Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Sống chết mặc bay - Nguyễn Thị Ngọc Huệ

A: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Qua bài học học sinh có được:

* Kiến thức: Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn " Sống chết mặc bay"

* Kĩ năng: Đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.

* Thái độ: Có thái độ phê phán những tầng lớp quan lại phong kiến xưa, và xót thương những người dân nghèo khổ phải chịu cảnh lũ lụt xưa

B: CHUẨN BỊ:

1:Thầy: Tích hợp TV: Dùng cụm củ – vị để mở rộng câu

 TLV: Các tiết học về văn nghị luận văn nghị luận

 2: Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 11 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3239Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Sống chết mặc bay - Nguyễn Thị Ngọc Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Ngày soạn: 6 / 3 / 09
Ngày dạy: 18 / 3 / 09
Tiết 105 :
sống chết mặc bay
( Phạm Duy Tốn) 
A: Mục tiêu cần đạt:	
Qua bài học học sinh có được:
* Kiến thức: Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn " Sống chết mặc bay"
* Kĩ năng: Đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
* Thái độ: Có thái độ phê phán những tầng lớp quan lại phong kiến xưa, và xót thương những người dân nghèo khổ phải chịu cảnh lũ lụt xưa
B: Chuẩn bị:	
1:Thầy: Tích hợp TV: Dùng cụm củ – vị để mở rộng câu
 TLV: Các tiết học về văn nghị luận văn nghị luận 
	2: Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định tổ chức. 
* Kiểm tra:
? Trình bày những luận điểm chính của Hoài Thanh khi ông bàn luận về " ý nghĩa văn chương". Theo em những luận điểm đó đã bao quát đầy đủ, toàn diện các ý nghĩa của văn chương chưa? Vì sao?
? Em hiểu như thế nào về luận điểm " Văn chương sẽ là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống". Cho mỗi ý một ví dụ?
*Tổ chức dạy học bài mới.
- Giới thiệu bài mới:.........
- Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đọc phần chú thích *
? Trình bày những hiểu biết của em của em về tác giả Phạm Duy Tốn ?
? Văn bản " Sống chết mặc bay" có vị trí như thế nào trong văn nghiệp của Phạm Duy Tốn cũng như trong nền văn học hiện đại Việt Nam
- GV: Cần phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện dân gian và truyện trung đại mà các em đã được học. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam hình thành chủ yếu từ đầu thế kỉ XX, viết bằng văn xuôi hiện đại; thiên về kể chuyện thật
- GV hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt các giọng đọc: Giọng kể – tả của tác giả, giọng quan phụ mẫu luôn hách dịch, hống hachs, nạt nộ, giọng sợ sệt, khúm núm của thầy đề, dân phu.... )
 - GV đọc mẫu
- GV gọi HS đọc
- GVNX
- Đọc chú thích 2, 3, 4, 6, 9 SGK/ 79 - 81
? Em hãy kể tóm tắt văn bản này?
? Chuyện kể về sự kiện gì? Nhân vật chính của sự kiện đó là ai?
? Văn bản này có thể chia ra làm mấy phần? Xác định giới hạn và nội dung của từng phần?
? Trong tác phẩm trọng tâm miêu tả nằm ở đoạn nào?
? Tìm những chi tiết gợi tả không gian, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện
? Những chi tiết này gợi tả một cảnh tượng như thế nào?
? Tên sông được nói cụ thể ( Nhị Hà) nhưng tên làng tên phủ được gọi là X, điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?
? Em có nhận xét gì về cách mở đầu chuyện?
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh dân phu hộ đê?
? Trong đoạn văn miêu tả cảnh dân phu hộ đê tác giả đã sử dụng nhiều từ loại gì?
? Việc sử dụng nhiều từ láy tượng hình có tác dụng miêu tả cảnh hộ đê như thế nào?
? Trong khi đó thì thiên nhiên được tác giả miêu tả như thế nào?
? Qua những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên em nhận thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
? Nhận xét về sự tương quan lực lượng giữa sức người và sức nước?
? Từ tương quan lực lượng này sẽ dẫn tới hậu quả gì?
- GV giảng + bình
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả, tác phẩm
 HS đọc 
 HS trình bày ( SGK/ )
2. Đọc – Tìm hiểu chú thích
* Đọc
 HS nghe 
 HS đọc
* Tìm hiểu chú thích
 HS đọc	
 HS tóm tắt văn bản
3. Tìm hiểu chung về văn bản
 HSTL 
 - Sự việc: Vỡ đê
- Nhân vật chính: Quan phụ mẫu
 HSTL
- Bố cục: 3 phần
+ Đoạn 1: Từ đầu .... " khúc đê này hỏng mất": Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân
+ Đoạn 2: Tiếp ..... " Điếu mày": Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê.
+ Đoạn 3: Còn lại: Cảnh đê vỡ nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu
=> Đoạn 2
 II. Phân tích
1.Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân
 HS tìm chi tiết
- Thời gian: Gần 1 giờ đêm
- Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to
- Địa điểm: Khúc đê làng X thuộc phủ X; hai, ba đoạn đã thẩm lậu
=> Cảnh đêm tối, mưa to, nguy cơ đê vỡ
 HSTL 
Dụng ý: Câu chuyện này không chỉ xảy ra ở 1 nơi mà phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta
=> Tạo tình huống có vấn đề để từ đó liên tiếp các sự việc sảy ra.
 HS liệt kê chi tiết
- Dân phu: hàng trăm nghìn con người....hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc..... bì bõm dưới bùn.....người nào người ấy lướt thướt như chuột lột
- Tiếng trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ.... ai ai cũng mệt lử cả rồi
 NT: Nhiều từ láy tượng hình 
=> Cảnh nhốn nháo, căng thẳng
 HS liệt kê chi tiết
- Trời vẫn mưa tầm tã trút xuống
- Dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên
=> NT: Tăng cấp -> Sức nước ngày càng mạnh
 HSTL 
- Sức nước ngày một mạnh, sức người ngày một giảm => đê vỡ
KL: Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe dọa cuộc sống của người dân
 	* Củng cố: 	
	? Kể tóm tắt văn bản " Sống chết mặc bay"?
	* Hướng dẫn về nhà: 
	- Học bài
	- Soạn bài theo các câu hỏi SGK/ 81, 82
	- Chuẩn bị bài mới: Sống chết mặc bay ( tiếp)	
Tuần: 28
Ngày soạn: 6 / 3 / 09
Ngày dạy: 21 / 3 / 09
Tiết 106 :
sống chết mặc bay ( Tiếp theo)
( Phạm Duy Tốn) 
A: Mục tiêu cần đạt:	
Qua bài học học sinh có được:
* Kiến thức: Tiếp tục hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn " Sống chết mặc bay"
* Kĩ năng: Phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
* Thái độ: Có thái độ phê phán những tầng lớp quan lại phong kiến xưa, và xót thương những người dân nghèo khổ phải chịu cảnh lũ lụt xưa
B: Chuẩn bị:	
1:Thầy: Tích hợp TV: Dùng cụm củ – vị để mở rộng câu
 TLV: Các tiết học về văn nghị luận văn nghị luận 
	2: Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* ổn định tổ chức. 
* Kiểm tra:
? Tóm tắt văn bản " Sống chết mặc bay"
*Tổ chức dạy học bài mới.
- Giới thiệu bài mới:.........
- Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Trong khi dân phu đang đang ra sức giữ đê thì quan phủ và nha lại đang ở đâu?
? Đình được tác giả miêu tả với những đặc điểm gì?
? Trong cảnh đó nổi bật là hình ảnh trung tâm nào?
- GV thời phong kiến cũng như thời Pháp thuộc có quan niệm coi quan như cha mẹ của dân. Vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem " quan cha mẹ" của dân đi hộ đê như thế nào.
? Tìm những chi tiết miêu tả dáng ngồi của quan phụ mẫu?
? Qua những chi tiết em có nhận xét gì về dáng ngồi của quan phụ mẫu?
? Khi đi hộ đê quan phụ mẫu đã mang theo những đồ vật gì?
? Em có nhận xét gì về các loại đồ vật mà quan phụ mẫu mang đi để hộ đê?
? Trong đọan văn này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- GV giảng: Cuộc sống quý phái của ngài rất cách biệt với cuộc sống của đám con dân mà ngài chăn dắt
? Quan đã nói như thế nào với lính và thầy đề?
? Nhận xét về cách nói năng của quan phụ mẫu?
? Không khí quang cảnh trong đình được miêu tả như thế nào? 
? Qua lời nói và không khí trong đình đã phản ánh điều gì về quan phụ mẫu?
- GV giảng: Cái uy thế của quan mới lớn lao làm sao. Bao nhiêu con người trong đình phải phụ thuộc hoàn toàn vào quan, phải làm mọi việc theo ý của quan, đến to tiếng cũng không dám, nói với quan thì phải luôn thưa, bẩm..... Cái uy thế này mà đem ra chỉ đạo việc hộ đê thì quý làm sao?
? Tìm những chi tiết miêu tả không khí ngoài đê lúc này?
? Trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- GV: Việc tác giả đặt song song 2 cảnh tượng trong đình và ngoài đê để chúng ta dễ dàng nhận ra sự cách biệt trong cuộc sống giữa những người dân nghèo và bọn quan lại. Người dân nghèo vất vả, khổ cực bao vẫn hoàn nghèo, còn bọn quan lại chỉ biết ăn trên ngồi trốc và hưởng thụ sung sướng vẫn hoàn sung sướng. Đây có lẽ là sự bất công lớn nhất trong xã hội xưa.
? Qua tất cả những chi tiết kể trên cho chúng ta hình dung đây là một ông quan như thế nào?
- GV chốt: Đó không phải chỉ là hình ảnh một viên quan phụ mẫu nói riêng mà đó là hình ảnh chung của tất cả bọn quan lại, những kẻ cho mình cái quyền làm cha mẹ dân trong xã hội phong kiến thối nát trước kia.
? Trước sự việc ngoài đê dân phu dường như vô vọng để giữ đê, và trong đình quan và nha lại đang chơi tổ tôm tác giả đã bộc lộ thái độ của mình qua những đoạn văn nào?
? Trong đoạn văn này tác giả sử dụng những hình thức ngôn ngữ nào? 
- GV gợi ý ( đây là những lời nói của ai? dùng nhiều kiểu câu gì? chú ý các dấu chấm than)
? Các câu văn này tập trung nói về vấn đề gì?
? Em nhận thấy thái độ nào của tác giả qua những câu hỏi, câu cảm thán trong đoạn văn trên?
GV: Bằng những câu cảm thán, câu hỏi tập trung trong 1 đoạn văn để nói về sự ham mê tổ tôm của quan phụ mẫu, sự nịnh nọt bợ đỡ của bọn nha lại chúng ta cảm nhận được thái độ phê phán của tác giả đối với bọn quan lại
? Khi quan và nha lại đang chơi bài thì nghe thấy điều gì từ ngoài đê vọng lại?
? Âm thanh này báo hiệu điều gì?
? Khi nghe thấy âm thanh này quan và bọn nha lại đang ở trong đình có thái độ gì?
? Cảnh thiên nhiên và những người dân phu được gợi tả qua chi tiết nào?
? Qua những chi tiết này chứng tỏ điều gì?
- GV liên hệ: Các em theo dõi trên ti vi chúng ta phần nào đã hình dung được cảnh tượng lũ lụt, những dòng nước chảy xiết cuốn trôi mọi vật chúng gặp trên đường, những cây to cũng bị nước cuốn trôi vậy thì những con người bé nhỏ, những cây cối, đồ vật cánh đồng.... làm sao có thể chống trọi được với sức nước hung dữ đó.
- GV dẫn dắt: Đê đã vỡ, mọi thứ đã bị cuốn trôi, người dân tìm đến quan phụ mẫu hòng mong chờ một giải pháp.
? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh và lời nói của người dân khi vào báo tin cho quan?
? Qua những chi tiết này cho thấy người dân quê đang có thái độ gì?
? Quan đã có những hành động và lời nói như thế nào trước sự báo tin của người dân quê?
? Trong đoạn văn này tác giả sử dụng hình thức ngôn ngữ nào là chủ yếu?
? Qua những lời nói của quan phụ mẫu cho thấy quan phụ mẫu có thái độ như thế nào về việc vỡ đê và về ván bài quan đang chơi dở?
? Ngoài ngôn ngữ đối thoại, trong đoạn văn này tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- GV bình: Khi quan cười nói sung sướng đến tột bậc vì ù một ván bài to cũng là lúc người dân mất tất cả đau khổ cùng cực. Sự tương phản, đối lập thật là gay gắt, mâu thuẫn không thể dung hòa.
? Qua đó cho thấy quan phụ mẫu là người như thế nào?
- GV: Khi đọc đến đây các em đã hiểu được dụng ý của tác giả khi đặt nhan đề văn bản là " Sống chết mặc bay". Đúng như câu nhân dân ta thường nói: Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi.
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh đê vỡ?
- GV treo tranh minh họa -> Qua bức tranh này giúp các em hình dung cụ thể hơn cảnh tượng khi đê vỡ
? Trước cảnh tượng đó tác giả đã bộc lộ tình cảm qua câu văn nào?
? Trong đoạn văn cuối này tác giả đã sử dụng những hình thức ngôn ngữ nào? Tác dụng?
? Trong văn bản này tác giả đã sử dụng chủ yếu những biện pháp nghệ thuật gì?
Chỉ rõ cách dùng các biện pháp đó trên văn bản?
? Tác dụng của việc sử dụng 2 biện pháp nghệ thuật này?
- GV: Tương phản để làm nổi bật ý tưởng, tăng cấp là để nhấn mạnh khắc sâu bản chất tính cách của nhân vật. Kết hợp 2 biện pháp NT không chỉ là phép cộng mà chính là phép nhân khi hai biện pháp NT này đã hài hòa, cộng hưởng với nhau để tạo nên một hiệu quả nghệ thuật tổng hợp với sức mạnh được nhân lên nhiều lần
? Vậy qua văn bản này em hiểu thế nào là phép tăng cấp, phép tương phản ( đối lập)?
- GV kết luận toàn bài
? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài?
? Qua văn bản này tác giả đã bộc lộ thái độ tình cảm như thế nào?
- GV nhận xét -> ghi nhớ 
 II. Phân tích ( Tiếp)
2. Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê
 HSTL
- Địa điểm: Trong đình... cao, vững chãi
- Quan phụ mẫu
- Dáng ngồi: Uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi....... chực hầu điếu đóm
=> Dáng ngồi: oai vệ đường bệ
 HS liệt kê chi tiết
- Đồ vật: bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, tráp đồi mồi...trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía....ống thuốc bạc..đồng hồ vàng....dao chuôi ngà....ống vôi chạm... ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông...
=> Đồ vật sang trọng nhưng không phục vụ gì cho việc hộ đê
- NT: Liệt kê => Cuộc sống rất quý phái
- Lời nói: "Điếu mày"; "ừ"
=> Hách dịch
 HS liệt kê chi tiết
- Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm, ( Trừ quan phụ mẫu ra không ai dám to tiếng) nhàn nhã, đường bệ nguy nga
=> Phản ánh uy thế của quan
 HS liệt kê chi tiết
- Ngoài kia, mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, vất vả, lấm láp, tắm gió gội mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê
NT: So sánh, đối lập => làm nổi bật 2 cảnh tượng trong đình và ngoài đê
KL: Một ông quan thích hưởng lạc, hách dịch, có uy quyền
 HS liệt kê chi tiết
" ấy đó, quan phụ mẫu cùng với nha lại......... ấy là hạnh phúc"
NT: Ngôn ngữ người dẫn chuyện + ngôn ngữ biểu cảm
=> Quan là người rất ham mê tổ tôm
- Thái độ phê phán
 HSTL
" Bỗng nghe ngoài xa tiếng kêu vang trời dậy đất"
=> Đê vỡ
 HS liệt kê chi tiết
Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình đang chờ hạ
Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ
Ngài cau mặt gắt rằng:
- Mặc kệ
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
- Có ăn không thì bốc chứ!
- Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao sợ hãi
 HS liệt kê chi tiết
- Tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn.... tiếng gà, tiếng chó kêu vang tứ phía
- Tiếng ào ào như thác chảy xiết
=> Đê vỡ, nước đã tràn vào cuốn trôi tất cả
 HS liệt kê chi tiết
- Một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả xông vào thở không ra lời:
Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi!
=> Thái độ: Sợ hãi
 HS liệt kê chi tiết
- Quan lớn đỏ mắt tía tai, quay ra quát rằng: " Đê vỡ rồi..... thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày...
Đuổi cổ nó ra
Ngài quay mặt lại hỏi thầy đề:
- Thầy bốc quân gì thế
- Thì bốc đi chứ
Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
- Đây rồi!... Thế chứ lại!
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
- ù! Thông tôm, chi chi nảy!.... Điếu mày
NT: Ngôn ngữ đối thoại
=> Thái độ: thơ ơ , đổ trách nhiệm cho dân về việc đê vỡ
Vui sướng cực độ khi ù ván bài to
 HSTL
NT: Đối lập
=> Tình cảnh khốn khổ của những người dân, nỗi lo âu của mọi người xung quanh >< thái độ vô trách nhiệm lên đến đỉnh điểm của quan
Quan phụ mẫu tàn nhẫn, vô lương tâm
3. Cảnh đê vỡ 
 HS liệt kê chi tiết
" Nước tràn lênh láng....... ngập hết"
" Kẻ sống không chỗ ở ........... chiếc bóng bơ vơ"
- Ngôn ngữ miêu tả + biểu cảm
=> Vừa gợi tả cảnh tượng lũ lụt do đê vỡ vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả
 HSTL
- NT: Tương phản, tăng cấp
=> Tác dụng
+ Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà đứng đầu là tên quan phủ " lòng lang dạ thú"
 HSTL ( SGK/ 81, 82)
III. Tổng kết
 HSTL
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng người dân với cuộc sống của bọn quan lại đứng đầu là tên quan phủ " lòng lang dạ thú"
- Giá trị NT: Vận dụng kết hợp thành công 2 phép NT tương phản và tăng cấp. Có trình độ sử dụng ngôn ngữ khá sinh động. Câu văn nhìn chung sáng gọn sinh động
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến
 * Ghi nhớ SGK/ 37
* Củng cố:	
	? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài?
	? Qua văn bản này em hiểu thêm điều gì về xã hội phong kiến xưa?
	* Hướng dẫn về nhà: 
	- Học bài
	- Làm bài tập phần luyện tấp ( SGK/ 83)
	- Chuẩn bị bài mới: Cách làm bài văn lập luận giải thích
Cảnh thiên nhiên
Cảnh dân phu hộ đê
Cảnh quan và nha lại
- Trời vẫn mưa tầm tã trút xuống
- Dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên
- Mưa gió ầm ầm
Tiếng ào ào như thác chảy xiết
- Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết
- Dân phu: hàng trăm nghìn con người....hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc..... bì bõm dưới bùn.....người nào người ấy lướt thướt như chuột lột
- Tiếng trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ.... ai ai cũng mệt lử cả rồi - Tiếng kêu vang trời dậy đất 
- dân phu rối rít
- Tiếng kêu vang trời dậy đất 
- Tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn.... tiếng gà, tiếng chó kêu vang tứ phía
- Một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả xông vào thở không ra lời:
Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi!
- Địa điểm: Trong đình... cao, vững chãi
- Chân dung: Uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái tự gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi....... chực hầu điếu đóm
- Đồ vật: bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, tráp đồi mồi...trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía....ống thuốc bạc..đồng hồ vàng....dao chuôi ngà....ống vôi chạm... ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông...
- Lời nói: "Điếu mày"; "ừ" Có người khẽ nói:
Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình đang chờ hạ
Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ
Ngài cau mặt gắt rằng:
- Mặc kệ
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
- Có ăn không thì bốc chứ!
- Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao sợ hãi
- Quan lớn đỏ mắt tía tai, quay ra quát rằng: " Đê vỡ rồi..... thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày...
Đuổi cổ nó ra
Ngài quay mặt lại hỏi thầy đề:
- Thầy bốc quân gì thế
- Thì bốc đi chứ
Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
- Đây rồi!... Thế chứ lại!
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
- ù! Thông tôm, chi chi nảy!.... Điếu mày

Tài liệu đính kèm:

  • docSống chết mặc bay - Nguyễn Thị Ngọc Huệ.doc