Giáo án Ngữ văn 7 - Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông.

- Nắm được đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

2. Kỹ năng:

- Đọc- hiểu văn bản làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật.

3. Thái độ:

- Có ý thức tiếp cận, tìm hiểu thể thơ Đường luật.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, Soạn bài, sách TKBD

- HS: soạn bài ở nhà

III. Phương pháp dạy học: phân tích, phát vấn câu hỏi, kĩ thuật động não.

IV. Tiến trình bài dạy:

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10482Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22: 	 Ngày soạn: 29/09/2015
	 Ngày dạy: 07/10/2015
 Văn bản: BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở
PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
 (Thiên Trường vãn vọng) 	
Trần Nhân Tông
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông. 
- Nắm được đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2. Kỹ năng:
- Đọc- hiểu văn bản làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Nhận biết một số chi tiết nghệ thuật. 
3. Thái độ:
- Có ý thức tiếp cận, tìm hiểu thể thơ Đường luật.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, Soạn bài, sách TKBD
- HS: soạn bài ở nhà
III. Phương pháp dạy học: phân tích, phát vấn câu hỏi, kĩ thuật động não.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
*Câu hỏi: Đọc thuộc phần phiên âm – dịch nghĩa – dịch thơ trong bài “Phò giá về kinh”? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Hãy trình bày những nét chính về tác giả Trần Nhân Tông?
HS: trình bày theo SGK
GV: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
HS: Sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
GV: Bài thơ được làm theo thể gì?
HS: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
GV: Về thể thơ, bài này giống bài nào đã học? Nêu một số đặc điểm của thể thơ?
HS: “Sông núi nước nam”. Các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản: 
GV: Hai câu đầu miêu tả cảnh vật vào thời điểm nào? Không gian ra sao? Em có nhận xét gì về cảnh vật đó?
HS: 
- Thời điểm: Chiều về, sắp tối.
- Không gian: xóm trước thôn sau, chung quanh phủ như có như không.
à cảnh vật đẹp, mờ ảo, yên tĩnh.
GV: Hai câu cuối, cảnh làng quê được miêu tả ntn?
HS: 
- Cảnh vật: Cảnh và người mờ sương khói, trẻ dắt trâu về trong tiếng sáo, cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
GV: Không gian trong hai câu cuối được miêu tả ntn?
HS: Không gian thoáng đãng cao rộng, yên ả.
GV: Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
HS: Suy ngẫm trả lời. 
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết: 
GV: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
SH trình bày:
GV nhận xét, chốt.
GV gọi 1 HS đọc Ghi nhớ SGK/T 77.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (SGK)
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu:
- Cảnh chiều muộn ở thôn quê Bắc Bộ nhạt nhòa trong sương, đẹp, mơ màng và yên tĩnh.
2. Hai câu cuối:
- Miêu tả không gian thoáng đãng cao rộng, yên ả, trong sạch.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Bức tranh cảnh vật làng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Thiên nhiên và con người hòa quyện một cách nên thơ. Qua đó ta thấy cái nhìn “vãn vọng” của vị vua thi sĩ có tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị
2. Nghệ thuật: 
- Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo. Nhịp thơ êm ái hài hòa. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài: “Từ Hán Việt” (Tiếp theo).
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Buoi_chieu_dung_o_pha_Thien_Truong_trong_ra_Thien_Truong_van_vong.doc