Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 9 - Bùi Thị Hòa - THCS Đạ Long

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

 - Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Nhân vật, sự kiện, coota truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.

 - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường.

2. Kĩ năng:

 - Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.

 - Phân tích các sự kiện trong truyện.

 - Kể lại được câu chuyện.

3.Thái độ:

 - Giáo dục lối sống nhân hậu, không tham lam, bội bạc.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Đọc phân vai, đọc hiểu văn bản, phân tích, phát vấn, liên hệ thực tế.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 9 - Bùi Thị Hòa - THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9	 	 Ngày soạn: 12/10/2014
Tiết: 33	 	 	 	 Ngày dạy: 14/10/2014
Văn bản:
Hướng dẫn đọc thêm: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
 - Truyện cổ tích của A.Pu-Skin -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
 - Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Nhân vật, sự kiện, coota truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
 - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng hoang đường.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
 - Phân tích các sự kiện trong truyện.
 - Kể lại được câu chuyện.
3.Thái độ:
 - Giáo dục lối sống nhân hậu, không tham lam, bội bạc.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Đọc phân vai, đọc hiểu văn bản, phân tích, phát vấn, liên hệ thực tế.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
 - Qua truyện “Cây bút thần” các em hiểu được phần nào truyện cổ tích của nhân dân Trung Quốc. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” đến từ đất nước Nga của thi hào Pu-skin. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giới thiệu chung
HS: đọc chú thích
GV: Em hãy cho biết xuất xứ của truyện?
HS: Trả lời.
GV: Giới thiệu chân dung và đôi nét về thi hào Pu-skin.
HS: Nghe ghi 
Đọc-hiểu văn bản
GV: Giải thích chú thích 2,5,7,13.
GV: hướng dẫn cách đọc, chú ý giọng ông lão hiền từ, nhu nhược, giọng cá vàng cảm thông, an ủi, giọng mụ vợ thô lỗ, đanh đá.Gv đọc mẫu, phân vai cho Hs đọc đoạn hội thoại, gv đọc lời dẫn truyện. 
HS, GV: Nhận xét cách đọc.
GV, HS: Tóm tắt
GV: Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần?
HS: Chia bố cục và nêu nội dung từng phần.
GV: Truyện kể theo ngội thứ mấy ? ý nghĩa ?
HS: Truyện kể theo ngôi thứ 3, lời kể khách quan, có thể kể được mọi sự việc ở mọi góc độ.
GV: Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
HS: ông lão.
GV: Ông lão mấy lần ra biển, hình ảnh ông lão ra biển như thế nào ?
HS: 5 lần 
+ L1: Ông lão đi ra biển 
+ L2: Ông lão lại ra biển + L3 : Ông lão lại lóc cóc ra biển 
+ L4: thui thủi đi ra biển .
+ L5: Ông lão lại ra biển => Chán nản và tuyệt vọng rất đáng thương
GV: Em yêu quý tính cách gì của ông lão và không đồng ý tính cách gì ?
GV: tác phẩm sử dụng nghệ thuật gì?
HS: Lặp, tăng tiến
HS: trả lời.
GV: Nhận xét, phân tích ngắn gọn. Chuyển ý sang nhân vật mụ vợ. Nếu như ông lão mỗi lúc càng tội nghiêp đáng thương thì mụ vợ được khắc họa như thế nào?
HS: Lòng tham lam bội bạc của mụ ngày một tăng: Đòi máng lợn mới->Đòi nhà rộng ->Đòi nhất phẩm phu nhân ->Đòi làm nữ hoàng ->Đoi làm Long Vương.
GV: Trước lòng tham của mụ vợ thì cảnh biển như thế nào?
HS: Cảnh biển thay đổi.
 + L1 : Biển gợn sóng êm ả.
 + L2 : Biển xanh nổi sóng
 + L3 : Biển nổi sóng dữ dội.
 + L4 : : Biển nổi sóng mù mịt 
 + L5 : Một cơn giông tố kéo đến 
Biển : Từ bình thường -> nổi giận -> giận dữ.
Mụ vợ đòi hỏi càng tăng->tức giận càng lớn.
->tham lam, bội bạc
GV: cá vàng mấy lần trả ơn, tại sao lần thứ năm lại từ chối
HS: Trả lời.
GV: Treo tranh, chi tiết này minh họa cho chi tiết nào?
HS: Đầu truyện .
 - Cuối truyện .
=> nghệ thuật đđầu cuối tương ứng.
GV: Theo em thì em muốn ông lão có cuộc sống như thế nào? Vì sao ?
HS: Bộc lộ
GV: Phân ticcsh lại các kiểu nhân vật
HS: Đọc ghi nhớ
Hướng dẫn tự học
- Chọn một chi tiết mà em thích nhất như chi tiết ông lão thả cá về biển, chi tiết mụ vợ ngồi trước túp lều nát...
- Chuẩn bị bài Ếch ngồi đáy giếng.Đọc văn bản, tập tóm tắt. Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu.
I. Giới thiệu chung :
- “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ dân gian Nga, Đức được Pu-Skin kể lại bằng 205 câu thơ tiếng Nga.
- Kết cấu sự kiện trả ơn trong truyện cổ tích « Ông lão đánh cá và con cá vàng »
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc-tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 3 phần
* Mở truyện: Giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông lão đánh cá.
* Thân truyện: Diễn biến 5 lần ông lão ra biển.
* Kết truyện: Vợ chồng ông lão trở về cuộc sống như xưa.
b. Phân tích:
b1. Nhân vật ông lão:
- Ba lần kéo lưới mới bắt được cá
- Thả cá mà không hề đòi hỏi gì
->Tốt bụng, nhân từ, không tham lam
- Làm theo mọi yêu cầu của mụ vợ, ra biển xin cá vàng trả ơn, giúp đỡ 
-> Nhu nhược.
=> Tốt bụng, hiền lành, nhân hậu nhưng nhu nhược, nhẫn nhục một cách đáng thương. 
b2. Nhân vật mụ vợ:
Thái độ và đòi hỏi
Cảnh biển
Lần 1
- Mắng 
- Đòi máng lợn mới -> Có máng 
Gợn sóng êm ả. 
Lần 2
- Quát to: Đồ ngu 
- Đòi nhà rộng-> Có nhà rộng, đẹp. 
Nổi sóng 
Lần 3
- Mắng như tát nước vào mặt: Đồ ngu, đồ ngốc
- Đòi nhất phẩm phu nhân. 
- Bắt quét chuồng ngựa 
Nổi sóng dữ dội
Lần 4
- Nổi trận lôi đình tát vào mặt, đuổi đi.
- Đòi làm nữ hoàng
->Toại nguyện 
- Đuổi chồng đi
Nổi sóng mù mịt 
Lần 5
- Nổi cơn thịnh nộ,
- Đòi làm Long Vương 
- Bắt cá vàng hầu hạ
Giông tố kéo đến, sóng ầm ầm
=> Tham lam bội bạc, ngày càng tăng lên khiến thiên nhiên cũng nổi cơn thịnh nộ .
b3. Cá vàng và biển cả:
- Cá váng đáp ứng 4 yêu cầu của mụ
-> biết ơn ông lão
- Lần thứ 5 thu lại tất cả những gì đã cho
- Trả lại túp lều nát ngày xưa.
-> nhân ái và nghiêm khắc.
=> Tượng trưng cho lòng biết ơn và công lí xã hội.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng cácyếu tố tưởng tượng hoang đđường.
- Kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến.
- Hình tượng nhân vật đối lập.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Truyện ca ngợi những con người biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học cho những kẻ tham lam bội bạc.
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự các sự việc.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện.
* Bài mới: soạn bài Ếch ngồi đáy giếng
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 9	 	 Ngày soạn: 12/10/2014
Tiết: 34	 	 	 	 Ngày dạy: 14/10/2014
Tập làm văn:
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự
 - Kể “Xuôi”, kể “ ngược” theo nhu cầu thể hiện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Hai cách kể-hai thứ tự kể: Kể “Xuôi”, kể “ ngược.
 - Điều kiện cần có khi kể ngược.
2. Kĩ năng:
 - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
 - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
3. Thái độ: 
 - Có ý thức sáng tạo khi kể chuyện để câu chuyện hấp dẫn, mới mẻ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Bài cũ: 
 - Kể lại truyện Thánh Gióng ? Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện ?
3. Bài mới:
 - Trước khi kể chuyện các em cần phải chọn ngôi kể phù hợp với kiểu chuyện. Tuy nhiên câu chuyện có hay và hấp dẫn hay không chính là nhừ việc sắp xếp các sự việc. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thứ tự kể.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Tìm hiểu chung 
GV: Nêu khái niệm kể xuôi
HS: Nghe ghi.
GV: Truyện “Sơn Tinh- Thủy Tinh” kể theo ngôi kể thứ mấy? Gồm những sự việc nào? Những sự việc nào là sự việc khởi đầu, sự việc nào là diễn biến? Sự việc nào là kết quả? Nhận xét sự sắp xếp thứ tự trong câu chuyện này?
HS: Trả lời
GV: ghi ra bảng phụ và phân tích 
Nguyên nhân 
KQ
Vua hùng kén rể
Sơn Tinh- Thủy Tinh đến cầu hôn 
Vua hùng đặt ra sính lễ 
Sơn Tinh đến trước cưới được Mị Nương 
Thủy Tinh đến sau dâng nước đánh Sơn Tinh.
Hai bên giá chiến => Thủy Tinh thua 
Năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh 
GV: Nêu khái niệm cách kể ngược
HS đọc đoạn văn sgk. 
GV: Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?
HS: Kể kết quả trước sau đó kể các sự việc nguyên nhân để gây sự bất ngờ, sự nhấn mạnh, kết quả của một hậu quả bị chó cắn.
GV: Bài học cần ghi nhớ những gì?
HS: Trả lời ghi nhớ.
Luyện tập :
Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của đề
HS: Thảo luận nhóm trình bày
GV: Nhận xét ghi điểm
Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của đề
GV: Hướng dẫn gợi ý trong sgk. Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi để tìm ý.
HS: Lấy giấy nháp lập dàn ý.
Hướng dẫn tự học
- Kể xuôi và kể ngược truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Dựa vào văn bản để đảo ngược sự việc khi kể ngược.
- Chú ý hai dạng đề: kể sự việc và kể về nhân vật, đặc biệt là dạng đề kể về nhân vật. Ôn lại kiểu lời văn kể về nhân vật. Lập dàn ý cho kểu đề này theo hai ngôi kể thứ nhất và thứ ba.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự:
* Kể xuôi: là kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự trước sau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì diễn ra sau kể sau cho đến hết.
Ví dụ 1: Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” (SGK ) 
-> Kể theo thứ tự tự nhiên, kể theo thứ tự thời gian.
* Kể ngược: Là kể các sự việc theo trình tự không gian, đem kết quả của sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại kể hết các sự việc diễn ra. 
Ví dụ 2: Chuyện kể về thằng ngố 
4. Ngố bị chó cắn phải đi băng bó 
3. Ngố bị chó cắn kêu cứu nhưng không ai cứu 
1. Ngố mồ côi cha mẹ nên hư hỏng, lêu lổng 
2. Tìm cách lừa mọi người làm mọi người mất lòng tin.
-> tạo sự bất ngờ và nhấn mạnh hậu quả bị chó cắn.
2. Ghi nhớ: Sgk/ 98
* Chú ý : Để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung 
II. Luyện tập :
Bài 1: 
- Kể truyện tho ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi 
- Thứ tự kể: 
+Tôi và Liên là bạn thân (Hiện tại ) 
+Trước đó tôi rất ghét Liên (Quá khứ) 
+Liên biết, Liên không nói gì còn giúp tôi.
+ Tôi và Liên là đôi bạn thân (hiện tại) 
Kể ngược theo hồi tưởng : Hồi tưởng đóng vai trò quan trọng, là cơ sở của kể ngược 
Bài 2:Lập dàn ý cho đề “kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ: Tập kể xuôi, kể ngược một số truyện dân gian.
* Hướng dẫn bài viết số 2: 
- Kiểu bài: Văn tự sự
- Đối tượng: Kể về người em yêu thích.
- Luyện tập lập dàn ý về đề bài kể về người.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 9	 	 Ngày soạn: 08/10/2011
Tiết: 35-36	 	 	 	 Ngày dạy: 13/10/2011
Tập làm văn:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - VĂN TỰ SỰ
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng về văn tự sự của học sinh. Qua đó nắm bắt kĩ năng kể chuyện đời thường, kĩ năng viết thành bài văn hoàn chỉnh của các em.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh viết bài tại lớp 2 tiết.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
 - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong văn tự sự.
 - Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
 - Xác định khung ma trận.
IV. CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA
 Đề bài: Em hãy kể về một người mà em yêu thương?
V. HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM:
Câu
 Hướng dẫn chấm
 Điểm
1
a. Yêu cầu hình thức: 
- Làm đúng kiểu bài văn tự sự.
- Xác định đúng đối tượng cần kể là một người mà em yêu thương.
- Sử dụng ngôi thứ nhất và trực tiếp bộc lôn thái độ tình cảm.
- Biết sắp xếp các ý theo trình tự thời gian hoặc không gian( kể xuôi và kể ngược), bài viết có bố cục và lời văn hợp lý. 
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng bố cục.
b. Yêu cầu nội dung: đảm bảo bố cục ba phần
Mở bài: 
Giới thiệu tên người em yêu thương.
Vì sao em yêu thương, nét nổi bật của người em yêu thương.
Thân bài: 
- Giới thiệu qua hình dáng, tuổi tác, tính tình, lời nói, công việc
- Thông qua sự việc nêu nổi bật phẩm chất tốt đẹp của người em yêu thương.
- Kể về sự quan tâm chăm sóc của người đó đói với người thân.
- Kể về sự quan tâm chăm sóc của người đó đối với em:
+ Động viên nhắc nhở
+ Giúp đỡ vật chất
+ Giúp đỡ công việc.
- Tình cảm của em đối với người em yêu thương.
Kết bài: 
- Lời chúc tốt đẹp, hứa hẹn sẽ học tập rèn luyện tốt.
(1.0 điểm)
(0.75 điểm)
(7.5 điểm)
( 0.75 điểm) 
Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 9 - Bùi Thị Hòa - THCS Đạ Long.doc