Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Bài 3 - Tiết 8: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Hồ Thúy Dung

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được:

 a. Kiến thức:

 - Hiểu khái niệm ca dao, dân ca.

 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca có chủ đề tình cảm gia đình.

 - Thuộc một số bài ca dao trong văn bản học và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng.

 - Tích hợp:

 + Văn: Các bài ca dao dân ca cùng hệ thống

 + Tiếng Việt: Các biện pháp tu từ, từ láy

 + Tập làm văn: miêu tả, biểu cảm, tự sự

 + Vấn đề văn minh thanh lịch: Ứng xử trong gia đình: cha mẹ - con cái, anh em với nhau.

 b. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm, hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

 - Rèn kĩ năng ứng xử trong gia đình

 

docx 10 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3648Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Bài 3 - Tiết 8: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Hồ Thúy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 
Bài 3: Tiết 9 
 BÀI 3: VĂN BẢN:
CA DAO, DÂN CA (*)
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được:
	a. Kiến thức:
	- Hiểu khái niệm ca dao, dân ca.
	- Nắm được nội dung, ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca có chủ đề tình cảm gia đình.
 - Thuộc một số bài ca dao trong văn bản học và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng.
 - Tích hợp:
 + Văn: Các bài ca dao dân ca cùng hệ thống
 + Tiếng Việt: Các biện pháp tu từ, từ láy
 + Tập làm văn: miêu tả, biểu cảm, tự sự 
 + Vấn đề văn minh thanh lịch: Ứng xử trong gia đình: cha mẹ - con cái, anh em với nhau.
	b. Kĩ năng:
	- Đọc diễn cảm, hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
 - Rèn kĩ năng ứng xử trong gia đình
 c. Thái độ:
	 Giáo dục lòng yêu thương kính trọng về những người thân trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
1.Phương pháp: Đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương pháp tái tạo.
2. Phương tiện:
	 a.Giáo viên: 
 - Kế hoạch dạy học
 - Máy tính, máy projecter
 - Tư liệu về những bài ca dao về tình cảm gia đình
	 b.Học sinh: 
 - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
 - Lập sổ tay văn học sưu tầm những câu ca dao về tình cảm gia đình
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: GV kiểm diện.
	2. Kiểm tra: việc chuẩn bị bài của học sinh
 3. Tổ chức dạy bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp nhận bài mới cho học sinh
* Phương pháp: Diễn giảng
* Thời gian: 1 phút
 Giới thiệu bài:
 Mỗi người đều sinh ra từ những chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc yêu thương của anh chị em ruột thịt. Mái ấm gia đình, dẫu có đơn sơ đến đâu đi nữa, vẫn là nơi ta tránh nắng tránh mưa, là nơi ta tìm niềm an ủi động viên, nghe những lời bảo ban, bàn bạc chân tình. Vì thế, tình cảm gia đình như một nguồn mạch chảy xuyên suốt, mạnh mẽ được thể hiện sâu sắc trong ca dao – dân ca, mà tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc- Tìm hiểu chú thích
* Mục tiêu: 
- Kiểm tra được việc soạn bài ở nhà của học sinh
- Phân biệt được khái niệm ca dao, dân ca
- Nắm được cách đọc bài ca dao
- Nắm được mạch cảm xúc của bài
* Phương pháp: 
- Đọc diễn cảm
- Thuyết trình, đàm thoại
* Thời gian: 7 phút
Dựa vào chú thích (* )SGK
? Em hiểu ca dao, dân ca là gì?	 
GV diễn giảng(Máy chiếu)
- Ca dao, dân ca là những thơ- bài hát trữ tình dân gian của quần chúng nhân dân lao động, do nhân dân sáng tác, trình diễn và lưu hành truyền miệng trong dân gian từ đời này sang đời khác.
+ Dân ca là phần lời kết hợp với âm nhạc dân gian(còn gọi là các làn điệu. VD: quan họ, chèo, lí, hát ru) 
+ Ca dao là phần lời của bài ca, có thể đọc như thơ trữ tình.
- Trong nhà trường phổ học sinh chủ yếu học phần lời(ca dao) 
+ Nội dung ca dao- dân ca rất phong phú. Nó diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân. 
 Nhân vật trữ tình quen thuộc trong ca dao, dân ca là: người mẹ, người vợ, người chồng, người con trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân cày trong quan hệ xã hội
- Nghệ thuật ngoài đặc điểm chung của thể loại trữ tình dân gian, ca dao – dân ca còn mang những nét đặc thù riêng:
 + Hình thức thơ: ngắn gọn, sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể
 + Kết cấu: (có hiện tượng trùng lặp kiểu kết cấu toàn bài, kết cấu trong từng dòng, từng hình ảnh)
 + Về hình ảnh ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gợi cảm
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: ( chú ý ngắt nhịp thơ lục bát: 2/2/2/2 hoặc 4/4, giọng dịu nhẹ, chậm êm, tình cảm vừa thành kính, nghiêm trang vừa tha thiết ân cần).
-GV gọi HS đọc 
GV nhận xét, sửa sai.
 GV kiểm tra một vài chú thích khó SGK/35,36
Máy chiếu chú thích:
+ Cù lao chín chữ
+ Hai thân
? Tình cảm chung của 4 bài ca dao là gì?
=> Chốt chuyển ý:
Tình cảm chung của 4 bài ca dao là tình cảm gia đình.Đó là một trong những đề tài góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.Trong chủ đề chung về tình cảm gia đình, mỗi bài đều có nội dung tình cảm riêng:
+ Nỗi nhớ cha mẹ, nhớ quê nhà
+ Nỗi nhớ và kính yêu ông bà
+ Ơn nghĩa, công lao của cha mẹ
+ Tình cảm anh em ruột thịt
Tiết học ngày hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài ca dao số 1 và bài ca dao số 4
HS trả lời dựa vàochú thích
 (* )SGK 
HS nghe, hiểu và ghi nhớ
HS nghe hướng dẫn đọc
2,3 HS đọc
HS đọc chú thích SGK/35,36 
HS trả lời
HS nghe chuẩn bị tâm thế học phần 2
I. Đọc- Tìm hiểu chung.
1. khái niệm :
Ca dao, dân ca: chú thích (* )SGK/35
2. Đọc:
3. Chú thích:1,6 SGK/35
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc- Tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu: 
- Nắm được nội dung và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao số 1 và số 4
 - Biết thêm một số bài ca dao cùng hệ thống với chúng.
 - Tích hợp văn minh thanh lịch: Ứng xử trong gia đình: cha mẹ - con cái, anh em với nhau.
* Rèn kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Cảm nhận cái hay cái đẹp của ca dao.
- Rèn kĩ năng ứng xử trong gia đình qua các tình huống cụ thể.
* Phương pháp: 
- Đọc diễn cảm
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình, đàm thoại
* Thời gian: 25 phút
GV yêu cầu HS đọc bài ca dao số 1,4
? Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nó được thể hiện dưới hình thức nào? Tại sao em khẳng định như vậy?
Bài 1: Là lời của mẹ ru con: tiếng ru “Ru hỡi, ru hời” và tiếng gọi “Con ơi”, nội dung bài cũng góp phần khẳng định như vậy.
Bài 4: là lời của ông bà, cha mẹ nói với con cháu, lời của anh chị em nói với nhau. Điều này được xác định bởi nội dung câu hát. 
? Em có nhận xét gì về âm điệu của hai bài ca?
GV nhấn mạnh:
Hát ru gắn liền với sinh hoạt gia đình, với ngôi nhà, với kỉ niệm thân thương của mỗi người. Hình thức hát ru vừa ấm áp vừa thiêng liêng tạo âm điệu tâm tình, sâu lắng
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của hai bài ca dao?
Máy chiếu: một số hình ảnh thể hiện mối quan hệ của cha mẹ với con cái
? Những bức tranh đó thể hiện nội dung gì?
? Em có suy nghĩ gì khi xem những bức tranh này?
GV nhấn mạnh dẫn vào bài ca dao số 1: Những bức tranh là hình ảnh chân thực, sống động thể hiện tình yêu thương, công lao to lớn của cha mẹ với con cái. Chính vì lẽ đó mà ca dao có nhiều bài ca thể hiện tình cảm ấy.
- GV gọi HS đọc bài ca dao số 1
Thảo luận nhóm: (Phiếu bài tập)
CH: Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Gợi ý: Điền theo nội dung bảng
GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Phép điệp từ (phép lặp) 2 lần hình ảnh núi và biển. Văn hóa phương Đông so sánh người cha với trời hoặc với núi; me với đất hoặc với biển.
Cách nói cha- trời, me- biển là cách nói đối xứng truyền thống nào của dân tộc.
? Từ láy “mênh mông” góp phần diễn tả công lao to lớn của cha mẹ với con cái như thế nào?
? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh so sánh “công cha- núi ngất trời”; “nghĩa mẹ với nước ngoài biển Đông”(bài tập cô giáo về nhà giao)
GV bình: Các em ạ! Đọc bài ca dao số 1, chắc hẳn trong số chúng ta ngồi đây không ai là không xúc động. Âm điệu bài ca tâm tình sâu lắng như lời tâm sự của mẹ dành cho con. Mẹ nói với con về công lao to lớn của cha mẹ với con cái như “núi ngất trời”, như “ nước ngoài biển Đông”. Phép so sánh đó rất thú vị khi lấy những hình ảnh vô hạn vô cùng của không gian để ví với công lao của cha mẹ dành cho con. Hình ảnh “ngọn núi ngất trời” đồ sộ, vững chắc chính là hình ảnh của người cha trụ cột luôn làm chỗ dựa che chở cho gia đình. Hình ảnh “nước biển Đông” mênh mang không bao giờ vơi cạn chính là hình ảnh người mẹ dịu dàng đầy tình yêu thương bao la dành cho con cái.
CH: Qua hai câu đầu tác giả dân gian muốn nói với chúng ta điều gì?
CH: Hiểu được công cha, nghĩa mẹ bổn phận làm con phải như thế nào?
GV nhấn mạnh:
 Bài ca dao số 1 ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ với con cái , tình yêu thương vô bờ, sự hết lòng của cha mẹ dành cho con. Bởi vậy, con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ. Bởi vì, người ta không yêu quý cha mẹ đẻ của mình thì cũng không thể yêu thương ai thực sự. Đó chính là truyền thống và cũng là cách ứng xử văn minh thanh lịch của người VN.
GV: Ca dao VN có rất nhiều câu có cùng nội dung như bài này. Bây giờ, cô mời lớp mình cùng chơi trò chơi “Đối đáp”
Yêu cầu (Máy chiếu)
? Em hãy kể thêm một số bài ca dao khác nói về “Công cha- nghĩa mẹ”?
GV dẫn: Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, vẫn có một số bạn chưa làm tròn bổn phận của đạo làm con khiến cha mẹ phiền lòng.
? Đọc văn bản “Mẹ tôi” của Et- Môn- đô- đơ –a- mi- xi, em thấy tâm trạng của En-ri - cô như thế nào khi đọc thư bố?
? Tại sao En - ri – cô lại có tâm trạng như vây?
(Liên hệ bản thân)
? Em đã bao giờ làm cha mẹ buồn phiền chưa? 
? Em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ?
GV nhấn mạnh: Cha mẹ sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Bởi vậy, bổn phận của con cái là phải biết ơn, kính trọng cha mẹ mà trước hết là thái độ lễ phép với cha mẹ, làm những công việc nhỏ phụ giúp cha mẹ, chăm học, chăm làm khiến cha mẹ vui lòng.
GV nhận xét, chuyển ý:
 Như vậy, qua bài ca dao số 1, chúng ta đã biết tình cảm giữa cha mẹ và con
cái là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý. Bây giờ, cô mời các con hãy cùng tìm hiểu bài ca dao số 4 để biết thêm một thứ tình cảm nữa trong mối quan hệ gia đình.
GV gọi HS đọc bài 4.
GV nhắc lại lời của bài ca dao 4 là lời của ai nói với ai? 
CH: Tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào?
CH gợi:
? “Anh em” khác “người xa” ở chỗ nào?
? Các từ “cùng”, “ chung”, “một” nói lên điều gì trong quan hệ anh em?
? Quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
GV nhấn mạnh: Nếu như ở bài ca dao số 1, tác giả dân gian lấy những cái lớn lao, kì vĩ, vô hạn,vô cùng của không gian để so sánh với công lao cha mẹ thì ở bài ca dao số 4, tình cảm anh em thân thương lại được so sánh bằng những hình ảnh cụ thể gần gũi thân quen. Nhưng dù so sánh bằng cách nào cũng đều là những hình ảnh mang tính truyền thống đặc trưng của ca dao.
CH: Bài ca dao nhắc nhở chúng ta điều gì?
GV bình giảng:
Anh em ruột thịt là những người cùng do cha mẹ sinh ra, cùng bú chung một bầu sữa, cùng sống và lớn khôn dưới một mái nhà, cùng được cha mẹ yêu thương dạy dỗ nên người. Như tay với chân của một cơ thể, như cành trên, cành dưới của một cây xanh. Còn có gì thân thiết hơn, gắn bó hơn chung giọt máu đào? Vậy hòa thuận phải trở thành lẽ sống, lối sống của mỗi chúng ta mà mục đích đầu tiên là để cho hai thân:cha mẹ- hài lòng
? Em hãy kể thêm một số bài ca dao khác nói về tình anh em?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao? 
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài ca dao đó? 
- GV yêu cầu HS trình bày bài tập cô giáo đã giao về nhà
1HS đọc
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS quan sát
HS trả lời
HS suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc
HS nghe
HS đọc bài ca dao số 1
HS thảo luận nhóm, đại diện báo cáo
HS nghe, tiếp thu kiến thức
HS trả lời
HS đọc bài chuẩn bị ở nhà
HS nghe, tiếp thu kiến thức
 HS trả lời
HS trả lời
HS nghe, tiếp thu kiến thức
 HS quan sát, nghe
Hai đội thi
 HS nghe 
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS nghe,
ghi nhớ
HS nghe chuẩn bị tâm thế học bài 4
HS đọc bài 4
HS nghe, ghi
HS trả lời
 HS trả lời
HS trả lời
HS nghe,
nhớ
HS trả lời
HS nghe,
cảm thụ
HS tìm và đọc to trước lớp
 HS trình bày
II. Đọc, Tìm hiểu văn bản:
1.Bài 1:
- Là lời của mẹ ru con
-Âm điệu tâm tình, sâu lắng
- Ngôn ngữ: Giản dị, sâu sắc
- Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận của người con trước công lao to lớn ấy.
Bài 4:
- Lời của ông bà, cha mẹ (cô bác) nói với con cháu hoặc của anh em ruột thịt nói với nhau.
- Hình ảnh so sánh “như thể tay chân”àsự gắn bó thiêng liêng của anh em.
- Anh em phải hoà thuận, phải nương tựa nhau cha mẹ vui lòng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết
* Mục tiêu: 
- Tổng kết được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật tiêu biểu của ca dao số 1 và số 4
* Phương pháp: 
- Đàm thoại, thuyết trình, 
* Thời gian: 2 phút
? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong các bài ca dao trên?
? Nêu nội dung của những câu hát về tình cảm gia đình?
GV nhận xét, chốt ý(máy chiếu)
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK	
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc ghi nhớ SGK
III. Tổng kết.
Nghệ thuật
Nội dung
 * Ghi nhớ: SGK/36 
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố
* Mục tiêu: 
- Khắc sâu kiến thức bài học
- Tích hợp văn minh thanh lịch: Ứng xử trong gia đình: cha mẹ - con cái, anh em với nhau.
* Rèn kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ứng xử trong gia đình qua các tình huống cụ thể.
* Phương pháp: 
- Trắc nghiệm
- Thảo luận nhóm
- Thuyết trình, đàm thoại
* Thời gian: 10 phút
Bài tâp 1: Máy chiếu
GV goị HS đọc bài tập 1 (Trắc nghiệm) 
Bài tâp 5 (máy chiếu) clip quà tặng cuộc sống “Chiếc hộp giấy vàng”
? Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em ? (nếu còn thời gian)
GV: Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, vai trò của gia đình càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Gia đình là nguồn cội. Gốc có vững bền, cây mới phát triển xanh tốt. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn phát huy truyền thống của gia đình, học cách giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh, xây dựng một nếp sống có văn hóa để mỗi gia đình thực sự là tổ ấm của mọi người.
HS đọc và chọn đáp án
HS quan sát, thảo luận, trình bày
HS quan sát
HS viết và trình bày
HS nghe, tiếp thu kiến thức
IV. Luyện tập:
4.Đánh giá:
GV nhận xét, đánh giá giờ học, cho điểm,phát phần thưởng cho học trả lời tốt.
5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp:
 - Học thuộc các bài ca dao được học.
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
 -Soạn bài “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”: 
* Bổ sung:
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxCa dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Hồ Thúy Dung.docx