Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

1. MỤC TIÊU:

 a. Kiến thức: Giúp HS

 - Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

 b. Kĩ năng:

 - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.

 - Giáo dục kĩ năng sống : + Ra quyết định : Nhận ra và biết sửa các lỗi chính tả thường gặp.

 + Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách viết chính tả.( phương pháp : thực hành có hướng dẫn)

 c. Thái độ:

 Giáo dục ý thức tự giác học tập và tự sửa lỗi chính tả thường gặp.

 

doc 10 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4431Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /5/2013 Ngày giảng: 7D: /5/2013
 7E: /5/2013
 Tiết 137 : 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
1. MỤC TIÊU: 
 a. Kiến thức: Giúp HS
 - Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 
 b. Kĩ năng:
 - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
 - Giáo dục kĩ năng sống : + Ra quyết định : Nhận ra và biết sửa các lỗi chính tả thường gặp.
 + Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách viết chính tả.( phương pháp : thực hành có hướng dẫn)
 c. Thái độ: 
 Giáo dục ý thức tự giác học tập và tự sửa lỗi chính tả thường gặp.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 a. Giáo viên:
 Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 b. Học sinh: 
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 a. Kiểm tra bài cũ : Không
 b. Bài mới 
 *GTB: (1’): Trong nói và viết chúng ta vẫn thường mắc phải một số lỗi chính tả, để giúp các em nhận biết và sửa lỗi tiết này chúng ta cùng tìm hiểu.
 * Nội dung:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: Tiếp tục làm các dạng bài tập khắc phục những lỗi chính tả, do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương như HKI 
? Đối với các tỉnh Miền Bắc cần viết đúng các phụ âm nào dễ mắc lỗi ?
? Đối các tỉnh miền Trung, miền Nam cần viết đúng các tiếng nào ?
GV: Đọc đoan văn trong văn bản " Ca Huế trên sông Hương". Từ đoạn: " Đêm đã về khuyaà sâu thẳm"
? Nhớ viết một đoạn bài thơ hoặc văn xuôi có độ dài khoảng 100 chữ.
Gv : Gọi hs mang vở lên kiểm tra → sửa chữa.
GV: Cho HS đọc bài tập SGK
? Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống?
? Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên bảng những tiếng được in đậm?
? Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm , vần dễ mắc lỗi ?
? Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ?
 Nghe- Viết.
- Hs nghe gv đọc và chép.
- Nhớ-Viết
- Hs điền vào chỗ trống.
I.Nội dung luyện tập(10')
1.Đối với các tỉnh miền Bắc.
- Người nói tiếng miền Bắc dễ mắc chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ở những tiếng có phụ âm đầu : 
tr - ch, s - x, r – d - gi, 
l - n
2. Đối các tỉnh miền Trung, miền Nam.
- Người nói tiếng miền Trung, tiếng miền Nam dễ mắc lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương : 
- Ở những tiếng có phụ âm cuối : c - t, n – ng.
- Ở những tiếng có dấu thanh : dấu hỏi - dấu ngã.
Ở những tiếng có nguyên âm : i - iê, o – ô.
-Những tiếng có phụ âm đầu : v – d.
II. Một số hình thức luyện tập(30')
1. Viết các đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi. 
a. Nghe - viết một đoạn 
( bài ) thơ hoặc văn xuôi.
b. Nhớ - viết một đoạn 
( bài ) thơ hoặc văn xuôi.
2. Làm các bài tập chính tả.
a. Điền vào chỗ trống.
- chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành.
- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả, 
 c. Củng cố- luyện tập (2'): 
 ? Đối với các tỉnh Miền Bắc cần viết đúng các phụ âm nào dễ mắc lỗi ?
 HS - Người nói tiếng miền Bắc dễ mắc chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ở những tiếng có phụ âm đầu : 
tr - ch, s - x, r – d - gi, l - n
 d. Hướng dẫn học sinh học bài (1')
 - Tập viết các đoạn văn ( thơ ) dễ mắc lỗi chính tả.
Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương( tiếp theo)
4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Nội dung kiến thức : ...................................................................................................
 ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 - Phương pháp : .............................................................................................................
 .......................................................................................................................................
 - Thời gian : .................................................................................................................
Ngày soạn : /5/2013 Ngày giảng: 7D: /5/2013
 7E: /5/2013
 Tiết 138 : 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT(Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU: 
 a. Kiến thức: Tiếp tục cho hs tìm hiểu:
 - Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 
 b. Kĩ năng:
 - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
 - Giáo dục kĩ năng sống : + Ra quyết định : Nhận ra và biết sửa các lỗi chính tả thường gặp.
 + Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách viết chính tả.( phương pháp : thực hành có hướng dẫn)
 c. Thái độ: 
 Giáo dục ý thức tự giác học tập và tự sửa lỗi chính tả thường gặp.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 a. Giáo viên:
 Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 b. Học sinh: 
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
a. Kiểm tra bài cũ : Không
 b. Bài mới 
*GTB: (1’) Tiết trước các em đã được sửa một số lỗi chính tả dễ mắc phải, tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu
 * Nội dung :
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
? Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất?
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ?
? Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn :
+ Trái nghĩa với chân thật ?
+ Đồng nghĩa với từ biệt ?
+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ?
? Đặt câu với những tiếng dễ lẫn như: lên/ nên, vội/ dội.
GV: Nhận xét.
GV : Cho học sinh nghe và viết lại những câu sau:
- Giáo viên kiểm tra sác xuất 1 số học sinh xem viết đúng chính tả chưa.
GV: Đưa ra một số VD có phụ âm đầu dễ mắc lỗi
GV - Về mặt kết hợp trong âm tiết: s không đi với các vần bắt đầu bằng oa, oă, uê, oe.
Do đó ta có: xuề xoà, xoay xở, xun xoe...
- Về mặt láy âm: X và S đều láy điệp âm đầu n s lại không láy với X hoặc là điệp S hoặc là điệp X.
+ Sung sướng, sắc sảo, san sát, sang sảng, sáng sủa, sừng sững....
+ Xôn xao, xào xạc, xấp xỉ...
- S không láy âm với những chữ âm với chữ âm đầu khác, X láy âm với 1 số âm đầu khác.
GV: tr không thể đứng trước những chữ có vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê. Do đó gặp những vần này ta cứ viết với ch: choáng mắt, áo choàng, chích choè, loắt choắt...
- Những từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với tr:
Trịnh trọng, triệu phú, trụ sở, trạng nguyên, trượng phu, trị giá, trật tự, tương trợ, truyền thống, triều đại, trào lưu....
- tr và ch không láy âm cùng nhau.
+ Những từ điệp âm với “tr” rất hạn chế.
+ Một số từ điệp âm đầu với “ch” rất nhiều chập choạng, chấp chới, chăm chỉ, chắt chiu...
- Những đồ dùng trong nhà nông dân toàn là ch (tr các “trap”): chạn, chum, chén, chai, chiếu, chăn, chày, chảo, chão, chậu, chổi....
- Các công cụ ngữ pháp chỉ vị trí viết với tr (trên, trong, trước), chỉ phủ định viết với ch (chẳng, chăng, chưa, chớ) .....
GV: Về mặt kết hợp trong chữ R không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oe, uy ® gặp những vần này cứ viết là D. (ngoại lệ: dây cu – roa).
- Về mặt từ Hán Việt: không có từ HV nào đi với R...
- Về mặt láy âm, R không láy với gi và D ® có 3 kiểu từ láy âm, điệp âm tiện cho việc phân biệt.
+ Những từ láy điệp âm đầu với R chỉ sắc thái của ánh sáng: roi rói, rừng rực, rực rỡ...
+ Những từ láy điệp âm đầu với R chỉ sự rung động: rung rẩy, rung rinh, rón rén...
+ Những từ láy điệp âm đầu với R mô phỏng tiếng động: ra rả, rả rích, rầm rập, rì rào, rền rĩ, răng rắc, rúc rích .....
GV - L đứng trước âm đệm, n không đứng trước âm đệm. N không bao giờ đứng trước 1 vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy.... ® cái loa, cói loà, loá mắt, lí luận, luẩn quẩn, luyện tập, loắt choắt, lũ trẻ, luật lệ, lưu loát....
- L và N đối lập nhau. L láy âm rộng rãi nhất trong TV. N không láy âm với âm đầu nào khác mà chỉ điệp âm đầu. Không có hiện tượng l láy âm với N.
- Những chữ có 1 từ gần nghĩa với nó bắt đầu bằng D thì chữ đó viết với N chữ không viết với L:
+ Các từ chỉ trở đều viết với N: này, nọ, nào...
+ Những chữ chỉ sự ẩn nấp viết với N: nép, nấp, nương, náu, né...
- Hs tìm
- Hs nghe và viết.
2. ( 9' )
 b. Tìm từ theo yêu cầu.
 + Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo, trèo, treo,...
+ Lẻo khẻo, dũng mãnh, lẻo mép, mách lẻo, Bỗ bã, sợ hãi, gặp gỡ, giọng ầm ĩ, Xúi bẩy, bỏ ngỏ, quái gở, giở giọng, âm ỉ, lả tả...
+ Trái nghĩa với chân thật là - Giả dối.
+ Đồng nghĩa với từ biệt là từ giã.
+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài như từ Giã gạo
c. Đặt câu, phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn.
- Mẹ tôi lên nương trồng ngô.
 Con cái muốn nên người thì phải nghe lời cha mẹ.
- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay.
 - Nước mưa từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.
3. Viết những câu có chứa các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.(20')
- Trời nắng chang chang, chú Trung vẫn trực chiến trên một mỏm đá.
- Chiều chiều, trên trảng cát, lũ trẻ con làng Trình vẫn chơi trò đánh trận giả không biết chán.
- Chú Trà chăm chút những chậu hoa trà với một thái độ trân trọng hiếm thấy.
- Ánh sao cũng đủ soi sáng xuống dòng sông xôn xao xanh biếc.
- Nghe xong câu chuyên của Xuân, Anh thấy lòng xót xa liền sốt sắng giúp Xuân sửa soạn ra xe về quê.
- Xúng xính trong bộ quần áo mới sắm hồi sáng sớm, bé Xoan sốt ruột, cứ xa xôi giục mẹ đi xem xiếc.
- Sa vào đỏ đen cờ bạc, sớm muộn cũng khuynh gia bại sản, xơ xác thân tàn ma dại, xin sớm suy xét lợi hại xem sao?
- Liên thấy Liễu tô son loè loẹt liền nói trẻ con không nên làm thế. Liễu lườm Liên nói là cụ non lên lớp. Liên gặp Lan, Nam, Linh nói là Liễu nóng nảy quá. Lan, Nam, Linh cùng cười nói là Liên phải thông cảm vì Liễu lớn lên trong gia đình mà ngừơi lớn đều là nam nữ diễn viên nên có thể là Liễu chỉ bắt chước thì sao?
Lan, Nam, Linh còn nói, nếu Liễu nóng nảy thì Liên phải chủ động làm lành như thế mới là bạn bè cùng lớp. Liên nghe lời khuyên, liền đến nói lời xin lỗi Liễu.
4. Phân biệt các phụ âm đầu dễ mắc lỗi(13')
a.S/ X
- Về mặt kết hợp trong âm tiết: s không đi với các vần bắt đầu bằng oa, oă, uê, oe.
- Về mặt láy âm: X và S đều láy điệp âm đầu n s lại không láy với X hoặc là điệp S hoặc là điệp X.
- S không láy âm với những chữ âm với chữ âm đầu khác, X láy âm với 1 số âm đầu khác.
b.Cặp phụ âm đầu ch/ tr
- tr không thể đứng trước những chữ có vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê. 
- Những từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với tr, Vd: Trịnh trọng.
- tr và ch không láy âm cùng nhau.
c.Cặp phụ âm đầu r/ d/ gi
- chữ R không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oe, uy .
- Về mặt láy âm, R không láy với gi và D, Vd: rực rỡ.
d. Cặp phụ âm đầu l/n
- L đứng trước âm đệm, n không đứng trước âm đệm. N không bao giờ đứng trước 1 vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy....
- L láy âm rộng rãi nhất trong TV. N không láy âm với âm đầu nào khác mà chỉ điệp âm đầu. Không có hiện tượng l láy âm với N.
 c. Củng cố- luyện tập (2'):
GV Nhắc lại những lỗi chính tả thường mắc phải trong khi viết bài
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà .(1')
- Phân biệt được các phụ âm dễ mắc lỗi trong Tiếng Việt.
- Lập sổ tay chính tả. 
- Đọc lại các bài văn của mình, phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Xem lại đề kiểm tra học kì, tiết sau trả bài.
4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Nội dung kiến thức : ...................................................................................................
 ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 - Phương pháp : .............................................................................................................
 .......................................................................................................................................
 - Thời gian : .................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docChương trình địa phương (phần Tiếng Việt) (2).doc