Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiết 2: Mẹ tôi

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

- Giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp đối với cha mẹ.

- Thấy được tác dụng của cách diễn đạt tình cảm và phương thức viết thư.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị truyện: Những tấm cao cả.

2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

Bài học sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài:

 Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng chẳng phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ đem đến cho các em một bài học như thế.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 17856Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiết 2: Mẹ tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 
 Văn bản:	 MẸ TÔI
Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Ngày soạn: 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. KiÕn thøc:
Giúp học sinh:
- Hiểu biết và thấm thía tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
2. KÜ n¨ng:
- Giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp đối với cha mẹ.
- Thấy được tác dụng của cách diễn đạt tình cảm và phương thức viết thư.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị truyện: Những tấm cao cả.
2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. 
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
Bài học sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?
3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài:
	Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng chẳng phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ đem đến cho các em một bài học như thế.
	* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG:
- Theo em, cần đọc văn bản với giọng như thế nào?
- Gọi HS đọc.
- Quan sát phần cuối văn bản và chú thích *, nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Hỏi chú thích 1, 5, 7, 
(Tích hợp giải nghĩa từ với phần từ ghép).
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS quan sát trả lời câu hỏi.
- HS giải nghĩa các từ.
1. Đọc:
2. Chú thích:
- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a.
- Tác phẩm:
 Trích “Những tấm lòng cao cả”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
- Văn bản được viết theo thể loại nào?
- HS trả lời: VB nhật dụng
- Ai viết thư? Viết cho ai? Viết để làm gì?
- Tâm trạng của Enricô khi đọc thư?
- HS phát hiện 
HS nhận xét: 
1. Hoàn cảnh viết thư :
 Bố En-ri-cô viết cho con, phê phán nghiêm khắc khi En-ri-cô nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm mẹ em.
Em rất xúc động.
- Tìm những chi tiết biểu hiện thái độ của bố đối với Enricô?
- Qua những chi tiết đó em thấy thái độ của bố đối với Enricô là thái độ như thế nào?
 Vì sao ông có thái độ đó?
- Những chi tiết, hình ảnh nào nói về mẹ Enricô?
- Từ những chi tiết, hình ảnh đó, em thấy mẹ Enricô là người như thế nào?
- Tình cảm của mẹ Enricô cho em nhớ tới tình cảm của người mẹ trong văn bản nào đã học?
- HS phát hiện chi tiết.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS phát hiện.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Văn bản “Cổng trường mở ra”.
2. Nội dung bức thư :
a) Thái độ của bố trước lỗi lầm của con:
- Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tìm bố vậy.
- Bố ... không nén được cơn giận dữ.
- Thật đáng xấu hổ.
- Không bao giờ con được thốt ra.
- Con phải xin lỗi mẹ.
- Con hãy cầu xin mẹ... tiếc rằng bố không có con còn hơn con bội bạc với mẹ.
* Ông hết sức buồn bã, đau đớn và tức giận vì Enricô có lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ.
b. Tình cảm của mẹ Enricô.
- Mẹ thức suốt đêm ... mất con
- Người mẹ ... cứu sống con.
* Mẹ thương yêu con sâu nặng.
- Điều gì khiến Enricô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
- Đọc thư bố Enricô đã nhận ra điều gì?
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của bố Enricô?
- Em hãy suy nghĩ xem tại sao bố Enricô không nói trực tiếp mà phải viết thư?
(Cho HS thảo luận nhóm)
- Qua đó em hiểu gì về bố Enricô?
- Đọc xong bức thư của bố, Enricô sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
- Đây là bức thư người bố gửi cho con, tại sao lại lấy tên văn bản là “Mẹ tôi”?
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp. Viết thư là chỉ viết riêng cho người mắc lỗi, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, giữ được lòng tự trọng cho người mắc lỗi. Đây là cách ứng xử trong đời sống gia đình và xã hội.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS thảo luận.
- HS thảo luận.
- Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và Enricô.
- Những lời nói chân tình, sâu sắc xong thái độ kiên quyết, nghiêm khắc.
* Enricô nhận ra: Tình yêu thương kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Mất mẹ là nỗi bất hạnh lớn lao nhất trong đời người.
- Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao (điều đó có tác dụng với cảm xúc).
- Bố Enricô thương yêu con, mong và luôn giáo dục con trở thành người con hiếu thảo, trân trọng vợ.
Ông là người chồng, người cha tốt.
Hoạt động 3: Tổng kết
III. TỔNG KẾT:
- Em có nhận xét gì về lời lẽ trong thư?
- Hãy nêu nội dung chính của bức thư?
* Hãy đọc to phần ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ.
- Lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao.
- Tâm tư tình cảm buồn khổ và thái độ nghiêm khắc cua người cha trước lỗi lầm của con.
- Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
- Đã có lần nào em nói năng thiếu lễ độ với cha mẹ chưa? Nếu có thì văn bản này gợi cho em suy nghĩ gì?
HS thảo luận
IV. LUYỆN TẬP:
4. Hướng dẫn học tập:
Học thuộc ghi nhớ và bài thơ “Thư gửi mẹ”.
Viết 5 - 7 câu nêu cảm nghĩ khi đọc “Mẹ tôi” và “Cổng trường mở ra”.
Soạn: Từ ghép.
 _________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docMẹ tôi.doc