Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

PHẦN 1: VĂN HỌC

Yêu cầu: Đọc lại các văn bản, nắm tên tác giả, thể loại, nội dung chính, nghệ thuật tiêu biểu của từng văn bản.

Gợi ý:

1.Các văn bản nhật dụng:

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3037Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7- HỌC KÌ I
	(Giới hạn chương trình từ tuần 1 đến tuần 16. Học sinh tự ôn tập. Dưới đây là một số hướng dẫn có tính chất tham khảo ).
PHẦN 1: VĂN HỌC
Yêu cầu: Đọc lại các văn bản, nắm tên tác giả, thể loại, nội dung chính, nghệ thuật tiêu biểu của từng văn bản.
Gợi ý:
1.Các văn bản nhật dụng:
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Cổng trường mở ra (Lí Lan)
-Tình cảm sâu nặng của cha mẹ đối với con cái
-Ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người
-Như nhật kí của mẹ viết cho con
-Ngôn ngữ giàu biểu cảm
Mẹ tôi
(Ét –môn-đơ đơ A-mi-xi)
-Ca ngợi tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người
-Ngôn ngữ giàu biểu cảm
-Tình huống độc đáo
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do nào làm tổn hại đến nó.
2. Các bài ca dao:
Yêu cầu:Xem lại các bài ca dao đã học, nội dung và các biện pháp nghệ thuật trong mỗi bài.
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
“Công cha như núi ngất trời..”
“Đứng bên ni đồng ngó ”
Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước và vẻ đẹp của người lao động qua hình ảnh : cánh đồng lúa mênh mông, trù phú; cô gái trẻ trung, phơi phới sức sống.
-Thể lục bát biến thể
-Điệp ngữ, đảo ngữ
Thương thay thân phận con ”
Bày tỏ niềm thương cảm với những thân phận con người thấp bé, bất hạnh trong xã hội xưa:
-“con tằm” – những người bị bòn rút sức lực
-“lũ kiến li ti” –những người làm lụng vất vả mà vẫn suốt đời nghèo khó
-“con hạc” – cuộc đời phiêu bạt, lận đận, vô vọng
-“con cuốc” –thân phận thấp cổ bé họng, đầy oan trái
-Điệp ngữ “Thương thay”
-Ẩn dụ
“Thân em như trái bần trôi”
3.Văn học trung đại Việt Nam
Đọc lại các văn bản, nắm tác giả, nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của từng văn bản.
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
-Được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta: khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước (2 câu đầu) và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược (2 câu sau)
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, chữ Hán
-Giọng thơ dõng dạc, đanh thép
-Vừa biểu ý vừa biểu cảm
Phò giá về kinh
(Tụng giá hoàn kinh sư)- Trần Quang Khải
-Ca ngợi hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần
-Phương châm giữ nước vững bền, tài trí sáng suốt của vị tướng Trần Quang Khải
-Thể thơ ngũ ngôn; chữ Hán
-Giọng thơ dõng dạc, đanh thép
Bánh trôi nước
 - (Hồ Xuân Hương)
-Hồ Xuân Hương –Bà chúa thơ Nôm
-Bài thơ có 2 tầng ý nghĩa:
+Ý nghĩa tả thực: bánh trôi nước trắng, tròn, chìm, nổi
+Ý nghĩa ẩn dụ: ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình của người phụ nữ
=> vừa trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ vừa cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ trong xã hội phong kiến
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; chữ Nôm
-Phép ẩn dụ
-Ngôn ngữ bình dị, dùng chất liệu văn học dân gian: mô típ “Thân em”, thành ngữ “bảy nổi ba chìm”
Qua đèo Ngang
(Bà Huyện Thanh Quan)
-Bức tranh cảnh đèo Ngang:
+Thời gian: buổi chiều tà – thời gian tâm trạng
+Không gian: trời, non, nước –cao rộng, bát ngát
+Cảnh vật: cỏ cây, đá, hoa, tiếng chim kêu, nhà chợ - tiêu điều, hoang vắng
-Tâm trạng con người:
+Hoài cổ, nhớ nước thương nhà
+Buồn, cô đơn
-Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; chữ Nôm
-Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
-Phép đối, từ láy, từ đồng âm, đảo ngữ, điệp từ
Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi để từ đó làm nổi bật tình bạn cao đẹp, thắm thiết, không nề hà vật chất
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; chữ Nôm
-Tạo tình huống độc đáo
-Ngôn ngữ giản dị, giọng điệu hóm hỉnh
-Cụm từ “ta với ta” 
Các bài đọc thêm: Buổi chiều từ phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) –Trần Nhân Tông; bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) –Nguyễn Trãi; Sau phút chia ly (trích Chinh phụ ngâm khúc) –Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn.
4. Các bài thơ Đường –Trung Quốc:
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
(Tĩnh dạ tứ) – Lí Bạch
Bài thơ thể hiện nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh
-Thể thơ ngũ ngôn cổ thể
-Ngôn ngữ tự nhiên, bình dị
-Phép đối ở câu 3,4: nhấn mạnh cảm xúc cô đơn, thương nhớ quê hương
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)
-Hạ Tri Chương
-Tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa đặt chân về quê cũ 
(TY quê hương: giọng quê không đổi, buồn khi bị xem là khách lạ trên quê hương)
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
-Cấu tứ độc đáo (tình huống gặp gỡ )
-Phép tiểu đối
-Giọng điệu bi hài
Các bài đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố) –Lí Bạch; Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) – Đỗ Phủ
5.Văn học hiện đại Việt Nam:
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)
Hoàn cảnh sáng tác: những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp nhiều gian khổ, tại chiến khu Việt Bắc.
-Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng: âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát, ánh trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa  => cảnh vật sống động, thơ mộng, ấm áp
-Con người: tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp đêm trăng bằng cả tâm hồn, đồng thời vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm lo cho nước, cho cách mạng
=> Tình yêu thiên nhiên gắn bó, hòa hợp với lòng yêu nước sâu nặng
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-Phép so sánh
-Điệp từ: “lồng”, “chưa ngủ”
Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) –Hồ Chí Minh
Hoàn cảnh sáng tác: những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp nhiều gian khổ, tại chiến khu Việt Bắc.
-Cảnh đêm rằm tháng giêng: không gian bát ngát, thơ mộng, tràn ngập ánh trăng, sắc xuân
-Con người: ung dung, lạc quan “bàn việc quân”, việc nước giữa chốn sông nước mùa xuân
=>Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: Tình yêu thiên nhiên gắn bó, hòa hợp với lòng yêu nước sâu nặng
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt; chữ Hán
-Điệp từ “xuân”
-Từ ngữ gợi hình, biểu cảm
Tiếng gà trưa
(Xuân Quỳnh)
-Tiếng gà trưa khơi gợi mạch cảm xúc; bâng khuâng, nhớ nhung, 
-Tiếng gà trưa gợi nhắc những kỉ niệm về tuổi thơ, kỉ niệm về người bà
-Tiếng gà trưa gợi suy ngẫm của người chiến sĩ trẻ về nghĩa vụ, trách nhiệm chiến đấu cao cả bảo vệ Tổ quốc
=> Tình bà cháu, tình yêu Tổ quốc
-Điệp ngữ “Tiếng gà trưa” –nối mạch cảm xúc, gọi kỉ niệm hiện về
-Thể thơ 5 chữ vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình
Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)
Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong vẻ đẹp của cốm-một thứ quà của lúa non
-Thể loại tùy bút
-Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc
Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)
-Cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê
-Thể loại tùy bút
-Ngôn ngữ biểu cảm, giàu hình ảnh
-Nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo
PHẦN 2: TIẾNG VIỆT
1.Từ ghép.
-Phân biệt từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ.
-BT 1,2,3/15
2.Từ láy.
-Các loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận
-BT1/43, BT5/43
3.Đại từ.
-Khái niệm Đại từ.
-Các loại Đại từ
Đại từ để trỏ
Đại từ để hỏi
Về người, sự vật
Về số lượng
Về hoạt động, tính chất, sự việc
-BT1/56, BT2/57
4.Từ Hán Việt:
-Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là yếu tố Hán Việt
-Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
5.Quan hệ từ.
-Khái niệm Quan hệ từ
-Tìm các quan hệ từ dùng độc lập và các quan hệ từ dùng theo cặp.
-Xem lại các ví dụ, bài tập.
6.Từ đồng nghĩa.
-Khái niệm
-Các loại từ đồng nghĩa
7.Từ trái nghĩa
8.Từ đồng âm.
Phân biệt từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa. Lấy ví dụ minh họa.
9.Thành ngữ:
-Khái niệm
-Xem lại nghĩa các thành ngữ có ở sgk.
10.Điệp ngữ
-Khái niệm
-Các dạng điệp ngữ: ĐN cách quãng, ĐN nối tiếp, ĐN chuyển tiếp
11.Chơi chữ
12.Chuẩn mực sử dụng từ
PHẦN 3: LÀM VĂN
1.Xem lại đặc điểm văn biểu cảm
2.Sử dụng miêu tả và tự sự nhằm bộc lộ cảm xúc và suy ngẫm của người viết.
-Các cách lập ý thường gặp trong văn biểu cảm: 
+liên hệ hiện tại – tương lai để nêu bật suy ngẫm, cảm xúc
+hồi tưởng kỉ niệm – gợi suy ngẫm, tình cảm
+tưởng tượng tình huống – hứa hẹn, mong đợi
+quan sát – suy ngẫm
-Để tăng tính biểu cảm, nên dùng nhiều tính từ, từ láy, câu cảm thán, câu hỏi tu từ vá các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh
3.Lập dàn ý cho các đề bài sau:
-Cảm nghĩ về ngôi trường thân yêu của em
-Cảm nghĩ về mùa xuân
-Cảm nghĩ về một người bạn thân
-Cảm nghĩ về loài cây em yêu.
	-BV-
1.CẢM NGHĨ VỀ MÙA XUÂN
1.Mở bài: Giới thiệu về mùa xuân
-Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm/ Mùa xuân là mùa mà em yêu thích nhất.
-Mx mang lại cho em những cảm xúc bâng khuâng, những niềm vui mới
2.Thân bài:
a.Em yêu mx vì mx mang lại những sự đổi thay kì diệu cho đất trời.
-Miêu tả: khí trời mx mát mẻ và se se lạnh, gió xuân hây hẩy nồng nàn, mưa xuân nhẹ nhàng mát mẻ, ánh nắng ấm áp, cây cỏ đâm chồi nẩy lộc -> mọi vật như có sự đổi thay kì diệu, thay chiếc áo mới; tươi mới, tràn đầy sức sống
-Cảm giác dễ chịu, khoan khoái, hòa mình với thiên nhiên, đất trời tinh khôi, mới mẻ.
b.Em yêu mx vì mx đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người
-Con người đếm tuổi bằng mx. “Tuổi xuân” – gắn với tuổi trẻ đầy ước mơ, hoài bão đẹp, sức trẻ vươn cao, nhìn lại một năm qua để thấy sự thành công, thất bại, thấy mình khôn lớn, trưởng thành hơn.
c.Em yêu mx vì mx gắn với những niềm vui tuổi thơ, niềm vui sum họp.
-Nhắc lại những kỉ niệm bản thân này Tết: niềm vui có quần áo mới, được mừng tuổi, được đi chơi, gặp lại người thân xa cách
-Không khí gia đình ấm áp, vui vẻ, những bữa cơm thân mật -> mọi người như xích lại gần nhau hơn, bao dung, yêu thương, gắn bó.
3.Kết bài
-Em rất yêu thích mx
-Em mong những mx tươi đẹp sẽ đến với gia đình, quê hương của em..
CẢM NGHĨ VỀ NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU
1.Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường
-Trường THCS HTK đã gắn bó với em gần 2 năm qua, đã trở thành ngôi nhà thân thiết của em.
-Ngôi trường gắn với nhiều kỉ niệm về thầy cô, bạn bè mà em luôn trân trọng.
2.Thân bài:
a.Ngôi trường thân yêu của em đã có một bề dày lịch sử trưởng thành cùng năm tháng..
-Ngôi trường đã được 40 tuổi -40 mùa hoa phượng nở - 40 thế hệ học trò đã trưởng thành. Ba mẹ em cũng từng học ở đây, giờ em tiếp bước. -> gần gũi, thiêng liêng.
-Ngôi trường đã thay đổi nhiều: trước đây : những dãy phòng học lợp ngói đỏ trang nghiêm, sân trường chỉ có màu cát đỏ, lầy lội vào mùa mưa, phòng học đơn sơ Bây giờ: những dãy phòng học hai tầng khang trang, kiên cố, nhà xe, sân chơi thể thao, phòng học tiện nghi,.
-Em cảm thấy hạnh phúc được học ở đây, biết ơn các thầy cô, nhà nước đã quan tâm, chăm sóc đến việc học tập của chúng em.
b.Ngôi trường thân yêu gắn với bao kỉ niệm đáng nhớ.
-Ngôi trường thân yêu đã bao bọc, chở che em trong tình yêu thương của thầy cô, sự gắn bó của bạn bè yêu quý.(thầy cô như cha mẹ-yêu thương-dạy dỗ- uốn nắn; bạn bè thân thiết, gắn bó, yêu thương giúp đỡ; cùng học cùng chơiđể khôn lớn, trưởng thành)
-Những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi học trò:
Em yêu hàng cây bàng xanh ngắt, nơi đây chúng em tụ tập như bầy chim non đùa nghịch trong giờ ra chơi
Em yêu dãy phòng học nghiêm trang, nơi mỗi ngày vang tiếng đọc bài của bạn, tiếng giảng bài của cô, nơi e bị phạt ở góc lớp vì những lần không thuộc bài,
Em yêu thầy cô giáo của em. Em làm sao quên hình ảnh cô Lan, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 6 dìu dắt e những ngày đầu vụng dại vào trường...
Em yêu những giờ chào cờ trang nghiêm, lá quốc kì trên cao, tiếng quốc ca hùng hồn đã in sâu vào tâm trí em tình yêu Tổ quốc thiêng liêng...
Em yêu ....
c.Em tự hào về ngôi trường thân yêu của em.
-Em tự hào về những thành tích mà trường em đạt được trong suốt 40 năm qua. (sự nổ lực không ngừng của thầy cô giáo, sự chăm chỉ của bao thế hệ học trò... à em tự hứa sẽ tiếp tục học tập tốt để tiếp nối truyền thống nhà trường, đền đáp công ơn thầy cô, cha mẹ.
-Mai này em trưởng thành, lên cấp học khác, hình ảnh ngôi trường, thầy cô, bạn bè luôn khắc sâu, trở thành kỉ niệm quý giá.
-Ước gì thời gian trôi chậm lại để níu kéo những giây phút em được học trong ngôi trường này, để tóc thầy cô đừng thêm sợ bạc, để e mãi mãi được bé nhỏ trong vòng tay yêu thương của thầy cô, mãi mãi hồn nhiên trong tiếng cười của bạn bè.
3.Kết bài:
-Em mãi nhớ về ngôi trường HTK như một ngôi nhà thứ hai yêu quý.
-Hình bóng thầy cô, bạn bè, ngôi trường sẽ mãi đi theo suốt cuộc đời em.
CẢM NGHĨ VỀ LOÀI CÂY EM YÊU
1.Mở bài
- Cây phượng gắn với những kỉ niệm của tuổi học trò / là loài cây em yêu nhất.
2.Thân bài:
a.Cây phượng mang vẻ đẹp vững chãi, ngày ngày canh gác cho chúng em vui chơi, học tập.
-Miêu tả: Khi em mới vào trường: cao chừng hai mét, cành khẳng khiu, lá xanh , chưa có hoa ...
	 Giữa năm học lớp 7, em ngỡ ngàn thấy phượng lớn nhanh như thổi: cao hơn, tán rộng, thân cây sần sùi cứng cỏi, lá xanh mươn mướt, tỏa bóng rợp một góc sân trường. Phượng như thi cùng tuổi trẻ bọn em, cùng ăn, cùng lớn.
-Em thích nhất được ngắm phượng vào mùa thay lá: lá vàng rụng lả tả trong gió, thân cây trơ trụi, buồn hiu hắt. Nữa tháng sau, mọc lá non xanh mươn mướt, chồi non tỏa ra như những ngón tay bé bỏng , phượng thay áo mới, hớn hở khoe mình trong nắng gió đầu thu.
-Nhưng phượng đẹp nhất và buồn nhất là vào dịp hè: hoa đỏ rực, lá xanh đâu không thấy, ngàn cánh bướm khoe mình cùng nắng gắt. Phượng đẹp rực rỡ. Một vẻ đẹp kiêu hãnh nhưng cô dơn giữa sân trường im tiếng cười nói của học sinh. Phượng nở một mình rồi rụng một mình, buồn hiu hắt. Những lần có việc đi ngang trường, màu hoa phượng đỏ nhìn em như dỗi hờn, trách móc..
b.Tuổi học trò của em gắn liền với bao nhiêu kỉ niệm cùng cây phượng.
-Em nhớ mãi lần đầu tiên vào trường: ngỡ ngàng, rụt rè, níu áo mẹ đứng mãi dưới gốc cây phượng ở sân trường. Phượng phe phẩy lá non như lời động viên, gọi mời.
-Em quên sao được những giờ ra chơi cùng bạn bè dưới bóng mát của phượng: ....
-Em quên sao được lần không thuộc bài, trốn học, nép mình sau gốc phượng cuối sân trường, sợ sệt nhìn bóng thầy cô giáo đi qua.
-Em đã sừng sờ, đau đớn khi sau cơn bão, thấy cành lá phượng gẫy đổ ngổn ngang trên sân trường như nhìn người bạn thân bị nạn đầy thương tích. Em thầm mong phượng mau bình phục, để tỏa bóng, ra hoa làm đẹp sân trường.
3.Kết bài.
Tình cảm gắn bó của em với phượng.
CẢM NGHĨ VỀ MỘT NGƯỜI THÂN
(Xem lại bài viết số 3)

Tài liệu đính kèm:

  • docKiểm tra tổng hợp cuối học kì I.doc