Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ôn tập phần Tiếng Việt

- Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong xã hội như: âm vị, tiếng, cụm từ cố định

- Có quy tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên đều phải tuân thủ như: tổ chức câu, sắp xếp trật tự từ, dùng dấu câu.

- Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội. - Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành các lời nói cụ thể.

- Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp.

- Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ôn tập phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2009
Ngữ văn: tiết 118:
Soạn văn: Ôn tập phần tiếng việt
I- Ôn tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: 
Câu 1: 
Ngôn ngữ chung
Lời nói cá nhân
- Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong xã hội như: âm vị, tiếng, cụm từ cố định
- Có quy tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên đều phải tuân thủ như: tổ chức câu, sắp xếp trật tự từ, dùng dấu câu.
- Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội.
- Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành các lời nói cụ thể.
- Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp.
- Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân.
Câu 2: 
a. Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân như:
	- Các từ trong bài thơ đều thuộc ngôn ngữ chung.
	- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa
	- Các quy tắc kết hợp từ ngữ.
	- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật lược chủ ngữ, các câu cảm thán.
b. Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:
	- Sự lựa chọn từ ngữ
	- Sắp đặt trật tự từ ngữ: lặn lội thân cò chứ không dùng theo trật tự thông thường.
ðMối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là:
	+ Ngôn ngữ chung bao gồm toàn bộ ngữ liệu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể. Nó là cơ sở cho mỗi cá nhân vận dụng để tạo thành những lời nói cụ thể trong giao tiếp hàng ngày.
	+ Lời nói cá nhân là sự vận dụng ngôn ngữ chung của xã hội vào từng tình huống giao tiếp cụ thể để đạt được mục đích giao tiếp. Lời nói cá nhân thường tồn tại dưới hai dạng là nói (phát ra âm thanh) và viết (dưới dạng văn bản).
Giọng nói cá nhân: Thể hiện sự khác nhau vè cao độ, trường âm, âm sắc, ngữ điệukhi nói.
Vốn từ ngữ cá nhân: Thể hiện năng lực, trình độ của mỗi người khi vận dụng vốn từ vựng chung của cộng đồng dân tộc vào hoạt động giao tiếp.
Khả năng sáng tạo khi vận dụng vốn từ ngữ chung quen thuộc: Khi viết về cái chết, chúng ta có thể gặp nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là mối quan hệ hai chiều vì:
+ Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh lời nói cá nhân.
+ Lời nói cá nhân là kết quả vận dụng giữa ngôn ngữ chung, nhưng luôn phải có mặt ngôn ngữ chung, đồng thời cũng làm góp phần làm đa dạng và phong phú ngôn ngữ chung.
II- Ôn tập về ngữ cảnh:
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cở sở cho việc sự dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa lời nói.
- Ngữ cảnh là yếu tố giúp cho câu trở nên cụ thể khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp (gồm nhưng ai), nội dung giao tiếp (nói về vấn đề gì), thời gian không gian giao tiếp.
- Gồm có những nhân tố sau:
a. Nhân vật giao tiếp:
	+ Gồm các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói, người nghe.
	+ Nếu chỉ có một người nói và một người nghe thì ta có song thoại.
	+ Nếu có nhiều người tham gia và luân phiên đổi vai nói – nghe thì đó là hội thoại.
	+ Mỗi người đều có một vai nhất định.
b. Bối cảnh:
c: Văn cảnh: bao gồm tất cả những yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc đi sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó.
	- Vai trò của ngữ cảnh:
a. Đối với quá trình sản sinh văn bản, Ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh ra cácphát ngôn giao tiếp, nó chi phối tất cả nội dung và hình thức của phát ngôn.
b. Đối với quá trình lĩnh hội, nhờ ngữ cảnh mà khi lĩnh hội, người nghe có thể dễ dàng giải mã các phát ngôn để hiểu được các thông tin miêu tả và thông tin bộc lộ.
III- Ôn tập các thành phần nghĩa của câu.
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
- ứng với việc mà câu đề cập.
- Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, sự tồn tại, quan hệ
- Do thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần phụ khác của câu biểu hiện.
- Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc.
- Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.
- Có thể biểu hiện nhờ các từ ngữ tình thái.
IV- Ôn tập đặc điểm loại hình tiếng việt.
Đặc điểm loại hình của tiếng việt
ví dụ minh hoạ
1. Đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng. Mỗi tiếng về ngữ âm là một âm tiết, còn về mặt sử dụng thì có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
- Về mặt ngữ âm, tiếng là đơn vị phát âm

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn tập phần Tiếng Việt.doc