Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiếng gà trưa - Nguyễn Thị Hương Giang

I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh

_ Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.

- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

- Vân dụng bài học để viết văn biểu cảm.

- Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học: thực hành, ứng dụng, bổ sung để phát huy những năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác .)

3. Tình cảm

- Bồi đắp tình yêu thương, kính trọng bà, tình yêu quê hương, đất nước.

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5398Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiếng gà trưa - Nguyễn Thị Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
GIÁO ÁN
Tiết 54: Tiếng gà trưa
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Giang
Trường THCS Bình Minh
Tháng 11 năm 2014
Tiết 54: Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh
_ Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
- Vân dụng bài học để viết văn biểu cảm.
- Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học: thực hành, ứng dụng, bổ sung để phát huy những năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác ...)
3. Tình cảm 
- Bồi đắp tình yêu thương, kính trọng bà, tình yêu quê hương, đất nước. 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên:
- Soạn bài, phiếu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để vẽ tranh, sưu tầm hình ảnh minh họa, cho bài học.
2. Học sinh:
- Soạn bài Tiếng gà trưa
- Vẽ tranh minh họa cho bài học, sưu tầm hình ảnh về đề tài tình yêu thương kính trọng bà, yêu quê hương, đất nước. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sáng tạo
GV: Từ tiết học trước cô đã hướng dẫn các em đã chuẩn bị bài tập ở nhà ?
- Hình ảnh hoạt động các nhóm.
 Nhóm 3: Trình bày lại bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Tiếng gà trưa bằng cách của mình.
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh của các bạn nhóm 3
GV nhận xét cho điểm
- Cử một nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét.
nhận xét về những hình ảnh của các bạn nhóm 3
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. 
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề 
GV chuyển dẫn từ tiết học trước từ hình ảnh của học sinh 
 Tiết trước tìm hiểu P1: trên đường hành quân giữa chiến trường ác liệt, tiếng gà nhảy ổ "cục tác.. cục ta... '' đã làm xao động nắng trưa, âm thanh bình dị ấy đã thức dậy kí ức tuổi thơ trong veo trong tâm hồn người chiến sĩ. 
? Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn nhưng có một câu thơ không phải là năm chữ đó là câu thơ nào. Câu thơ ấy được lặp đi lặp lại trong bài mấy lần.
Trình chiếu p2,p3 bài thơ.
? Đó chính là biện pháp nghệ thuật đắc sắc gì trong bài thơ?
GV câu thơ ấy chính là tiêu đề của bài thơ Tiếng gà trưa, cũng là câu thơ mở đầu cho mỗi khổ thơ ở phần 2, 3. Cả bài thơ âm vang tiếng gà trưa như một niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả, mỗi lần tiếng gà trưa vang lên lại mở ra một hình ảnh mới với bao cảm xúc. 
 ? Âm thanh ấy vang lên lần thứ nhất gợi lên hình ảnh nào
Trình chiếu khổ thơ 1
Thảo luận theo cặp
? Hình ảnh đàn gà được khắc họa bằng biện pháp nghệ thuật nào?
? Các biện pháp nghệ thuật ấy giúp cho hình ảnh đàn gà hiện lên như thế nào?
GVB Với những lời thơ giàu chất tạo hình và các biện pháp nghệ thuật nhà thơ XQ đã vẽ lên một bức tranh gà thật đẹp với những gam màu tươi sáng của hội họa dân gian: màu vàng của rơm, màu hồng của trứng, màu trắng đốm hoa của con gà mái mơ, màu vàng óng của con gà mái vàng. Tất cả màu sắc ấy tạo lên một bức họa. Bức họa lung linh trong ve, ấm áp sống động như một bức tranh Đông Hồ.
"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong 
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp".(Hoàng Cầm)
 ? Âm thanh tiếng gà trưa vang lên lần thứ hai và ba gợi lên hình ảnh nào
Thảo luận nhóm: mỗi nhóm 8 hs, nhóm trưởng lên nhận giấy bút cho nhóm mình, thới gian 3 phút.
Trình chiếucâu hỏi thảo luận
? Trong âm thanh tiếng gà trưa kỉ niệm tình bà cháu hiện về , đó là những kỉ niệm nào. Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ đó
? Em thích nhất hình ảnh thơ nào và hãy trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh thơ ấy.
?Tìm những từ ngữ biểu cảm trực tiếp.
Trình chiếu và bình tranh trong sách giáo khoa.
Em có biết "tay bà khom soi trứng" là để làm gì không
(Gợi nhắc lại kỉ niện của bản thân)
GVB Qua những dòng thơ êm nhẹ thánh thót như những nốt nhạc trong veo ta cảm nhận tình bà cháu thật thấm thía và sâu sắc.Thật vậy, từ tiếng gà trưa dòng kỉ niệm ùa về như một cuốn phim quay chậm. Bà tần tảo chăm chút từng quả trứng, từng chú gà con trong cảnh nghèo khó ta như cảm nhận được sự lo lắng, mong ước của bà giống như bao người bà người mẹ tần tảo sớm hôm khác, mong cho thời tiết thuận hòa để vơi bớt khó khăn nhọc nhằn của cuộc sống, để cháu có niềm vui hạnh phúc được mặc quần áo mới vào mỗi độ tết đến xuân sang. Qua đây ta cảm nhận được niềm vui của tuổi thơ của trẻ em nông thôn ngày xưa thật đơn sơ giản dị cảm động biết bao, cô và các em càng quí trọng những gì mà chúng ta được hưởng ngày hôm nay 
 ? Tình cảm của người chiến sĩ đối với bà như thế nào
 Hình ảnh người bà đáng kínhtrong thơ XQ cũng giống như bao người bà khác tần tảo, giàu đức hi sinh ngoài cuộc đời và trong thơ ca.
(Gợi nhắc lại kỉ niện của bản thân với bà nội)
 Trình chiếu hình ảnh người bà trong thơ Bằng Việt, liên hệ với thơ Bằng Việt (ngữ văn 9)
Những hình ảnh ấy đã tái hiện một thời gian khó trong kháng chiến của đất nước ta, tuổi thơ của các em nhỏ hầu hết sống với bà, cha và mẹ bận bịu với công việc xã hội, tình cảm bà cháu thật sâu nặng và cảm động.
? Tình bà cháu biểu hiện trong lời nói, cử chỉ cảm xúc hết sức bình dị, nhưng tại sao tình cảm ấy lại trở thành kỉ niện không phai trong tâm hồn người cháu.
Vì đó là tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất của tình ruột thịt, đó là tình cảm gia đình, tình cảm quê hương, tình cảm cội nguồn không thể thiếu trong mỗi con người.Có lẽ vì thế mà ở đâu trên trái đất này tình bà cháu thật đẹp hẳn các em còn nhớ người bà nhân từ của chú bé A-li-ô sa trong trang chuyện Go-rơ- ki hay người bà của cô bé bán diêm, trong tận cùng của sự đói rét, khổ đau cô bé đã mơ thấy bà vì chỉ có bà là người thương yêu em.
? Em có suy nghĩ gì trước tình bà cháu đẹp đẽ trong thơ XQ.
GV chuyển p3: Những câu thơ thuộc p2 của tác phẩm là dòng hoài niệm miên man và sâu sắc về những kỉ niệm tuổi thơ, tình bà cháu, dòng hoài niệm ấy tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ nơi mặt trận. Tiếng gà trưa vang lên lần thứ tư đưa mạch cảm xúc trở về với hiện tại gợi lên những suy tư của người chiến sĩ. 
? Vì sao nhà thơ lại suy nghĩ rằng: Tiếng gà trưa / Mang bao nhiêu hạnh phúc
Trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ gian khổ ở ngoài mặt trận con người khát khao một cuộc sống hòa bình, thèm được nghe một âm thanh tiếng gà của cuộc sống bình yên.
Trình chiếu video về cuộc chiến ở MNVN
Trình chiếu đoạn kết truyện Con gà trống của nhà văn Nguyễn Quang Sáng 
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
? Biện pháp nghệ thuật ấy khẳng định điều gì?
Khổ thơ này khiến ta liên tưởng đến câu văn của Ê-ren-bua: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc." Tình yêu nước thật thiêng liêng cao đẹp nhưng lại xuất phát những gì bình dị, nhỏ bé đời thường. Kỉ niệm riêng tư của nhà thơ đã hòa điệu cùng kí ức của cả thế hệ, cái tôi cá nhân nghệ sĩ thống nhất cùng cái ta của dân tộc, cái bình dị cộng hưởng với cái cao đẹp, lớn lao.
- Học sinh trả lời cá nhân
- Học sinh đọc khổ thơ
- HS trao đổi theo cặp rồi cử đại diện trả lời.
HS lắng nghe tự cảm nhận
HS thảo luận nhóm, nhóm trưởng trả lời.
- Học sinh trả lời cá nhân
- HS lắng nghe tự cảm nhận
- Học sinh trả lời cá nhân
- Học sinh trả lời cá nhân
- HS lắng nghe tự cảm nhận
- Học sinh trả lời cá nhân
I.
II. 1.
2.Tiếng gà trưa thức dậy kí ức tuổi thơ.
Điệp ngữ tiếng gà trưa lặp lại 4 lần.
a. Hình ảnh đàn gà
+ Tính từ màu sắc: hồng, đốm trắng, vàng.
+ So sánh: lông óng như màu nắng
+ Điệp từ: này (tạo sự hồn nhiên cho lời kể, ta như thấy XQ say sưa kể lại...)
 Đẹp tươi sáng, ấm áp như bức tranh
b. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
- Tiếng bà mắng - nỗi lo lắng thơ dại của cháu
- Bà chăm chút từng quả trứng.
- Nỗi lo lắng của bà.
- Niềm vui của cháu.
 Hình ảnh thơ bình dị đời thường hiện lên hồn nhiên, trong trẻo.
Kết hợp giữa tự sự và biểu cảm một cách tự nhiên.
 Hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu yêu thương cháu vô bờ trong cảnh nghèo khó.
Lòng biết ơn và kính yêu bà của người chiến sĩ.
3. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa
- Tiếng gà trưa mang bao hạnh phúc cho tuổi thơ, là âm thanh của cuộc sông bình yên, là mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.
- Điệp từ vì + liệt kê từ khái quát đến cụ thể : Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng.
 Khẳng định mục đích chiến đấu cao đẹp của người lính
 Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu những gì bình dị, gần gũi nhất.
III Tổng kết:
1.Nghệ thuật.
2. Nội dung.
* Ghi nhớ
III.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập:
1.Kết thúc bài thơ là hình ảnh Ổ trứng hồng tuổi thơ em hãy tìm trong bài thơ những câu thơ có hình ảnh những quả trứng hồng. Trình bày cảm nhận của em về những hình ảnh thơ đó.
2. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 
đại diện của nhóm lên trình bày 
 Cảm nhận về những hình ảnh thơ
Ổ rơm hồng những trứng
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Ổ trứng hồng tuổi thơ
- Năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt 
- Năng lực tạo lập văn bản 
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Xem một số hình ảnh
Đọc đoạn truyện "Bà ngồi ở xó nhà" (Ma Văn Kháng) nêu những suy nghĩ của em
Đại diện một nhóm lên trình bày 
Suy nghĩ của em về tình bà cháu trong cuộc sống hiện nay.
-Năng lực giao tiếp tiếng Việt 
V. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Sưu tầm một số tác phẩm thơ văn cùng đề tài với văn bản Tiếng gà trưa
Bài thơ "Đò Lèn" (Ng.Duy)
Con gà trống (Ng. Q.Sáng)
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ 
GV dặn dò giao nhiệm vụ học tập về nhà cho hs:
Kết bài: Bài thơ Tiếng gà trưa thơ và đời, hiện tại và quá khứ cứ đan xen gắn bó hài hòa, tự nhiện trong veo như nắng và gió mát mùa thu vậy.Cảm ơn nhà thơ cho ta cảm nhận những tình cảm đẹp của tâm hồn trong sáng để ta thêm yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiếng gà trưa - Nguyễn Thị Hương Giang.doc