6 
I. MỤC TIÊU:
 	1 . Kiến thức: Giúp HS:
 	 - Nắm được ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình và biết cách sửa chữa.
- Củng cố một bước về cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn và bố cục một câu chuyện
 	2. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng nhận biết và sửa lỗi.
 	3. Thái độ: 
 HS có ý thức làm bài tốt hơn ở các bài viết sau.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
 - Lập lại dàn ý chi tiết của bài văn tự sự để hs tự thấy điểm đúng và sai qua bài làm
III. CHUẨN BỊ: 
1/. GV: Chấm bài, ghi nhận lỗi
2/. HS: Xây dựng dàn ý ở nhà
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
2. Kiểm tra miệng 
 ? Văn tự sự chủ yếu kể về điều gì ? Kể như thế nào ? (6đ)
 ? Thế nào là câu chủ đề ? (4đ)
* Trả lời:
- Văn tự sự là văn chủ yếu kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể cáchành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
- Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, lám cho ý chính nổi lên.
3. Tiến trình bài học:
* Giới thiệu bài:
Tuần 4 chúng ta đã có bài viết số 1 ở nhà về văn tự sự. Để giúp các em thấy được những ưu khuyết điểm trong bài viết, chúng ta tiến hành trả bài viết và cũng qua tiết trả bài các em nắm vững hơn phương pháp làm bài văn tự sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: 5p
Nêu đề bài 
 HS nhắc lại đề bài, GV ghi bảng
Hoạt động 2: 7p
Tìm hiểu đề
? Em hãy xác định yêu cầu của đề. 
 - Kể chuyện một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích
 - Bằng lời văn của em
Hoạt động 3: 15p
Xây dựng dàn ý
? Mở bài em sẽ giới thiệu nhân vật nào, sự việc nào?
? Kể diễn biến sự việc ở phần thân bài như thế nào?
 " HS kể các sự việc
? Kết bài giới thiệu sự việc kết thúc như thế nào ?
Hoạt động 4: 4p
Nhận xét và sửa lỗi
 * Ưu điểm: Học sinh nắm được yêu cầu của đề, kể lại đầy đủ, chính xác nội dung của truyện, một số em bài làm có sáng tạo
 * Khuyết điểm: Các em quá bám sát văn bản sách giáo khoa, chưa dùng lời văn của mình để kể, kể quá sơ sài, sai lỗi chính tả quá nhiều.
 GV ghi từ sai lên bảng (một số lỗi điển hình) yêu cầu HS sửa lại cho đúng
1. Lỗi chính tả: 
2. Lỗi dùng từ, viết câu: 
3. Các lỗi khác:
 Mở bài không phù hợp, không đủ ý, không phân chia bố cục rõ ràng.
Hoạt động 5: 5p
Hướng khắc phục
 Cần kiểm tra lỗi chính tả cẩn thận trước khi nộp bài, nên làm nháp trước, sau đó mới viết vào giấy kiểm tra.
Hoạt động 6: 5p
Đọc bài văn hay
Hoạt động 7: 4p
Trả bài cho học sinh
 GV phát bài cho HS 
I. Đề bài:
Em hãy kể lại một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em biết bằng lời văn của em.
II. Tìm hiểu đề:
- Kể chuyện một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích
 - Bằng lời văn của em
III. Dàn ý:
1. Mở bài:
 Trong kho tàng truyện truyền thuyết, cổ tích Việt Nam ta có rất nhiều câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.Trong đó có một câu chuyện giải thích nhằm suy tôn nguồn gốc của người Việt Nam ta. Đó chính là câu chuyện "Con Rồng, cháu Tiên" - một câu chuyện mà em thích nhất.
2. Thân bài:
 - Giới thiệu về Lạc Long Quân: con trai thần Long Nữ, thần mình rồng, sống dưới nước,có sức khoẻ và nhiều phép lạ...
 - Giới thiệu về Âu Cơ: con của Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần...
 - Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi kết thành vợ chồng...
 - Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con trai...
 - Lạc Long Quân về thuỷ cung, Âu Cơ ở lại nuôi con một mình...
 - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con, kẻ xuống biển, người lên rừng...
 - Con trưởng của Âu Cơ lên làm vua... giải thích nguồn gốc của người Việt Nam.
3. Kết bài.
 Câu chuyện trên làm em thật cảm động. Câu chuyện giúp em hiểu biết rõ hơn về nguồn gốc của người dân Việt Nam chúng ta - giòng giống Tiên, Rồng.
IV. Nhận xét và sửa lỗi:
1/. Nhận xét:
2/. Sửa lỗi:
V. Hướng khắc phục:
VI. Đọc bài văn hay:
VII. Trả bài cho học sinh:
4. Tổng kết
Giáo viên nhắc lại phương pháp làm bài văn tự sự: đọc kỹ đề bài, tìm ý, lập dàn ý, viết thành bài văn, kiểm tra lại bài làm.
5. Hướng dẫn học sinh tự học
 - Xem lại dàn ý.
 - Chuẩn bị: Luyện nói kể chuyện
 + Lập dàn bài cho một đề SGK trang 77
 + Tập nói để luyện nói trên lớp
5/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 6 - Trịnh Đình Vinh - THCS Biên Giới.doc