Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức: :

 - HS nắm được công dụng của trạng ngữ.

 - HS biết cách tách trạng ngữ thành câu riêng.

 1.2.Kĩ năng:

 - HS phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu.

 - HS tách trạng ngữ thành câur riêng.

 1.3.Thái độ:

 - GDKNS:Giúp hs biết lựa chọn cách mở rộng câu theo mục đích giao tiếp.Và biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu.

 2.NỘI DUNG HỌC TẬP :

 -Công dụng của trạng ngữ.

 -Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 12453Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:24-TIẾT PPCT: 89 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (tt)
ND: 28/01/2013
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: :
 - HS nắm được công dụng của trạng ngữ.
 - HS biết cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
 1.2.Kĩ năng:
 - HS phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu.
 - HS tách trạng ngữ thành câur riêng.
 1.3.Thái độ:
 - GDKNS:Giúp hs biết lựa chọn cách mở rộng câu theo mục đích giao tiếp.Và biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu.
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP :
 -Công dụng của trạng ngữ.
 -Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1.GV: Bài tập bổ trợ.
 3.2.HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2Kiểm tra miệng: 
Câu 1:Về ý nghĩa trạng ngữ được thêm vào câu nhằm mục đích gì(Nhằm xác định thời gian ,nơi chốn ,nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu)Về hình thức trạngï ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu?(Có thể đúng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu)(10 đ)
Câu 2:trình bày đoạn văn có trạng ngữ? (10 đ)
 4.3 Tiến trình bài học :
 GV giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu công dụng của trạng ngữ (10’)
 - Mục tiêu: HS nắm được một số công dụng của trạng ngữ 
 -GV yêu cầu HS đọc các vd trong sgk và tìm trạng ngữ trong mỗi câu.
? Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu .Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây ta không nên hoặc không thể bỏ trạng ngữ?
? Công dụng của trạng ngữ trong câu a?
* GV tổng kết cho HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu việc tách trạng ngữ thành câu riêng (10’)
 - Mục tiêu: HS nắm được cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
-GV sử dụng bảng phụ
? Câu in đậm dưới đây có gì đặc biệt?
-GV hướng dẫn HS qua các câu hỏi
? Hãy chỉ ra trạng ngữ của câu đứng trước nó?
? Hãy so sánh trạng ngữ trên đây với những câu đứng sau để thấy sự giống nhau và khác nhau?
? Tách trạng ngữ như thế nhằm mục đích gì?
-GDKNS:Khi viết văn các em phải biết tách trạng ngữ thành câu riêng đúng với ngữ cảnh thì sẽ tạo được hiệu quả cao trong giao tiếp
 *GV tổng kết HS đọc phần ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập (10’)
 - Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về một số công dụng của trạng ngữ.
 -GV hướng dẫn HS làm BT1
 HS suy nghĩ trả lời cá nhân
 -Đọc bài tập 2. Xác định yêu cầu bài tập 2
(?)Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các câu dưới đây?
* BÀI TẬP BỔ TRỢ:
 Tìm trạng ngữ và xác định công dụng của chúng trong các vd sau:
 a. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng khác nhau.
 b. Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi.
 c. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Nam phải nghỉ học giữa chừng.
 d. Với vẻ mặt hốt hoảng, nó lấm lét bước vào lớp.
 e. Để chào mừng ngày 20/11, lớp em đã có nhiều bạn đạt hoa điểm mười.
I.CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ
 Vd/sgk 
a.Thường thường , vào khoảng đó, trên giàn hoa lí, chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong
 b.Về mùa đông
 *Lí do không nên lược bỏ trạng ngữ: Trạng ngữ làm cho câu văn thêm rõ ràng ,giúp cho người đọc hiểu rõ sự việc xảy ra vào lúc nào
 * Kết luận:
 -Trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết làm cho câu miêu tả đầy đủ hơn ,thực tế khách quan hơn
 *GHI NHỚ1 :SGK/46
II.TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG 
 Vd /sgk.
 “Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”
 -Trạng ngữ của câu đứng trước: “Để tự hào với tiếng nói của mình”
 *So sánh hai trạng ngữ: 
 - Giống nhau: Cả hai đều có quan hệ với chủ ngữ và vị ngữ của câu
 - Khác nhau:
 +Trạng ngữ “Để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”ù được tách thành câu riêng
 àNhằm nhấn mạnh ý
* GHI NHỚ 2: SGK/47
II.LUYỆN TẬP
 BT 1:Công dụng của trạng ngữ trong đoạn trích
 a.Trạng ngữ chỉ nơi chốn, cách thức
 b.Trạng ngữ chỉ thời gian
 BT 2:Những trường hợp trạng ngữ được tách thành câu riêng
 a.Năm 72:Nhằm nhấn mạnh về thời gian
 b.Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên chữ đờn li biệt: Thể hiện tình huống dạt dào cảm xúc
Gợi ý:
 a. TN chỉ thời gian
b. TN chỉ nơi chốn
 c. TN chỉ nguyên nhân
 d. TN chỉ cách thức
e. TN chỉ mục đích
4.4. Tổng kết:
Câu 1:Nêu công dụng của trạng ngữ?
-xác định hoàn cảnh, điều kiện, nối kết các câu các đoạn, nhấn mạnh ý, chuyển ý
Câu 2:Tách trạng ngữ thành câu riêng cần chú ý điều gì?
-Ngữ cảnh, mục đích
*Cho hs vẽ bản đồ tư duy củng cố nội dung bài học.
4.5. Hướng dẫn học tập:
 -Đối với bài học ở tiết học này:
 +Học ghi nhớ 
 +Nắm vững nội dung bài học
 +Làm bài tập 3 sgk/48.
 -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt.
 +Xem lại các ghi nhớ các bài Tiếng Việt đã học.
 +Oân kĩ các dạng bài tập đã thực hành.	
5. PHỤ LỤC: 
 ---- - --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docThêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô.doc