Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Đức tính giản dị của Bác Hồ

A- Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Học sinh cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp cảu Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người trong công việc và ngôn ngữ nói, viết.

- Học sinh cũng hiểu được nghệ thuật nghị luận đặc sắc đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận, ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi nhiệt tình, rất cuốn hút.

2. Về kĩ năng:

Đọc và phân tích văn bản nghị luận chứng minh.

3. Về tích hợp:

Tích hợp với phần Tiếng Việt trong bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”; với phần Tập làm văn ở bài viết số 5.

B- Phương tiện dạy học:

- Chân dung thủ tướng Phạm Văn Đồng.

- Tư liệu văn thơ, tranh ảnh về chủ tích Hồ Chí Minh.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3698Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Đức tính giản dị của Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23 Tuần 24 Tiết 93
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Phạm Văn Đồng
Môn: Văn
Ngày soạn: 23 – 02 – 2008 
Người soạn: Nguyễn Thị Thu Hồng
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thanh Hương
Dạy tại lớp: 7A – THCS Lê Quý Đôn	Ngày dạy: 26 – 02 – 2008 
Mục tiêu cần đạt:
Về kiến thức:
Học sinh cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp cảu Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người trong công việc và ngôn ngữ nói, viết. 
Học sinh cũng hiểu được nghệ thuật nghị luận đặc sắc đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận, ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi nhiệt tình, rất cuốn hút.
Về kĩ năng:
Đọc và phân tích văn bản nghị luận chứng minh.
Về tích hợp:
Tích hợp với phần Tiếng Việt trong bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”; với phần Tập làm văn ở bài viết số 5.
Phương tiện dạy học:
Chân dung thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Tư liệu văn thơ, tranh ảnh về chủ tích Hồ Chí Minh.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định trật tự.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
(?) Em hãy chứngminh sự giàu đẹp của tiếng Việt qua văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả Đặng Thai Mai.
Đáp án: 
Tiếng Việt đẹp:
Cái đẹp trước hết thể hiện ở mặt ngữ âm (tác giả lấy nhận định của người nước ngoài để tăng thêm tính khách quan).
Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh)
Cú pháp: uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng.
Từ vựng giàu giá trị thơ, nhạc, họa.
Tiếng Việt hay:
Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
Trải qua các thời kì lịch sử, có sự phát triển về từ vựng, cách diễn đạt (ngữ pháp)
Tiếng Việt là một biểu hiện sức sống của dân tộc.
Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới:
Trong thời gian qua, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã sôi nổi phát động phong trào “Học tập và làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bởi Bác Hồ chính là tầm gương đẹp nhất, tiêu biểu nhất cho phẩm chất đạo đức cao đẹp. Bên cạnh những phẩm chất quen mình vì dân vì nước, tình yêu thương đồng bào, giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật.
Hoạt động 4: Giảng nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung.
Đọc – tìm hiểu chung:
(?) Dựa vào phần chú thích trong SGK, em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả?
 Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng nổi tiếng và là nhà văn hóa lớn. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, vào Đảng năm 1940 và giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Là vị thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955 - 1987 từng là thủ tướng chính phủ trên 30 năm. Ông có điều kiện sống và làm việc bên cạnh chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những học trò xuất sắc, là người cộng sự gần gũi với Bác.
GV cho học sinh xem chân dung thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Đọc sách, trả lời, bổ sung và ghi vở.
Tác giả:
Phạm Văn Đồng (1 – 3 – 1906, 29 – 4 – 2000), quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.
Là nhà văn hóa lớn.
Làm thủ tướng chính phủ từ năm 1955 - 1987.
(?) Bài viết này ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đọc sách và trả lời, ghi vở.
Tác phẩm:
Nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trích từ bài diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”. 
 Bài văn là những lời lẽ về gương sáng của một con người cao quý, được viết bởi tinh thần hiểu biết và tôn vinh của tác giả. Do đó, cần có giọng đọc chân thành và trong sáng khi đọc văn bản này.
 GVyêu cầu:
HS1 đọc từ đầu đến thanh bạch, tuyệt đẹp.
HS2: từ Con người của Bác đến Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng,Lợi!.
GV đọc từ Nhưng chớ hiểu lầm  ngày nay.
HS3: từ Giản dị trong đời sống đến hết.
HS đọc.
HS đọc.
HS nghe.
HS đọc.
(!) Hướng dẫn học sinh giải thích từ khó.
Học sinh tự giải thích
Giải thích từ khó
Nhất quán: là sự thống nhất không khác biệt từ trước đến sau.
Giản dị: đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.
(?) Theo em, văn bản này thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
 Văn bản thuộc phương thức biểu đạt nghị luận (bàn luận về 1 vấn đề).
Trả lời, ghi bài
Phương thức biểu đạt.
Nghị luận
(?) Theo em văn bản trên nên chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Trả lời, ghi bài
Bố cục: (2 phần)
Phần 1: nêu vấn đề (từ đầu đến “thanh bạch, tuyệt đẹp”): Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Phần 2: giải quyết vấn đề (còn lại): chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.
(?) Em thấy văn bản này có gì đặc biệt về mặt bố cục?
 Văn bản là một đoạn trích nên không có đủ bố cục 3 phần như thông thường. Bởi vậy, tìm hiểu văn bản này ta sẽ đi sâu vào hệ thống các luận điểm, luận cứ và cách lập luận của bài.
Suy nghĩ và trả lời
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản:
Đọc – hiểu văn bản:
Nêu vấn đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
(?) Vấn đề tác giả nêu ra ở đây là gì? 
(?) Đối tượng nghị luận? 
(?) Câu văn nào trong bài cho em biết điều đó? 
 Qua câu đầu, tác giả muốn định hướng cho người đọc vào vấn đề cần triển khai. Phạm Văn Đồng nêu một cấn đề chủ yếu mang ý nghĩa toàn bài. Sự thống nhất giữa những điều giản dị và vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả đặt mối quan hệ đối lập giữa sự nghiệp cứu nước vĩ đại và con người giản dị của Bác. Chính điều đó làm nổi bật phong cách đáng quý của Bác: Sự giản dị.
Suy nghĩ và trả lời, ghi vở
Suy nghĩ và trả lời, ghi vở
Đọc sách và trả lời.
Lắng nghe
Vấn đề: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
Đối tượng: nét đẹp về phẩm chất của Bác Hồ.
“Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”.
 Nếu phần đầu văn bản là sự khẳng định phẩm chất giản dị của Bác thì các đoạn tiếp theo nhằm chứng minh cho đức tính đáng quý ấy của Bác.
Nghe và ghi đề mục
Giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác.
(?)Dựa vào SGK, em hãy cho biết, để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở mấy phương diện?
Đọc sách và trả lời (chứng minh qua bữa ăn, cách ở, lối sống, việc làm, quan hệ với mọi người, cách nói và viết)
(?) Ngay câu mở đầu, tác giả đã xác định phạm vị cần chứng minh đó là: sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống. Em hãy tìm những chi tiết chứng minh cho sự giản dị của Bác trong bữa ăn?
GV cho HS xem ảnh và đọc cho học sinh nghe đoạn thơ:
“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ
Tránh nói to và đi rất nhẹ trong vườn.”
(Việt Phương) 
Đọc sách và trả lời, ghi vở.
Quan sát tranh và lắng nge.
Giản dị trong bữa ăn:
Chỉ có vài ba món rất giản đơn.
Lúc ăn không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch.
Thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
(?) Không chỉ giản dị trong bữa ăn, Hồ Chí Minh còn giản dị trong cách ở, lối sống, việc làm và quan hệ với mọi người. Hãy tìm trong văn bản những chi tiết nào chứng minh cho sự giản dị trong cách ở và lối sống của bác? (GV cho xem tranh và đọc thơ)
“Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mác, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn”
 (Tố Hữu)
 “Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Mầu quê hương bền bỉ đậm đà”
 (Tố Hữu)
“Anh dắt em về cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa
Có rào râm bụt nở hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre”
 (Tố Hữu)
 “Người ngồi đó với cây chì đỏ
Vạch đường đi, từng bước, từng giờ”
 (Tố Hữu)
“Bác vẫn đi kia  giữa cánh đồng
Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông
Ghé từng hợp tác, qua thôm xóm
Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong
Bác vẫn đi kia  những sớm trưa
Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ
Hỏi anh hỏi chị công nhân ấy
Vàng ngọc thi đua được mấy giờ”
 (Tố Hữu)
(?) Không chỉ giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết. Những dẫn chứng nào đã được tác giả đưa ra để chứng mình cho điều đó?
 Sự giản dị trong con người Bác không phải là sự cố gắng giả tạo mà hết sức tự nhiên. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong bài viết và lời nói. Đó là sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng cao đẹp.
Đọc sách và trả lời, ghi vở.
Quan sát tranh và lắng nge.
Đọc sách và trả lời, ghi vở.
Giản dị trong cách ở, lối sống, làm việc và quan hệ với mọi người.
Cách ở: căn nhà chỉ có vài ba phòng, đầy ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.
Lối sống: hòa hợp với thiên nhiên căn nhà luôn luôn lộng gió, phảng phát hương thơm của hoa vườn.
Việc làm, quan hệ với mọi người: Bác tự mình làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ.Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.
+ Việc lớn: việc cứu nước, cứu dân.
+ Việc nhỏ: trồng cây trong vườn, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể, đặt tên cho người phục vụ
Người sống sôi nổi, phung phú.
Giản dị trong cách nói – viết.
Đặt tên cho người giúp việc và phục vụ.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”.
 (?) Qua trên em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả?
Để làm nổi bật đức tính giản dị trong con người Bác, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục bạn đọc vừa nêu lên những nhận xét sâu sắc, thầm đượm tình cảm chân thành, kính trọng.
Suy nghĩ, trả lời và ghi vở.
Nghệ thuật lập luận:
Hệ thống dẫn chứng tiêu biểu, gần gũi, cụ thể.
 Lý lẽ sắc bén thuyết phục người đọc
(?) Tác giả chêm xen những câu văn giải thích – bình luận bằng lí lẽ mở rộng, những câu cảm ngoài những câu dẫn chứng. Hãy chỉ ra những câu văn bình, nhận xét, đánh giá đó?
Học sinh phát hiện và trả lời.
Kết hợp với các câu văn bình, nhận xét, đánh giá: 
“Rất lạ lùng, rất diệu kì là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.
“Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.”
“Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. 
“Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”
“Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng”.
(?) Em có nhận xét gì về vị trí các câu bình, nhận xét, đánh giá đó?
(Đ/a: thường được đưa ra ngay sau lý lẽ và dẫn chứng).
Suy nghĩ và trả lời.
(?) Các câu bình luận, đánh giá này có tác dụng gì?
Đề cao, khẳng định lối sống giản dị của bác. Đó là giá trị của đức tính giản dị. “Đó là đời sống thực sự văn minh”
Thể hiện tình cảm, trình độ hiểu biết của tác giả với HCM.
Suy nghĩ và trả lời.
(?) Để thuyết phục người đọc, tác giả đã dùng phương pháp lập luận nhân quả (trong câu “Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân) và suy luận tương đồng (Đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất)
Lắng nghe và ghi vở
Phương pháp lập luận: nhân quả, tương đồng, phản đề.
 Ngoài ra tác giả còn dùng thêm phép phản đề, lật lại vấn đề để giải thích. Với sự kết hợp của nhiều phương pháp lập luận giúp tác giả soi sáng vấn đề ở nhiều góc độ làm cho bài viết tăng tính thuyết phục và hấp dẫn hơn.
 Cách sống của Bác là cách sống không chú ý về vật chất mà coi trọng tinh thần. Khi đời sống vật chất ngày càng tiến lên thì người ta bắt đầu chú trọng về tinh thần. Bác Hồ từ những năm 60 của thế kỉ trước đã hướng tới cuộc sống văn minh như thế. Bác đã sống một cuộc sống văn minh từ trước.
HĐ3: Tổng kết
Tổng kết:
(?) Văn bản nghị luận mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về BH?
Nội dung:
Đức tính giản dị mà sâu sắc trong lối sống, lối nói và việt là một vẻ đẹp cao quý trong con người HCM.
(?)Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả?
Nghệ thuật:
Để tạo văn bản nghị luận, cần kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận.
Cách chọn dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu.
HĐ4: Luyện tập:
Làm phiếu bài tập.
Đáp án: 1B, 2C, 3D, 4D, 5B
HĐ5: Dặn dò:
Học thuộc bài
BTVN: Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, em hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng đức tính giản dị là một trong những phẩm chất cao quý của Bác Hồ. 
Soạn bài tiếp theo
Học sinh làm bài tập
Luyện tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docĐức tính giản dị của Bác Hồ (2).doc