Giáo án Ngữ văn 6 - Viết bài tập làm văn số 3

 A - MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa.

 - Thực hiện một bài viết có bố cục, đúng đặc điểm thể loại; lời văn hợp lí.

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và ý thức tự giác học tập.

- Rèn kĩ năng sống tự giác

 3. Thái độ:

- Nghiêm túc viết bài.

 B - CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung, ra đề - đáp án biểu điểm.

 2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự - kể chuyện đời thường, nghiên cứu kĩ 7 đề , bài luyện tập (SGK,T.119).

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2400Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Viết bài tập làm văn số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết 49 - 50. Tập làm văn.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 A - MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức:
 - Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa.
 - Thực hiện một bài viết có bố cục, đúng đặc điểm thể loại; lời văn hợp lí.
	2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và ý thức tự giác học tập.
- Rèn kĩ năng sống tự giác
	3. Thái độ: 
- Nghiêm túc viết bài.
 B - CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung, ra đề - đáp án biểu điểm. 
 2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức cơ bản về văn tự sự - kể chuyện đời thường, nghiên cứu kĩ 7 đề , bài luyện tập (SGK,T.119).
C - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức: (1phút)
 2. Bài mới
 *1 Hoạt động 1:(85') 
	- Giáo viên chép đề kiểm tra cho học sinh
 - Học sinh chép đề; làm bài - nộp bài
 I. Đề bài:
“Kể về những đổi mới ở quê em”.
 II. Yêu cầu:
	 - Thể loại: Tự sự - Kể chuyện đời thường.
	 - Nội dung: Những đổi mới ở quê em.
	 - Phạm vi, giới hạn: Bằng nhận thức của bản thân về sự đổi mới của quê em.
 III. Đáp án - Biểu điểm:
	1. Đáp án:
 a) Mở bài:
 	Giới thiệu chung về sự đổi mới của quê hương em.
 	b) Thân bài:
 	- Quê hương em cách đây khoảng hơn chục năm về trước như thế nào? (Nghèo, buồn, vắng vẻ,...).
 - Quê hương em hôm nay đổi mới toàn diện nhanh chóng:
 + Những con đường được mở rộng, nâng cấp, đường vào bản đi lại cũng thuận tiện hơn,nhà ở của dân cũng được xây dựng đẹp và kiên cố hơn.
 + Trường học được xây dựng khang trang, có khuôn viên đẹp mắt, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò trong nhà trường.
 + Trạm xá, uỷ ban xã (phường), nhà văn hoá, ... được xây dựng quy củ hơn sẵn sàng phục vụ những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mọi người dân.
 + Điện về đến các thôn quê, làm đổi mới cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của dân làng; nhiều nhà có ti vi, xe máy, ...
 + Nề nếp, sinh hoạt quy củ thể hiện được nếp sống văn hoá hiện đại...
 c) Kết bài:
 - Tình cảm của em đối với quê hương 
 - Quê em trong tương lai.
2. Biểu điểm:
	a) Mở bài:	
(0,25 điểm)- Hình thức: Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
(0,75 điểm)- Nội dung: Đảm bảo như đáp án (Giới thiệu chung về sự đổi mới ở quê em)
b) Thân bài: 	
(1,5 điểm) - Hình thức: Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn chân thành; diễn đạt lưu loát rõ ràng; kết hợp được với miêu tả, biểu cảm. 
	 - Nội dung: Đảm bảo như đáp án (Giới thiệu chung về sự đổi mới ở quê em):
(2 điểm) + Quê hương em trước đây.
(4,5 điểm) + Quê hương em hôm nay có nhiều đổi thay (Những con đường mới; trường học; trạm xã; đời sống vật chất, tinh thần của người dân,...)
	c) Kết bài: 
(0,25 điểm)- Hình thức: Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
	 - Nội dung: Đảm bảo như đáp án
(0,25 điểm) Tình cảm của em đối với quê hương:
	+ Yêu quý, tự hào về quê hương.
(0,5 điểm) + Quê em trong tương lai.
 *2 Hoạt động 2:(3')
 - GV thu bài, nhận xét giờ viết bài.
	 - Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về văn tự sự; nắm chắc các bước làm bài, cách chọn ngôi kể và lời kể...
	- Đọc, tham khảo thêm những bài văn mẫu về văn tự sự kể chuyện đời thường.
 - Đọc và chuẩn bị bài " Số từ và lượng từ"
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 51. Tiếng Việt.
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A - MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	1. Kiến thức
 - Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
	2. Kỹ năng: 
- Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói và khi viết.
- Rèn kĩ năng sống: 
	3. Thái độ: 
- Ý thức học tập giữ gìn tiếng nói dân tộc.
 B - CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 2. Học sinh: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
C - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
	* Câu hỏi: 
? Cụm danh từ là gì? Cấu tạo của cụm danh từ? Đặc điểm của các phụ ngữ ở phần trước và phần sau?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (2 điểm)
	- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. (2 điểm)
 - Cụm danh từ thường có ba phần: Phần trước - Phần trung tâm - phần sau.(1 điểm)
 - Phụ ngữ đứng trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng. (2 điểm)
 - Phụ ngữ đứng sau nêu lên đặc điểm của sự vậy mà danh từ biểu thị, hoặc xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. (3 điểm) 
3. Bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1. Khởi động - giới thiệu(1')
Các em đã biết, danh từ thường kết hợp với một số từ ngữ khác tạo thành cụm danh từ. Những từ ngữ ở phần trước thường là những từ ngữ chỉ số lượng. Đó chính là số từ và lượng từ. Vậy số từ và lượng từ có những đặc điểm gì, tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
* Hoạt động 2 : Phân tích mẫu hình thành khái niệm(21') 
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.128):
H: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu ? Những từ đó thuộc từ loại nào ?
- Những từ được bổ nghĩa đều là danh từ.
H: Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ ? Vị trí của chúng do với danh từ mà chúng bổ nghĩa ?
- Trong ví dụ (a) bổ sung ý nghĩa về số lượng. Đứng trước danh từ.
- Ví dụ (b) bổ sung ý nghĩa về thứ tự. Đứng sau danh từ.
H: Theo em, từ đôi trong ví dụ (a) có phải là số từ không ? Vì sao?
H: Em hãy tìm thêm những từ tương tự như từ đôi ?
- Cặp, tá, chục, nghìn, vạn, triệu,...
Ví dụ: Một chục trứng, hai cặp bánh chưng,...
H: Như vậy, qua các ví dụ vừa phân tích, em hiểu thế nào là số từ ? Số từ có những đặc điểm gì ?
H: Hãy đặt một câu có sử dụng số từ? Chỉ rõ số từ trong câu ?
 Ví dụ:
 Một đàn gà con đang quấn quýt bên gà mẹ.
Chuyển: Như vậy, các em đã nắm được số từ và đặc điểm của số từ. Lượng từ có đặc điểm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần thứ hai 
- HS đọc ví dụ (SGK T129)
H : Nghĩa của những từ in đậm trong ví dụ có gì giống và khác số từ ?
- Giống: Các, những, Cả mấy cùng đứng trước danh từ.
- Khác: + Số từ dùng chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
+ Những từ in đậm trong ví dụ này có ý nghĩa chỉ lượng ít hay nhiều nói chung của sự vật.
H : Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ ? Tìm thêm những từ có ý nghĩa tương tự ?
- HS lên bảng điền vào mô hình :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
các 
tướng
giặc
những
kẻ
Thua trận
cả
mấy vạn
quân sĩ 
từng
dãy
núi đồi
H : So sánh nghĩa những từ in đậm trong cụm danh từ có gì khác nhau ? 
 - Cả: Chỉ ý nghĩa toàn thể.
- Các, những, mấy, vạn: Chỉ ý nghĩa tập hợp; từng: chỉ ý nghĩa phân phối.
Š Những từ in đậm trong các ví dụ vừa tìm hiểu chính là lượng từ.
H : Vậy em hiểu thế nào là lượng từ ? Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, lượng từ có thể chia thành mấy nhóm ?
* Hoạt động 3. Luyện tập (15') 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.129).
* Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy?
Không ngủ được
Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành; 
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
 (Hồ Chí Minh)
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.129).
- HS thảo luận theo nhóm, gọi đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
* Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
 (Tố Hữu)
- HS thảo luận nhóm
* Nghĩa của các từ từng và mỗi trong các ví dụ sau có gì khác nhau ?
a) Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...].
 (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
 (Sự tích Hồ Gươm)
I. Số từ. 
 1. Ví dụ SGK:
 2. Nhận xét
* Ghi nhớ SGK T 128
II. Lượng từ
 1. Ví dụ:
2. Nhận xét
 * Ghi nhớ:
 SGK,T.129
III. Luyện tập
 1. Bài tập 1: 
 Đáp án: 
Số từ trong bài thơ:
- Một canh... hai canh... ba canh Š biểu thị số lượng của canh.
- Canh bốn, canh năm Š biểu thị thứ tự của canh. 
 2. Bài tập 2: 
 Đáp án:
 - Từ trăm và từ ngàn vốn là số từ nhưng ở đây nó là lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp (Con đi nhiều núi nhiều khe).
 - Từ muôn là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể.
 3. Bài tập 3:
 Đáp án: 
 a) Từng là lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp.
 b) Mỗi là lượng từ chỉ ý nghĩa phân phối.
 * Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò (3')
4. Củng cố
- Thế nào là số từ, thế nào là lượng từ ?
5. Dặn dò
- Làm bài cũ và xem trước bài " Kể chuyện tưởng tượng"
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 52: Tập Làm Văn
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng :
- Nhân vật , sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự .
- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phâm tự sự.
 2. Kĩ năng: 
- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản .
 3. Thái độ: 
- Giáo dục tình cảm yêu mến môn học .
B. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên: Bảng phụ, soạn bài, chuẩn bị tài liệu liên quan.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV: Lập dàn ý cho đề bài số 1 và 3 SGK/134 .
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS .
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1. Khởi động - giới thiệu(2')
Văn tự sự có nhiều yếu tố tưởng tượng sẽ giúp bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, đáng yêu và giàu ý nghĩa biểu hiện. Hôm nay cô sẽ giới thiệu vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự . 
* Hoạt động 2. Phân tích mẫu hình thành khái niệm(25') 
H: Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ?
- Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng , không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
H: Hãy kể tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” trong truyện, người ta đã tượng tượng những gì ? 
- Đây là truyện ngụ ngôn dân gian các nhân vật, sự việc không có thật mà do tưởng tượng ra.
- Tưởng tượng: các bộ phận cơ thể con người là những nhân vật biết đi, nói, hành động . 
H: Chi tiết nào dựa vào sự thật ? Chi tiết nào được tưởng tượng ra ? Tưởng tượng là những điều không có trong sự thật ?
H: Câu chuyện được tưởng tượng nhằm nói lên điều gì ?
H: Theo em, tưởng tượng có phải tuỳ tiện hay không ? Hay vì nhằm mục đích gì ?
- Thể hiện một tư tưởng chủ đề
- Gọi HS đọc truyện “Lục súc tranh công”.
H: Cốt truyện này có sẵn trong thực tế không ?
H: Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng trong truyện ? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào ? 
- Tưởng tượng : sáu con gia súc kể công, so bì nhau . 
H: Theo em, tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ? 
- Gọi HS đọc truyện “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu ” .
H: Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng trong truyện ? Những chi tiết tưởng tượng ấy dựa trên những sự thật nào ? 
- Tưởng tượng : gặp Lang Liêu hỏi về cách làm bánh. 
H: Theo em, tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ?
H: Bài học hôm nay cần ghi nhớ những gì ? 
*.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập(15')
Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau:
 Đề 1 / 134 SGK 
- GV chia lớp làm 4 nhóm hoạt động
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
I.Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng:
1. Tóm tắt : Truyện: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. 
- Ý nghĩa : Trong cuộc sống con người phải biết nương tựa vào nhau, nếu tách rời nhau thì không tồn tại được . 
2. Truyện : “Lục súc tranh công” . 
- Ý nghĩa : Khuyên răn con người không nên so bì, tị nạnh nhau . 
3.Truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” 
- Ý nghĩa : phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết . 
* Ghi nhớ ( SGK t 133) 
II. Luyện tập.
Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau: 
* Đề 1/ 134 SGK
a. Mở bài : Giới thiệu nhân vật và sự việc:
 ( Thuỷ Tinh – Sơn Tinh đại chiến với nhau trên chiến trường mới ) . 
b. Thân bài : Kể diễn biến câu chuyện . 
- Thuỷ Tinh tấn công vẫn với vũ khí cũ nhưng mạnh hơn, tàn ác hơn . 
- Cảnh Sơn Tinh thời này chống lại sự tàn phá của Thuỷ Tinh. Huy động sức mạnh tổng lực : xe ủi, máy xúc, máy bay, thuyền, điện thoại .. 
- Cảnh cả nước quyên góp đồng bào bão lụt . 
c. Kết bài : Thuỷ Tinh chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỷ 21 .
*Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò(3')
 4. Củng cố: Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? 
 5. Dặn dò :
 - Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng,
 - Soạn “Ôn tập truyện dân gian”.
====================== Hết tuần 13 =======================

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_12_Treo_bien.doc